Đây là cách Internet đi khắp thế giới

Để vận chuyển lượng lớn dữ liệu Internet toàn cầu, Apple và Google đang đầu tư vào rất nhiều dự án cáp biển trên khắp thế giới. Hai gã khổng lồ công nghệ này đang kéo hàng nghìn km cáp, trải dài giữa các lục địa.

Hiện tại, Google đang đầu tư vào 19 dự án cáp biển trên khắp thế giới. Trong khi, đó Facebook cũng đang tham gia vào 5 dự án cáp biển và đang vận hành 2 tuyến cáp riêng. Ảnh: Google Cloud.
Hiện tại, Google đang đầu tư vào 19 dự án cáp biển trên khắp thế giới. Trong khi, đó Facebook cũng đang tham gia vào 5 dự án cáp biển và đang vận hành 2 tuyến cáp riêng. Ảnh: Google Cloud.
Việc đầu tiên cần phải làm khi bắt đầu dự án là lập kế hoạch về tuyến đường mà các công ty muốn kéo cáp qua. Họ sẽ phải tiến hành một cuộc khảo sát địa vật lý và độ sâu dọc theo tuyến đường dự kiến để đưa ra kế hoạch chi tiết đến từng mét. Công đoạn này có thể mất một năm. Ảnh: Alcaltel networks.
Việc đầu tiên cần phải làm khi bắt đầu dự án là lập kế hoạch về tuyến đường mà các công ty muốn kéo cáp qua. Họ sẽ phải tiến hành một cuộc khảo sát địa vật lý và độ sâu dọc theo tuyến đường dự kiến để đưa ra kế hoạch chi tiết đến từng mét. Công đoạn này có thể mất một năm. Ảnh: Alcaltel networks.
Mỗi sợi cáp Internet đều được bọc trong một vỏ đồng để dẫn điện, sau đó là một lớp vỏ bọc bằng nhựa và thép giúp chúng chống thấm nước và chịu được biến động về dòng chảy, động đất, sự tác động từ các tàu đánh cá và các điều kiện bất lợi khác trong đại dương. Ảnh: Alcaltel networks.
Mỗi sợi cáp Internet đều được bọc trong một vỏ đồng để dẫn điện, sau đó là một lớp vỏ bọc bằng nhựa và thép giúp chúng chống thấm nước và chịu được biến động về dòng chảy, động đất, sự tác động từ các tàu đánh cá và các điều kiện bất lợi khác trong đại dương. Ảnh: Alcaltel networks.
Đối với cáp 2Africa - cáp quang biển bao quanh Châu Phi, Facebook dùng lớp bọc bằng nhôm thay vì đồng để giảm chi phí sản xuất. Đường cáp này dài khoảng 37.000 km - ngắn hơn một chút so với chu vi của Trái đất. Trong hình là một sợi cáp ngầm khi chưa được bọc thêm lớp vỏ. Ảnh: Alcaltel networks
Đối với cáp 2Africa - cáp quang biển bao quanh Châu Phi, Facebook dùng lớp bọc bằng nhôm thay vì đồng để giảm chi phí sản xuất. Đường cáp này dài khoảng 37.000 km - ngắn hơn một chút so với chu vi của Trái đất. Trong hình là một sợi cáp ngầm khi chưa được bọc thêm lớp vỏ. Ảnh: Alcaltel networks
Khi hoàn thành tuyến đường dự kiến và sản xuất xong cáp, tàu lắp đặt chuyên dụng sẽ chở chúng đi lắp dưới đáy biển. Mỗi tàu kéo cáp của Facebook cần tới 30-50 thuỷ thủ. Ảnh: Alcaltel networks
Khi hoàn thành tuyến đường dự kiến và sản xuất xong cáp, tàu lắp đặt chuyên dụng sẽ chở chúng đi lắp dưới đáy biển. Mỗi tàu kéo cáp của Facebook cần tới 30-50 thuỷ thủ. Ảnh: Alcaltel networks
Tại các vùng nước sâu, một cỗ máy đào dưới nước sẽ làm nhiệm vụ tạo các rãnh dọc theo đáy biển để chôn dây cáp. Sau đó, chuyển động tự nhiên của sóng sẽ giúp cát bao phủ lại sợi cáp. Cỗ máy này có kích thước khổng lồ, tương đương chiều cao một tòa nhà hai tầng và trông không quá khác so với chiếc máy cày của người nông dân dùng trên cánh đồng. Chúng chỉ hoạt động được ở độ sâu khoảng 1.000 - 1.500 mét. Ảnh: Alcaltel neworks.
Tại các vùng nước sâu, một cỗ máy đào dưới nước sẽ làm nhiệm vụ tạo các rãnh dọc theo đáy biển để chôn dây cáp. Sau đó, chuyển động tự nhiên của sóng sẽ giúp cát bao phủ lại sợi cáp. Cỗ máy này có kích thước khổng lồ, tương đương chiều cao một tòa nhà hai tầng và trông không quá khác so với chiếc máy cày của người nông dân dùng trên cánh đồng. Chúng chỉ hoạt động được ở độ sâu khoảng 1.000 - 1.500 mét. Ảnh: Alcaltel neworks.
Ở vùng biển sâu, cáp sẽ được an toàn hơn so với khu vực nước cạn vì ít có hoạt động khai thác thủy sản. Một thiết bị gọi là bộ khuếch đại sẽ được lắp đặt thêm trên những tuyến đường cáp dài với khoảng cách 100m/một thiết bị. Thiết bị này giúp tốc độ đường truyền được đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Ảnh: Google Cloud.
Ở vùng biển sâu, cáp sẽ được an toàn hơn so với khu vực nước cạn vì ít có hoạt động khai thác thủy sản. Một thiết bị gọi là bộ khuếch đại sẽ được lắp đặt thêm trên những tuyến đường cáp dài với khoảng cách 100m/một thiết bị. Thiết bị này giúp tốc độ đường truyền được đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Ảnh: Google Cloud.
Khi vào đến gần đất liền, dây cáp sẽ được kéo vào bờ bằng một dây phao với sự định hướng của thợ lặn và sự hỗ trợ của thuyền nhỏ hơn. Khi cáp được kéo lên bãi biển, nó sẽ được nối với cáp trên cạn tại một rãnh làm sẵn. Ảnh: Alcaltel neworks.
Khi vào đến gần đất liền, dây cáp sẽ được kéo vào bờ bằng một dây phao với sự định hướng của thợ lặn và sự hỗ trợ của thuyền nhỏ hơn. Khi cáp được kéo lên bãi biển, nó sẽ được nối với cáp trên cạn tại một rãnh làm sẵn. Ảnh: Alcaltel neworks.
Cáp Grace Hoppe kết nối Hoa Kỳ, Anh và Tây Ban Nha đang được hạ với sự giúp đỡ của một chiếc máy cẩu. Tuyến cáp này khi đi vào hoạt động cơ thể thiết lập để truyền 340 terabyte dữ liệu mỗi giây. Điều này có nghĩa là khoảng 17,5 triệu người có thể phát trực tuyến 4K video cùng lúc. Ảnh: Google Cloud.
Cáp Grace Hoppe kết nối Hoa Kỳ, Anh và Tây Ban Nha đang được hạ với sự giúp đỡ của một chiếc máy cẩu. Tuyến cáp này khi đi vào hoạt động cơ thể thiết lập để truyền 340 terabyte dữ liệu mỗi giây. Điều này có nghĩa là khoảng 17,5 triệu người có thể phát trực tuyến 4K video cùng lúc. Ảnh: Google Cloud.
Thứ Hai, 20/09/2021 09:35
3,310 👨 14.265
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