Cúng Tất niên là một nghi thức quan trọng vào dịp cuối năm với ý nghĩa tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới. Các gia đình thường chọn giờ tốt, ngày tốt để cúng tất niên. Vậy, ngày tốt cúng tất niên tạm biệt năm 2023, chào đón năm Quý Thìn 2024 là ngày nào?
Mục lục bài viết
Tất niên là gì?
Tất niên (hay còn gọi là tiệc tất niên, lễ tất niên...) là một nghi thức quan trọng để kết thúc một năm mới và chuẩn bị bước sang năm mới. Theo nghĩa Hán Việt, từ "tất" có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; còn "niên" có nghĩa là năm.
Bên cạnh cúng ông Táo, cúng giao thừa thì cúng tất niên là một phong tục cổ truyền của người Việt mỗi khi kết thúc một năm để cúng gia tiên, ông bà tổ tiên những người đã khuất. Sau khi nghi lễ cúng tất niên kết thúc, tất các các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm ngày cuối năm. Các gia đình thường chọn ngày đẹp, ngày tốt để cúng tất niên.
Ngày tốt cúng tất niên năm 2024
Ngày tất niên là ngày 30 tháng Chạp (nếu đó là năm đủ) hoặc là ngày 29 tháng Chạp (nếu đó là năm thiếu).
Tuy nhiên có một số gia đình tổ chức cúng Tất niên sớm hơn để phù hợp với hoàn cảnh, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp, miễn là ngày đẹp.
Dưới đây là danh sách ngày đẹp cúng Tất niên 2024 các bạn có thể tham khảo:
Ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch)
Ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão.
Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp:
- Ất Sửu (1 giờ - 3 giờ): Ngọc Đường
- Mậu Thìn (7 giờ -9 giờ): Tư Mệnh
- Canh Ngọ (11 giờ - 13 giờ): Thanh Long
- Tân Mùi (13 giờ -15 giờ): Minh Đường
- Giáp Tuất (19 giờ -21 giờ): Kim Quỹ
- Ất Hợi (21 giờ - 23 giờ): Bảo Quang
Ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch
Ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão.
Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp:
- Canh Tý (23 giờ -1 giờ): Thanh Long
- Tân Sửu (1 giờ - 3 giờ): Minh Đường
- Giáp Thìn (7 giờ - 9 giờ): Kim Quỹ
- Ất Tị (9 giờ - 11 giờ): Bảo Quang
- Đinh Mùi (13 giờ - 15 giờ): Ngọc Đường
- Canh Tuất (19 giờ - 21 giờ): Tư Mệnh
Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch)
Ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão.
Giờ đẹp ngày 30 tháng Chạp:
- Nhâm Tý (23 giờ -1 giờ): Tư Mệnh
- Giáp Dần (3 giờ - 5 giờ): Thanh Long
- Ất Mão (5 giờ - 7 giờ): Minh Đường
- Mậu Ngọ (11 giờ - 13 giờ): Kim Quỹ
- Kỷ Mùi (13 giờ -15 giờ): Bảo Quang
- Tân Dậu (17 giờ - 19 giờ): Ngọc Đường
Mâm cúng Tất niên
- Mâm cúng tất niên thường có những lễ vật sau:
- Hương, Hoa
- Hoa quả
- Vàng mã
- Đèn nến
- Trầu, cau
- Rượu trắng
- Trà/chè
- Bánh chưng
- Một mâm cỗ mặn gồm thịt gà, xôi, giò, chả, nem… (tùy theo điều kiện mỗi gia đình).
Trước khi cúng tất niên, các gia đình phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Sau khi bày mâm cúng, gia chủ sẽ đọc bài cúng tất niên cuối năm. Chi tiết mời các bạn tham khảo trong bài "Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm Tất niên".
- Bài cúng Tất Niên ngày 30 Tết cuối năm
- Bài cúng Tất niên cơ quan, công ty, cửa hàng
- Cúng tất niên xong có hóa vàng không?
Chờ khi hương tàn, các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy, đoàn tụ bên mâm cỗ sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Mong rằng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn trong dịp tết Quý Mão 2023 tới đây. Để tìm hiểu thêm các phong tục truyền thống, cách sắm sửa tết, cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết... mời các bạn truy cập vào mục "Tết 2023" của Quantrimang.com.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!