Bạn là nhà chỉ huy tài ba hay là một nhân viên cần mẫn?

Tố chất lãnh đạo là nghệ thuật thuyết phục – hành động thúc đẩy những người xung quanh làm việc hiệu quả hơn và đạt được những thành tựu cao xa hơn tầm nhìn của họ. Đặc biệt, lãnh đạo không phải là một danh hiệu, cũng chẳng phải một vị trí hay một cái mác.

Một nhà chỉ huy tài ba không chỉ bởi bạn có cấp dưới nộp báo cáo theo định kỳ hay mức thu nhập hàng tháng đạt đến con số đáng ngưỡng mộ, mà đó là khi bạn có khả năng tìm ra những tiềm năng nhỏ nhất của người khác và biết cách phát huy tối đa lợi ích của nó. Và cũng chẳng thể bỗng nhiên trở thành nhà lãnh đạo ngay khi được "thăng chức" lên một vị trí cao hơn đúng không?

Đọc thêm bài viết về ông chủ tuyệt vời mà nhân viên nào cũng muốn đầu quân cho.

Tố chất lãnh đạo là nghệ thuật thuyết phục

Lãnh đạo chính là "quyền", nhưng không phải quyền lực mà là quyền năng, sức mạnh và là ngọn hải đăng thu hút mọi người đi theo sự chỉ huy của mình. Một người lãnh đạo thật sự luôn có những ảnh hưởng tích cực lên mọi người xung quanh. Tố chất lãnh đạo vốn có chính là khả năng người đó tác động lên xã hội, tuyệt đối không phải là vị trí hay quyền lực.

"Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho mọi người ước mơ xa hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc tích cực hơn và thu được thành tựu lớn lao hơn thì bạn là một nhà lãnh đạo chân chính" - John Quincy Adams

Thậm chí, bạn không cần phải có cấp dưới báo cáo định kỳ hàng tháng thì mới được coi là lãnh đạo. Trên thực tế, một quản gia đơn thuần cũng có thể có ảnh hưởng đến người làm và dẫn dắt họ giống như cách một CEO làm việc vậy. Đồng thời, bất kỳ ai trong số chúng ta đều có thể chỉ là một "môn đồ" - người nghe theo sự dẫn dắt của người khác ngay cả khi đang làm sếp.

Bạn không cần phải có cấp dưới báo cáo định kỳ hàng tháng thì mới được coi là lãnh đạo

Nếu tự coi bản thân là một người nô lệ, thiếu sự quan sát, tự bó buộc mình trong tầm nhìn hạn hẹp và không thúc đẩy được mọi người xung quanh tận dụng sức mạnh tốt nhất, hãy chấp nhận việc bạn chỉ là người làm theo mà thôi. Nhưng đừng vội buồn, bởi nếu tất cả mọi người là ong chúa thì ai sẽ là ong thợ, hay tất cả đều muốn hoạch định chiến lược thì ai sẽ là người thực hiện phải không nào? Vì vậy, mỗi người trong chúng ta đều có vai trò riêng của mình và bạn cũng vậy.

Một nhà lãnh đạo thực thụ không bao giờ tạo ra những bộ máy quan liêu không cần thiết, khóa mình trong văn phòng làm việc hay không tương tác với mọi người theo bất kỳ nào khác, đó không phải là một người lãnh đạo mà là một kỹ sư phần mềm chống đối xã hội, từ chối làm bất cứ thứ gì ngoại trừ việc viết code.

Đương nhiên, câu hỏi thực sự đặt ra ở đây là: "Bạn là nhà lãnh đạo bẩm sinh hay là một chú ong thợ cần mẫn?"

Để tìm ra câu trả lời, bạn cần đối diện với chính mình và tự hỏi bản thân một số câu hỏi vô cùng quan trọng dưới đây. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời, chắc chắn bạn sẽ khai phá được thế mạnh thực sự thuộc về mình đó.

Bạn có phải người luôn muốn vươn xa và vượt qua những giới hạn của bản thân hay không?

Bạn có phải người luôn muốn vươn xa và vượt qua những giới hạn của bản thân hay không?

Những người làm theo luôn cố gắng hoàn thành phần công việc của mình, nhưng chỉ dừng lại ở mức hoàn thành mà thôi. Bất kể họ làm việc có giỏi đến mấy, nhưng hiếm khi chủ động lấn mình ra khỏi phần trách nhiệm cơ bản được giao. Ngược lại, những người có tố chất lãnh đạo luôn coi yêu cầu công việc chỉ là mức tối thiểu họ phải đạt được – nền tảng xây dựng những điều lớn lao trong họ. Đối với những người lãnh đạo, nhiệm vụ của họ là mang lại càng nhiều giá trị và luôn sẵn sàng làm điều đó bất cứ khi nào có cơ hội.

