Tròn mắt với những loài cá mập 'lập dị' nhất hành tinh

Nhắc tới cá mập, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những sinh vật có kích thước to lớn, bộ hàm khủng khiếp và đôi mắt trợn tròn như muốn ăn tươi nuốt sống thứ trước mặt. Tuy nhiên, trên thực tế trong đại dương có rất nhiều loại cá mập khác nhau, trong số đó có nhiều loại có hình dạng độc đáo đến kỳ dị. Dưới đây là những loài cá mập 'lập dị' nhất hành tinh khiến người xem giật mình.

Cá mập yêu tinh. Đây là loài cá mập duy nhất có màu hồng. Ngoài ra, chúng cũng có hình dáng vô cùng kỳ dị với một cái mũi khoằm giống mỏ chim và phần sừng dài trên đầu.
Cá mập yêu tinh. Đây là loài cá mập duy nhất có màu hồng. Ngoài ra, chúng cũng có hình dáng vô cùng kỳ dị với một cái mũi khoằm giống mỏ chim và phần sừng dài trên đầu.
Cá mập ma. Loài cá mập kỳ lạ này có hình dáng kỳ dị và rất khó nắm bắt nên được gọi là “cá mập ma”. Cơ quan giống như chiếc gậy trên đỉnh đầu của con đực được sử dụng để định vị con cái trong khi giao cấu.
Cá mập ma. Loài cá mập kỳ lạ này có hình dáng kỳ dị và rất khó nắm bắt nên được gọi là “cá mập ma”. Cơ quan giống như chiếc gậy trên đỉnh đầu của con đực được sử dụng để định vị con cái trong khi giao cấu.
Cá mập Helicoprion. Những con cá mập này không có hàng trên, chỉ có hàm răng lưỡi cưa bên dưới.
Cá mập Helicoprion. Những con cá mập này không có hàng trên, chỉ có hàm răng lưỡi cưa bên dưới.
Cá mập sừng: Loài cá mập này thường sống trong các khe đá ở vùng nước sâu dưới 12 mét. Chúng thích yên tích, khả năng bơi lội vụng về. Thức ăn của cá mập sừng là động vật thân mềm và da gai như nhím biển, nên đôi khi chúng còn dùng vây để bò dọc theo tảng đá để săn mồi. Trên lưng của cá mập sừng có những chiếc gai sắc nhọn giúp bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi.
Cá mập sừng: Loài cá mập này thường sống trong các khe đá ở vùng nước sâu dưới 12 mét. Chúng thích yên tích, khả năng bơi lội vụng về. Thức ăn của cá mập sừng là động vật thân mềm và da gai như nhím biển, nên đôi khi chúng còn dùng vây để bò dọc theo tảng đá để săn mồi. Trên lưng của cá mập sừng có những chiếc gai sắc nhọn giúp bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi.
 Cá mập lồng đèn “ninja”: Loài cá mập này có kích thước nhỏ, chỉ dài khoảng 0,5 m, có làn da đen bóng mượt và sự phát quang sinh học nhẹ. Chúng sinh sống ở ngoài khơi Trung Mỹ.
Cá mập lồng đèn “ninja”: Loài cá mập này có kích thước nhỏ, chỉ dài khoảng 0,5 m, có làn da đen bóng mượt và sự phát quang sinh học nhẹ. Chúng sinh sống ở ngoài khơi Trung Mỹ.
Cá mập mặt lợn: Sở hữu chiếc mõm dẹt giống lợn và khi được kéo ra khỏi mắt nước phát ra tiếng gầm gừ như lợn nên loài cá mập này được đặt tên là “cá mập mặt lợn” hoặc “cá lợn”.
Cá mập mặt lợn: Sở hữu chiếc mõm dẹt giống lợn và khi được kéo ra khỏi mắt nước phát ra tiếng gầm gừ như lợn nên loài cá mập này được đặt tên là “cá mập mặt lợn” hoặc “cá lợn”.
Cá mập một mắt: Con cá mập có hình dáng kỳ lạ này không chỉ có một mắt mà còn mắc những dị tật khác như bạch tạng, không có lỗ mũi, xương sống biến dạng và có một chiếc bướu ở mũi. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học, các dị tật này không liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường.
Cá mập một mắt: Con cá mập có hình dáng kỳ lạ này không chỉ có một mắt mà còn mắc những dị tật khác như bạch tạng, không có lỗ mũi, xương sống biến dạng và có một chiếc bướu ở mũi. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học, các dị tật này không liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường.
Cá mập “phình to”. Loài cá mập này phình to gấp đôi kích thước bình thường của mình bằng cách hút một lượng nước biển khổng lồ. Bằng cách đó, chúng có thể đe dọa những kẻ săn mồi hoặc phình to để kẻ thù không thể kéo chúng ra khỏi những khe đá.
Cá mập “phình to”. Loài cá mập này phình to gấp đôi kích thước bình thường của mình bằng cách hút một lượng nước biển khổng lồ. Bằng cách đó, chúng có thể đe dọa những kẻ săn mồi hoặc phình to để kẻ thù không thể kéo chúng ra khỏi những khe đá.
Cá mập Phoebodus: Cá mập Phoebodus có cơ thể dài giống lươn, mõm dài và có hàm răng ba khía.
Cá mập Phoebodus: Cá mập Phoebodus có cơ thể dài giống lươn, mõm dài và có hàm răng ba khía.
Cá mập đèn lồng: Loài cá mập này còn được gọi là “cá mập ngoài hành tinh” vì sở hữu ngoại hình kỳ dị với bộ hàm tam giác vô cùng kỳ lạ. Cá mập đèn lồng có thể phát sáng nhờ các cơ quan phát quang sinh học nằm bên dưới.
Cá mập đèn lồng: Loài cá mập này còn được gọi là “cá mập ngoài hành tinh” vì sở hữu ngoại hình kỳ dị với bộ hàm tam giác vô cùng kỳ lạ. Cá mập đèn lồng có thể phát sáng nhờ các cơ quan phát quang sinh học nằm bên dưới.
Cá mập voi: Loài cá mập kỳ lạ này có phần mõm giống vòi voi, đóng vai trò như một cần ăng ten, giúp chúng tìm thấy chuyển động của những con mồi.
Cá mập voi: Loài cá mập kỳ lạ này có phần mõm giống vòi voi, đóng vai trò như một cần ăng ten, giúp chúng tìm thấy chuyển động của những con mồi.
Thứ Hai, 12/09/2022 11:51
4,25 👨 3.185
0 Bình luận
Sắp xếp theo