- 9 câu nói mà người thông minh không bao giờ dùng trong giao tiếp hàng ngày
- Muốn thành công, hãy học 17 kỹ năng dưới đây khi bước sang tuổi 20
- 24 dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng nội chứ không phải nhút nhát
Đối với hầu hết mọi người trong số chúng ta, việc kết bạn và xây dựng các mối quan hệ không hề đơn giản chút nào. Vậy làm thế nào để giúp cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn?
Vấn đề phổ biến mà chúng ta thường gặp phải trong các cuộc nói chuyện thông thường là những câu giao tiếp thường ngày như: “Hey, dạo này khỏe không?”, “Dạo này đi làm sao rồi?” hoặc “Thời tiết hôm nay có vẻ không tốt, hy vọng cuối tuần thời tiết sẽ tốt hơn”.
Những câu thoại này ít nhất có thể giúp bạn bắt đầu cuộc nói chuyện với ai đó, nhưng thường thì câu trả lời của họ sẽ cắt đứt cuộc nói chuyện ngay lập tức như: “Khỏe, cám ơn bạn”; “Cũng bình thường” hoặc “Thời tiết sẽ tốt hơn vào cuối tuần”.
1. Nếu bản thân cảm thấy bế tắc trong việc tìm kiếm điều gì để nói ngay trong thời điểm đó, thì bạn nên học cách làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình
Nếu muốn giữ nhịp độ cuộc hội thoại được tiếp diễn liên tục, hãy xem cuộc đối thoại đó như một trận đấu bóng bàn.
Nếu bạn từng chơi bóng bàn, bạn sẽ nhanh chóng tự nắm bắt được nghệ thuật này. Chẳng hạn, khi chơi bóng bàn (hay còn gọi là Ping Pong) với một ai đó, bạn sẽ phải tiến lên và lùi liên tục trong suốt cuộc thi đấu. Điều này cũng tương tự như cách một cuộc nói chuyện được mở ra và duy trì. Một nhóm sẽ giới thiệu ý tưởng hoặc đưa ra câu hỏi – và nhóm còn lại sẽ đưa ra những bình luận và câu trả lời.
Nghệ thuật tự bộc lộ bản thân cũng đi theo mô tuýp như vậy. Ví dụ, khi đi ăn trưa cùng đồng nghiệp, cả hai cùng đang say sưa nói về thức ăn - và bạn chợt nhận ra là mình đã hết ý để nói rồi. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang chế độ tự bộc lộ bản thân bằng những câu mở đầu như: "Bạn có thể không tin nhưng tôi đã làm ở đây được 10 năm rồi đó. Trên thực tế, đây cũng là công việc lâu nhất mà tôi từng làm."
Bằng cách tự tiết lộ ra vài sự thật thú vị về bản thân, có nhiều khả năng đồng nghiệp mới của bạn cũng sẽ chia sẻ vài điều về họ. Họ có thể sẽ đáp lại rằng: "10 năm à, cũng lâu lắm nhỉ. Công việc lâu nhất mà tôi từng làm chỉ có 6 năm thôi. Dù vậy, nhưng vợ tôi làm việc cùng cơ quan với tôi được 12 năm rồi, quãng thời gian này còn dài hơn thời gian chúng tôi kết hôn nữa!"
2. Không nên Smash (một kỹ thuật dứt điểm trong bóng bàn) khi cuộc chơi mới bắt đầu. Trước tiên, bắt đầu cuộc chơi bằng các bước khởi động nhẹ nhàng.
Trở lại với phép ẩn dụ chơi bóng bàn ở phía trên, hãy nghĩ đến khoảng thời gian mà bạn từng phải đối đầu với một đối thủ mới. Nếu đó không phải là một giải đấu chính thức thì hãy bỏ ra một vài phút để thực hiện bài tập khởi động cơ bản với đối thủ của bạn. Điều này cho phép cả hai tìm hiểu được người chơi kia thế nào, trình độ của họ ra sao...
Việc tự bộc lộ bản thân trong cuộc nói chuyện cũng giống như vậy. Một cuộc nói chuyện nhỏ có thể dẫn tới một vấn đề sâu sắc hơn và dần dần mỗi thành viên trong nhóm sẽ bắt đầu chia sẻ nhiều hơn về ước mơ của họ, nỗi sợ và tín ngưỡng đối với người khác. Các nhà tâm lý học đã ghi nhận sự việc tự nhiên này giống như "sự thấu hiểu trong xã hội".
Tất nhiên, một cuộc nói chuyện luôn phải cân bằng giữa việc cởi mở và khép kín. Chẳng hạn, bạn có thể không muốn tiết lộ thông tin quá chi tiết về bản thân cho một người bạn mới, nhưng có thể thoải mái khi chia sẻ với một người bạn lâu năm.
Xem thêm: Đừng mãi nói: "Tôi không biết", hãy thử 4 cách sau để chứng tỏ bạn là người giao tiếp tốt
3. Bạn sẽ biết liệu người đó có phải là một đối tác phù hợp hay không chỉ sau một vài "trận đấu"
Sau màn khởi động, một trận thi đấu bóng bàn sẽ diễn ra ở mức độ nghiêm túc hơn. Tới thời điểm này, bạn và đối thủ sẽ thể hiện những kỹ năng spin, những cú smash và cả những cú flick nữa. Hay nói cách khác, bạn sẽ trở nên thân mật và gắn kết hơn so với giai đoạn khởi động. Bạn cũng sẽ biết được rằng liệu bạn có thật sự hợp với đối tác của mình hay không.
Kỹ năng giao tiếp hoàn toàn giống với những điều miêu tả trên. Khi bạn đã đạt đến một mức độ nào đó trong cuộc nói chuyện thông qua việc tự bộc lộ bản thân với nhau, tất cả sẽ nhanh chóng trở nên rõ ràng khi cả hai có thể trở thành bạn bè. Theo bản năng, bạn sẽ quyết định điều này dựa trên tín ngưỡng, giá trị và mối quan hệ của người đó đối với bạn. Điều này được biết đến là thuyết so sánh xã hội (social comparison theory).
4. Luyện tập theo khả năng của bạn
Tự bộc lộ bản thân không phải là điều đơn giản. Đôi khi bạn cần phải bỏ ra một ít can đảm để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Dù vậy, kết quả vẫn tương xứng với nỗ lực mà bạn bỏ ra. Bạn sẽ xây dựng tình bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ biết được khi nào tình bạn nên tiến xa hơn và lâu dài hơn.
Để giúp bạn nhớ và thực hiện theo những ý chính, hãy xem danh sách được liệt kê dưới đây:
- Tự bộc lộ bản thân trong một cuộc nói chuyện phải được tương hỗ từ hai bên
- Thể hiện sự tự bộc lộ ở mức tăng dần lên khi làm quen với ai đó
- Quyết định nói chuyện "hợp nhau" bằng cách lắng nghe về tín ngưỡng, sở thích và những giá trị mà người khác tiết lộ cho bạn
- Sẵn sàng thích nghi với cuộc trò chuyện và tự định hình mức độ bộc lộ tùy vào người mà bạn đang nói chuyện
Sau cùng, việc tự bộc lộ bản thân sẽ trở nên tự nhiên hơn khi bản thân có một tình bạn sâu sắc hoặc mối quan hệ với ai đó. Chúng ta sẽ muốn kể cho họ nghe về những mong muốn và ước mơ của bản thân - ngược lại, cũng muốn nghe những điều tương tự từ phía họ. Do vậy, lần sau nếu không biết nói gì với một người bạn mới, hãy để việc tự bộc lộ bản thân dẫn đường cho bạn nhé.
Xem thêm: 7 bí quyết đơn giản giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ lần đầu gặp mặt
Chúc các bạn vui vẻ!