Bạn có tự tin không?

Những chú ong thợ cần mẫn luôn coi tài năng và thành tựu của người khác là một nguy cơ. Đôi khi, họ còn cảm thấy sợ hãi chẳng vì lí do gì cả, dễ thấy vị trí của mình bị lung lay bởi thành công của người khác. Bên cạnh đó, người lãnh đạo sẽ thấy những tài năng và thành tựu mới chính là một loại "tài sản giá trị". Họ muốn cải thiện mọi thứ và sẽ nhúng tay vào bất cứ "lỗ hổng" nào họ nhìn thấy. Dù tồn tại với vai trò một người chỉ huy nhưng họ cũng chính là đồng đội đích thực trong team. Tố chất lãnh đạo không cho phép họ lo sợ khi có đồng đội giỏi hơn mình trong nhóm, không e ngại khi cần nhắc nhở mọi người về điểm yếu và liên tục thúc đẩy phát huy thế mạnh.

Bạn có lạc quan không?

Bạn có lạc quan không?

Nhân viên thường cảm thấy mẫn cán với những giới hạn vốn có trong bất cứ tình huống nào, còn lãnh đạo lại thấy những khả năng trong đó. Chính vì vậy, khi có vấn đề phát sinh, những người dẫn đầu hiếm khi tập trung vào sự nghiêm trọng của vấn đề mà tìm cách giải quyết nó.

Bạn có linh hoạt không?

Những người làm theo thường mắc kẹt vào trạng thái an toàn của chính mình. Họ ngại thay đổi, sợ hãi phải thay đổi bởi những rắc rối trong đó. Ngược lại, nhà lãnh đạo là người sẵn sàng chơi hết mình, nhìn thấy cơ hội trong những biến động, luôn tự hỏi bản thân và hỏi mọi người trong đội: "Vậy chúng ta cần làm gì tiếp theo?"

Bạn là người quyết đoán?

Những người cần sự dẫn dắt của người khác thường e ngại hành động, đưa ra quyết định và sợ hãi khi phải "đứng mũi chịu sào", còn những người dẫn đầu luôn cố gắng lăn xả bất chấp nỗi sợ hãi. Họ thà đưa ra quyết định rồi sai lầm và sửa sai, còn hơn đứng đó khoanh tay bất lực mà không làm gì cả.

"Những người lãnh đạo thà đưa ra quyết định rồi sai lầm và sửa sai còn hơn đứng khoanh tay bất lực mà không làm gì cả".

Bạn luôn là người chịu trách nhiệm?

Khi mắc sai lầm, nhiều người sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay những người khác. Tuy nhiên, nếu có tố chất lãnh đạo, bạn sẽ lập tức nhận trách nhiệm với những hành động của mình và chẳng bao giờ lo lắng về việc nhận sai sẽ đánh mất hình ảnh của bản thân. Những con người với cái đầu chiến lược luôn ý thức được vấn đề sẽ càng tệ hại khi đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Bạn luôn là người chịu trách nhiệm?

Bạn có phải người điềm tĩnh?

Những nhà lãnh đạo tài ba luôn mong chờ trở ngại và yêu thích những thách thức. Một nhà chiến lược tài ba hiểu rõ rằng ngay cả kế hoạch chu đáo nhất cũng có lúc không thành và phát sinh vô số vấn đề không lường trước được, họ học cách chấp nhận thực tế, giữ vững tinh thần và lập trường của bản thân.

Bạn có khiêm tốn không?

Những người làm theo thường theo đuổi vinh quang, nhưng một tài năng lãnh đạo lại luôn khiêm nhường. Họ không khiến mọi người xung quanh cảm thấy họ hơn người. Người đứng đầu không có nghĩa chỉ cần đứng chỉ tay năm ngón, mà là người không ngại lăn xả vào những công việc nhỏ nhặt nhất khi cần, không ép buộc ai đó làm điều gì khi người ta không sẵn lòng.

Bạn có đam mê với công việc không?

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều không tránh khỏi những lúc bị cuốn đi trong "vặt vãnh chùng chình" của cuộc sống đúng không? Đôi khi, công việc trở thành nghĩa vụ và lúc trở về nhà mới là khi cuộc sống thực sự bắt đầu. Đó là biểu hiện của bệnh thiếu sinh khí, xuất hiện ở những người không có đam mê với những việc đang làm. Những người dẫn đầu đạt được thành công là bởi họ làm việc vì những điều quan trọng với bản thân, đam mê và dồn hết tâm sức vào đó. Công việc không chỉ là công việc, đó là nơi phản ánh chính con người họ.

