Máy giặt ngày nay gần như là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam, vật dụng này giúp cho việc giặt giũ quần áo trở nên đơn giản hơn rất nhiều, trong thời gian đó chị em phụ nữ có thể tận dụng thời gian để làm các công việc khác, chăm lo cho gia đình, chồng con, hay giành thời gian để chăm sóc cho bản thân mình.
- Cách nhận biết lỗi máy giặt Samsung và cách khắc phục
- Có nên mua máy giặt tích hợp chức năng sấy khô?
- Khử mùi hôi khó chịu trong máy giặt không hề khó
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có một vấn đề mà khiến rất nhiều chị em băn khoăn đấy là khi áo quần dính bùn đất, cát bụi... rất bẩn có nên bỏ vào máy giặt luôn, hay phải xả bớt bẩn trước rồi mới giặt máy? Để giải đáp cho vấn đề này, mời chị em cùng tham khảo bài viết sau đây của Quản trị mạng.
1. Nguyên lý hoạt động của máy giặt thế nào?
Máy giặt là một chiếc máy được thiết kế và hoạt động theo một chu trình cố định có sẵn là cho nước vào, ngâm, giặt, xả và vắt. Hiện nay có nhiều dòng máy giặt hiện đại được tích hợp thêm cả tính năng sấy khô.
Về bản chất, máy giặt được thiết kế dựa trên việc mô phỏng động tác xoay đảo quần áo liên tục trong hỗn hợp chất tẩy. Lúc này, bề mặt quần áo được ma sát với nhau, giả lập thành động tác chà quần áo khi giặt tay, giúp các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải. Tuân thủ nguyên lý này, dòng máy giặt lồng đứng được nhà sản xuất thiết kế một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt, có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn thiết kế lồng giặt nằm ngang giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn.
2. Vậy quần áo rất bẩn có nên bỏ vào máy giặt?
Với một lượng bụi bẩn ít chất bẩn trên quần áo thì việc nó ở lại và gây hư hại cho máy giặt là rất ít. Tuy nhiên, với máy giặt thông thường hiện nay đa số chúng không có khả năng cảm biến được độ bẩn của nước để tự động giặt cho tới khi quần áo sạch thực sự mà chỉ hoạt động theo một chu trình cố định.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu quần áo của bạn quá bẩn thì máy giặt sẽ không thể làm sạch trong một lần. Lúc này, bạn sẽ mất thời gian để giặt lại một lần nữa để đảm bảo quần áo được làm sạch hoàn toàn.
Nếu công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với chất bẩn thì bạn có thể giặt tay trước khi cho vào máy. Nhưng nếu bạn cần thời dành gian để nghỉ ngơi và không muốn giặt tay thì bạn cũng có thể cho quần áo bẩn vào giặt bằng máy và giặt lại lần nữa để quần áo đảm bảo sạch.
Tuy nhiên, khi giặt đồ trong máy giặt bạn nên phân loại quần áo bẩn cũng như quần áo sáng màu, áo sơ mi, đồ đi học để tránh bị bẩn và phai màu lên đồ.
3. Cách xử lý các loại vết bẩn trước khi cho vào máy giặt
Thông thường chất bẩn gồm 3 loại cơ bản sau:
- Bùn đất, bụi bẩn: Với loại chất bẩn này, nếu bám trên quần áo ít thì bạn có thể cho vào máy giặt ngay. Còn nếu vết bẩn bám quá nhiều và đã khô cứng tốt nhất bạn nên xử lý qua bằng nước và bàn chải chuyên dụng để giảm bớt số bùn đất bám lại.
- Vữa xi măng, cát sỏi: Nếu công việc của bạn là ở những công trường đầy xi măng và hồ thì chắc chắn quần áo bạn khó mà tránh khỏi những vết bẩn đó. Để xử lý những vết bẩn này, bạn nên treo quần áo lên cho khô rồi giũ mạnh để vữa và cát sỏi rơi ra trước khi cho vào máy giặt.
- Chất bẩn cứng đầu như café, dầu mỡ…: Với các vết bẩn này không dễ gì bạn có thể làm sạch ngay. Để xử ly triệt để buộc bạn cần sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc thuốc tẩy để làm sạch trước khi cho vào máy giặt.
Trên đây là một số mẹo nhỏ cho bạn khi sử dụng máy giặt. Ngoài ra, khi chọn mua máy giặt bạn có thể lựa chọn máy giặt cửa trước bởi nó có khả năng đánh bay vết bẩn nhanh hơn máy giặt cửa trên.
Hy vọng những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa chia sẻ hữu ích, giúp cuộc sống thanh thơi hơn.
Xem thêm: