Muốn thành công, hãy học 17 kỹ năng dưới đây khi bước sang tuổi 20

Độ tuổi 20 là quãng thời gian khiến con người ta cảm thấy vô cùng "rối rắm". Có thể chúng ta không phải tới trường để học nữa, nhưng vẫn cần học rất nhiều điều trước khi trở thành "người trưởng thành thực thụ". Điều đó có nghĩa là hiện giờ bạn phải tự đi trên đôi chân của mình. Mặc dù lúc này bản thân đã phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi trước pháp luật cũng như xã hội, nhưng lại chưa đủ chín chắn và trải nghiệm để biết chắc chắn cái gì đúng và cái gì sai.

Hiểu được sự mất phương hướng của các bạn trẻ trong thập kỷ khó khăn này, chúng tôi xin đưa ra một số câu hỏi được đăng tải trên Quora về những kỹ năng hữu ích, cách dành thời gian sau khi bước sang tuổi 20 và nhấn mạnh về những kiến thức hữu ích nhất trong cuộc sống. Để có được cuộc sống tươi sáng ở năm 30 tuổi, ngay từ bây giờ, bạn hãy chú tâm rèn luyện 17 kỹ năng cần học từ tuổi 20 dưới đây nhé.

1. Học cách trở thành người trung thực

Học cách trở thành người trung thực

Khi trễ hẹn, mọi người thường có khuynh hướng đổ lỗi cho những điều kiện ngoại cảnh như bị kẹt xe hoặc chuyến tàu bị hoãn. Cho dù đó có là sự thật đi chăng nữa, thì bạn cũng không nên dùng nó để biện minh cho lỗi lầm của mình.

Bên cạnh đó, người dùng Quora có tên Michael Hoffman bình luận: "Chỉ nên nói xin lỗi không cần phải đưa ra chi tiết lý do. Bởi việc thú nhận "tôi đã lên kế hoạch không tốt" có giá trị gấp 100 lần so với việc đánh liều sự trung thực của bản thân đổ trách nhiệm cho giao thông". Lỗi bạn mắc phải là đã không lường trước được những sự cố có thể xảy ra trên đường đi.

2. Làm sao để nhận những lời chỉ trích

Làm sao để nhận những lời chỉ trích

Ở độ tuổi 20, rất ít người biết cách đón nhận những lời chỉ trích sao cho hợp lý. Thế nên, bạn buộc phải tự rèn luyện bản thân. Chắc chắn sẽ chẳng có ai muốn bị nói rằng họ sai hoặc thậm chí có thể làm một số điều gì đó hiệu quả hơn chẳng hạn. Theo người dùng Abhinav Gupta viết: "Thật dễ dàng để giận dữ với người đưa ra lời chỉ trích hoặc lờ tịt chúng đi. Thế nhưng, để thành công trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời chê bai và luôn phải phản ứng tích cực lại. Đừng bao giờ tỏ vẻ khó chịu với những người cho bạn thấy lỗi lầm của mình".

Khi ai đó chỉ trích bạn, hãy cố dằn sự tức giận lại và lắng nghe. Nếu những gì họ nói là đúng, hãy cố gắng sửa chữa. Còn nếu chưa đúng, có thể thanh minh (nếu cần thiết) hoặc mỉm cười cảm ơn, rồi thôi.

3. Cách bắt đầu một cuộc trò chuyện hấp dẫn

Cách bắt đầu một cuộc trò chuyện hấp dẫn

"Bắt đầu thực hiện một cuộc hội thoại dường như là kỹ năng bị nhiều người coi nhẹ nhất", Deepak Mehta, người tự nhận mình khá dễ xấu hổ và luôn gặp khó khăn khi giao tiếp, chia sẻ.

Tuy nhiên, kinh nghiệm đã dạy anh rằng, nếu dám chủ động bắt chuyện với người bên cạnh rồi kết thúc buổi trò chuyện một cách tốt đẹp; bạn sẽ có một tình bạn, mối quan hệ trong công việc mới hoặc một cách nhìn mới ở những đề tài cũ. Mà muốn có một cuộc đối thoại thú vị, bạn cần có vài thủ thuật như nói về những đề tài mở và kết thúc bằng câu hỏi.

4. Làm thế nào để yêu cầu thứ bạn muốn

Làm thế nào để yêu cầu thứ bạn muốn

"Đưa ra yêu cầu là cách dễ dàng nhất và cũng là kỹ năng người ta hay dùng để thăng tiến trong sự nghiệp", một người dùng giấu tên cho hay. Tuy nhiên, nếu bạn không cam đảm yêu cầu được tăng lương, thăng chức hoặc thực hiện thương vụ lớn hơn; sẽ có rất ít khả năng nhận được điều đó.

Nếu cảm thấy khó khăn khi đòi hỏi từ công ty một điều gì đó, hãy luyện tập ở những hoàn cảnh khác ngoài công việc. Ví dụ như ở gia đình, bạn bè, xã hội... hay khi đi chợ, hãy tới cửa hàng rau củ trả giá thử xem.

"Thường thì tình huống đó sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Vì cứ nghĩ trong lòng, việc làm của bạn sẽ khiến người khác mất lòng", một người dùng nêu cảm giác. Tuy nhiên, muốn có được công việc tốt sau này, bạn phải vượt qua những cảm giác sợ hãi và khó chịu đó vì bạn xứng đáng.

5. Cách giữ lời hứa

Cách giữ lời hứa

Bạn đã hứa với đứa bạn thân là sẽ có mặt trong bữa tiệc sinh nhật của nó hoặc cam kết với sếp sẽ hoàn thành công việc đúng thời gian thì dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, bạn cũng phải cố thực hiện chúng.

Phương pháp: Hãy lường trước tất cả những biến cố có thể xảy ra để chừa thời gian cho chúng. "Một khi thất hứa, mọi người sẽ không tin bạn nữa. Theo thời gian sẽ rất khó để bạn lấy lại niềm tin của mọi người", người dùng Hoffman tường thuật.

6. Làm thế nào để truyền đạt thông tin một cách tốt nhất

Làm như thế nào để truyền đạt thông tin một cách tốt nhất

Rất ít người sinh ra đã có tài ăn nói, phần nhiều là do sự luyện tập bền bỉ. Thế nên, để tránh rơi vào hoàn cảnh như thế lúc đi làm: có ý tưởng tuyệt vời nhưng không biết phải trình bày sao cho thuyết phục thì ngay từ bây giờ, hãy luyện tập tài ăn nói của mình.

"Hãy nghĩ đến cách thách thức bản thân và tinh chỉnh cách viết một email hay cư xử trong cuộc họp," người dùng ẩn danh cho biết.

Đây là một ví dụ: "Tại buổi họp team tiếp theo, hãy cất sự rụt rè sang một bên, hãy dũng cảm đứng lên nói ra chính kiến hoặc ý tưởng sáng tạo của bản thân. Thay vì đếm đến 5 mà vẫn cảm thấy ý kiến của mình đáng giá thì hãy nói ra. Mặt khác, nếu bạn nhút nhát, hãy thách thức bản thân nói ra những gì bạn nghĩ, thay vì mãi giữ im lặng", một người dùng chia sẻ "bí kíp".

7. Làm thế nào để không nản lòng

Làm thế nào để không nản lòng

Bên cạnh niềm vui và sự phấn khích, phần còn lại trong cuộc sống thường bị ràng buộc bởi những thất bại, chuyện buồn và sự thất vọng. Thất bại là thứ không thể tránh được trên đường đời. Học cách đứng dậy từ thất bại càng sớm càng tốt. Người dùng Carolyn Choi sẽ bật mí cho bạn vài kinh nghiệm bước qua rủi ro khi mới bước vào giai đoạn đầu của người trưởng thành:

"Tuổi 20 là quãng thời gian khá tự do; phải qua 30 đến 40 tuổi chúng ta mới phải có nhiều trách nhiệm đón nhận nhiều điều. Thế nên, đây là quãng thời gian "lý tưởng" để mắc sai lầm. Sau đó, hãy tìm cách đi ra khỏi cơn chán nản và quay trở lại 'đường đua' thật nhanh chóng".

8. Làm thế nào để không mắc sai lầm hành xử trên bàn ăn

Làm thế nào để không mắc sai lầm hành xử trên bàn ăn

"Có rất nhiều cuộc phỏng vấn diễn ra trong các bữa ăn. Nhai to hoặc há miệng quá rộng, mút tay và dụng cụ, khuỷu tay đặt trên bàn đều cho thấy sự thiếu cách hành xử và kỹ năng xã hội", Drew Pavilonis viết.

9. Học cách tồn tại

Học cách tồn tại

Joe Choi khuyên những người trẻ tuổi hãy nghĩ thật kỹ về mọi khoản chi tiêu của mình: "Xa xỉ là một điều tuyệt vời nếu bạn thực sự đủ khả năng chi trả. Nhưng đừng làm nô lệ để hỗ trợ cho một phong cách sống không kéo dài. Học cách sống khiêm tốn và tiết kiệm, bạn sẽ có quyền mua những món đồ trong khả năng của mình".

10. Học cách đối phó với sự từ chối

Học cách đối phó với sự từ chối

Nhiều bạn trẻ ở độ tuổi 20 thường cố gắng có được những trải nghiệm, công việc và mối quan hệ lãng mạn mới. Một vài người thành công, một vài người bị từ chối. Theo Joe Choi, học cách "thỏa hiệp" với những lời từ chối cũng quan trọng không kém các thứ khác: "Những lời từ chối thật khó nuốt nhưng rõ ràng nó vẫn đến thường xuyên. Thậm chí, có những người cảm thấy như ngày tận thế đang đến khi bị ai đó từ chối. Đừng như thế. Hãy ngẩng cao đầu và tiếp tục tiến về phía trước nhé".

Cuộc sống luôn đầy rẫy thách thức cũng như cơ hội. Hôm nay bạn bị từ chối, nhưng ngày mai có thể khác. Hãy bỏ qua người đó biết đâu tương lai bạn sẽ gặp được người còn tốt hơn.

11. Học bất cứ lúc nào có thể

Học bất cứ lúc nào có thể

Việc học ở trường chưa đủ, bạn phải học ở ngoài cuộc sống nữa. Thế nên, hãy để tâm trí của bạn luôn rộng mở, đón nhận những điều mới từ khắp mọi nơi bằng cách đọc sách, luyện tập ngoại ngữ với người nước ngoài, học nhạc... hay bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy hứng thú.

"Điều này có thể làm ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào và với bất cứ ai. Hãy luôn học hỏi mọi thứ".

12. Học cách chấp nhận rằng mọi thứ có thể thay đổi

Học cách chấp nhận rằng, mọi thứ có thể thay đổi
Sau khi thực hiện nghiên cứu, nhà tâm lý học Dan Gilbert khuyên: "Chúng ta ai cũng có khoảng thời gian khó khăn tưởng tượng rằng sẽ làm thay đổi rất nhiều thứ trong tương lai".

Nhiều bạn trẻ cứ nghĩ, mọi thứ luôn trong tầm tay và dự đoán của mình nên thường lên kế hoạch 5 năm hoặc 10 năm cho cuộc đời. Sự thật, những kế hoạch đó phần lớn là vô ích. "Những kế hoạch trong vài năm tới, kể từ thời điểm hiện tại gần như là lãng phí", Choi cho biết thêm. Hãy lấy cuộc đời Choi làm ví dụ:

Suốt thời gian học đại học, anh học nghề kỹ sư và chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ đến Đông Âu để thu hoạch bắp; song hiện thực đã diễn ra như thế. Trong khi sống ở châu Âu, anh cũng chưa từng nghĩ mình sẽ chuyển đến làm việc trong một tòa nhà tráng lệ tại thành phố New York, nhưng đó chính xác là những gì đã diễn ra.

Mong chờ những điều xảy ra sẽ làm cho bạn cảm thấy ngạc nhiên (hy vọng vui vẻ) bằng cách nào đó cuộc sống của bạn sẽ xảy ra không giống những gì mà bạn kỳ vọng.

13. Làm thế nào để đưa ra quyết định

Làm thế nào để đưa ra quyết định

"Cầu nối từ phân tích dẫn đến hành động là việc đưa ra quyết định hiệu quả - biết rằng những gì có thể làm dựa trên thông tin sẵn có. Trong khi đó không cần thiết để đặt vào tình huống nguy hiểm, vì vậy có thể phân tích qua hoặc chờ thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định", Janic Butevics viết.

Trong cuộc sống, có những quyết định bạn có thể đưa ra rất dễ dàng; song cũng có những quyết định khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi không dám lên tiếng. Tuy nhiên, dù có hoảng sợ và lo lắng như thế nào thì đó cũng là việc bạn phải làm. Thế nên, bí quyết là "hãy tưởng tượng như ai đó đang dí súng vào đầu bạn rồi cho bạn 15 giây để quyết định, buộc phải chọn lựa một cái gì đó. Qua vài lần, bạn sẽ dần quen với áp lực và không cảm thấy khó thở mỗi khi phải quyết định nữa".

14. Làm sao để "bán" bản thân một cách tốt nhất có thể

Làm sao để "bán" bản thân một cách tốt nhất có thể
Kỹ năng này không chỉ dành cho nhân viên sale.

"Có khả năng 'bán' bản thân cho người khác là một kỹ năng thiết yếu luôn cần có trong cuộc sống. Trong kinh doanh, bạn cần phải bán mình cho khách hàng và những nhà tuyển dụng tiềm năng. Trong khi tìm kiếm đối tác, bạn phải 'bán mình' cho người đó và lợi ích tiềm năng của bạn chính là cuộc sống của họ", Lukas Schwekendiek viết.