Bạn là người biết tự tạo động lực cho mình?

Những chú ong thợ luôn cần ai đó bên ngoài tác động vào bản thân: chẳng hạn thăng chức, tăng lương, hứa hẹn giao thêm các dự án thú vị. Nhưng tố chất lãnh đạo thực thụ nằm ở chỗ bạn luôn biết cách tự động viên mình. Hiếm khi có CEO giỏi nào lại làm việc chỉ vì danh tiếng và tài sản đúng không? Họ luôn muốn trở nên xuất sắc hơn nữa bởi đó mới chính là điều quan trọng nhất. Bản thân chính là đối thủ đáng gờm nhất, luôn nỗ lực tiến về phía trước dù không còn đối thủ bên ngoài, mỗi sáng thức dậy họ phải đánh bại họ của ngày hôm qua.

"Nghệ thuật lãnh đạo chân chính là nhìn ra mặt tốt đẹp nhất trong con người và tận dụng tiềm năng đó cho những mục tiêu tích cực."

Bạn có chú trọng danh xưng?

Những người đi theo thường quá quan tâm đến việc xưng danh, cả với bản thân và những người làm việc cùng. Đối với một nhà lãnh đạo thực thụ, làm việc là làm việc, bất kể danh xưng trên card là gì. Họ cho rằng làm việc là cống hiến, tạo ra giá trị, thúc đẩy tất cả mọi thứ và mọi người xung quanh cùng tiến lên. Dù sẽ rất vui khi đạt được thành tựu và vị trí cao hơn, nhưng trở thành người ưu tú nhất mới là mục tiêu của họ.

Bạn có chú trọng danh xưng?

Bạn luôn quan tâm đến mọi người?

Những người đi theo thường tập trung vào những gì mà cá nhân họ có thể làm được. Còn nhà lãnh đạo quan tâm đến những người chơi trong team của họ, bởi vì họ hiểu rõ sự thành công lớn nhất là sự đóng góp của mọi người. Một nhà lãnh đạo tốt được thể hiện qua những gì mà anh ấy hoặc cô ấy có thể đạt được thông qua những người làm việc cùng.

Bạn có khao khát học hỏi?

Dù tự tin về bản thân nhưng người dẫn đầu thường cố gắng tìm ra thiếu sót của bản thân để hoàn thiện, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và mọi người, bởi chẳng ai trên đời này là hoàn hảo cả. Họ không sợ phải thừa nhận khi không biết điều gì và học hỏi từ bất cứ ai dù người đó có là cấp dưới, đồng nghiệp hay cấp trên đi chăng nữa. Những người đi theo thường bận rộn để cố gắng chứng minh việc họ đang cạnh tranh hoặc bất cứ thứ gì từ người khác. Từ khao khát hoàn thiện đến khao khát học hỏi, người chỉ huy không phải luôn hơn người khác một cái đầu, mà còn biết lắng nghe phản biện, tư duy hợp lý và học hỏi không ngừng nghỉ nữa.

Tất cả những câu hỏi trên là những điều mà chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn

Hãy đọc thật nhanh lại toàn bộ câu hỏi bên trên một lần nữa, từ từ học cách áp dụng vào cuộc sống rồi thành công sẽ đến với bạn một cách xứng đáng. Lãnh đạo không chỉ là cái mác, vị trí hay cơ cấu tổ chức, bởi bạn có thể có danh nghĩa và vị trí lãnh đạo nhưng thực tế lại không phải vậy. Đừng chỉ ngồi đó thán phục hay ngưỡng mộ một người bạn, người sếp, người đồng nghiệp.

Bạn có nhận ra rằng nhà lãnh đạo hay người đi theo rốt cuộc chỉ là cách chúng ta tư duy? Thay vì thấy một mớ nhiệm vụ, hãy biến chúng thành những triển vọng. Thay vì thấy những vấn đề phát sinh, hãy biến chúng thành cơ hội thử thách bản thân. Thay vì giấu dốt, hãy lao vào học hỏi đi. Tố chất lãnh đạo không phải là thứ trên trời rơi xuống hay ai đó tự động mang đến mà đó là điều chúng ta phải lượm lặt, tích cóp, rèn luyện mỗi ngày.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Bảy, 05/01/2019 08:02
31 👨 1.466
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc