Bộ tam sên hay bộ tam sanh là tên gọi của lễ vật thường xuất hiện trong các mâm cúng thần linh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết bộ tam sên là gì, bộ tam sanh gồm những gì, bộ tam sên thường dùng trong lễ cúng gì và ý nghĩa của bộ tam sên trong mâm cúng. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn ý nghĩa của bộ tam sên nhé.
Mục lục của bài viết
Bộ tam sên là gì?
Bộ tam sên là tên gọi của lễ vật thường có trong các mâm cúng thần linh, cụ thể là mâm cúng thần tài thổ địa của nhiều gia đình, nhất là ở các tỉnh miền Nam.
Bộ tam sên trong mâm cúng mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh đồng thời cầu mong sự may mắn, tài lộc sẽ đến với gia đình.
Bộ tam cúng Thần Tài gồm những gì?
Tam sên ở đây có ý nghĩa là 3 món đại diện cho 3 loài sống ở trên mặt đất, dưới nước và trên trời, tượng trưng cho ý nghĩa của Thổ – Thủy – Thiên trong tâm linh.
Bộ tam sên trong mâm cúng Thần Tài gồm có:
- Thịt heo ba chỉ luộc - Thổ, tượng trưng cho loài vật sống trên cạn.
- Cua hoặc tôm luộc - Thủy, tượng trưng cho loài vật sống dưới nước.
- Trứng gà hoặc trứng vịt luộc - Thiên, tượng trưng cho những loài có lông vũ bay trên trời. Ngoài ra trứng còn biểu trưng cho tính phồn thực.
Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà bộ Tam Sên sẽ khác nhau ví dụ ở miền Nam thường cúng thêm cá lóc, ở Huế cùng môi (mép) bò, dồi trường, lưỡi heo.
Bộ tam sên dùng trong lễ cúng nào?
Bộ tam sên thường dùng cho các lễ cúng thần linh, thường gặp nhất:
- Cúng thần tài thổ địa.
- Cúng trong lễ khai trương, tân gia.
- Cúng đất đai, lễ động thổ và nhập trạch.
- Trong lễ cúng thôi nôi, đầy tháng, cúng mụ cho các bé (đặt bên bàn thần tài, không bắt buộc).
- Lễ cúng tam tai, giải hạn.
Sau khi nghi lễ hoàn tất, các loại hoa quả, trái cây, chè xôi và lễ vật tâm sên nên chia cho các thành viên trong nhà ăn, không nên chia cho người ngoài vì sẽ bị mất lộc.
Hi vọng với bài viết này các bạn có thể hiểu rõ về ý nghĩa của bộ tam sên (bộ tam sanh) trong mâm cúng.