Bây giờ mọi người thường đùa với nhau rằng "đi làm, 'nổ' giỏi là sẽ được công việc tốt lương cao". Điều này có thể không đúng trong tất cả mọi trường hợp, nhưng khoảng hơn 50% là như thế. Ở bài viết này, chúng tôi không cổ vũ các bạn thổi phồng bản thân; nhưng ít nhất các bạn cũng phải biết phải làm sao để thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Tại thời buổi này, không có chuyện "hữu xạ tự nhiên hương"; trong lần gặp gỡ đầu tiên, nếu bạn không cho mọi người thấy được khả năng tốt nhất của mình thì coi như mọi chuyện đã chấm dứt.

Vậy nên, hãy quăng nỗi xấu hổ đi, tập nói về bản thân, nói về những tài năng và trải nghiệm bạn có. Nhưng phải chắc chắn rằng, câu chuyện đó thu hút người nghe nhé.

15. Học cách đàm phán

Học cách đàm phán

Đàm phán là một trong những hành động diễn ra thường xuyên, không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống. Thế nên, ngay từ bây giờ, hãy học cách làm sao thuyết phục người đối diện từ "không" chuyển thành "". Có thể, đề nghị đó có lợi cho bạn nhiều hơn, nhưng làm sao khiến đối tác chỉ tập trung vào một điểm: hai bên cũng có lợi mới là điều quan trọng.

Bạn có thể học cách đàm phán từ rất nhiều nguồn: sách vở, phim ảnh đến đời thực. Trước tiên, hãy tiến hành thực hiện những cuộc đàm phán nhỏ như khi đi mua đồ ngoài chợ hoặc thỏa thuận gì đó với bạn bè; khi đã nắm được bí quyết rồi, sẽ không khó để áp dụng vào những đàm phán lớn hơn với sếp hoặc đối thủ.

16. Học cách lắng nghe

Học cách lắng nghe

"Hãy luyện tập để bản thân trở nên tốt hơn, nhất là khả năng lắng nghe; bạn sẽ có được nhiều thông tin, cũng như phát triển các mối quan hệ tốt hơn", người dùng M.Halhan khuyên. Thậm chí, theo Dave Kerpen, CEO của Likeable Local cho biết kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất không chỉ trong kinh doanh mà còn trong đời sống nữa.

Lắng nghe ở đây không chỉ là nghe người ta nói cái gì, mà còn hiểu được thái độ của người nói thông qua cách họ thể hiện câu chuyện; rằng họ có tin lời họ nói hay không, họ muốn nhấn mạnh và bỏ qua ý gì, say mê với đề tài đó đến mức nào... Khi biết cách lắng nghe, bạn sẽ cảm nhận thấy những điều người đối diện không dám nói hoặc không muốn nói.

Nếu muốn phát triển kỹ năng chủ động lắng nghe của bản thân, hãy "chú ý vào cuộc hội thoại". Hai người nói chuyện cùng nhau, một người nói trong khoảng thời gian định sẵn còn người nghe thì im lặng hoàn toàn. Sau đó, người thứ hai "bị ảnh hưởng" về những gì mà người thứ nhất nói cho đến tận khi người thứ nhất cảm thấy thoải mái. Cuối cùng, hai người đổi vai trò cho nhau. Mục tiêu cuộc trò chuyện có sự tương tác tích cực để lại cho bạn những cảm xúc giống như khi bạn và người đối tác trò chuyện cùng thực sự hiểu lẫn nhau.

17. Học cách kiên nhẫn

Học cách kiên nhẫn

Nếu bạn không phải là người có chỉ số IQ cao ngất ngưởng thì chúng tôi đảm bảo rằng: "Tất cả các mục tiêu lớn đều cần nhiều thời gian để hoàn thành. Tức là, nếu bạn không có tính kiên nhẫn, bạn sẽ chẳng có được bất cứ thành tựu nào hết".

"Những điều tốt đẹp đơn giản là không bao giờ xuất hiện chỉ sau một đêm. Chúng cần thời gian nuôi dưỡng và vun đắp, cần chúng ta phải 'đổ mồ hôi, sôi nước mắt' và tiêu tốn thời gian suy nghĩ. Tuổi trẻ nhiều nông nổi và nhiều lỗi lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết cách rút ra bài học sau những kinh nghiệm thương đau đó. Kiên nhẫn là đức tính tiên quyết để thành công trong cuộc sống", người dùng Steve Kobrin kết luận.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Bảy, 21/01/2017 09:30
4,54 👨 5.350
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống