Lễ Hằng thuận là gì?

Lễ Hằng thuận là một nghi lễ được nhiều nam nữ lựa chọn tổ chức khi bước vào đời sống hôn nhân. Vậy, lễ Hằng thuận là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Lễ Hằng thuận là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì lễ Hằng thuận là lễ cưới tại chùa.

Thượng tọa Thích Nhật Từ giải thích, Hằng thuận gọi đủ là “Hằng thuận chúng sinh”- lời nguyện thứ 9 của Bồ tát Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm.

Trong văn hóa hôn nhân Phật giáo, Hằng thuận là đôi vợ chồng sống với nhau trong tinh thần hòa thuận, nhường nhịn, làm tròn trách nhiệm với gia đình và họ hàng trên cơ sở giáo lý nhà Phật.

Lễ Hằng Thuận là gì

Nguồn gốc của lễ Hằng thuận

Người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940), quê ở Hải Dương, nhiệt thành phụng sự Phật pháp, nhằm giúp thăng hoa đời sống đạo đức tâm linh của các Phật tử.

Năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên nghi lễ kết hôn tại chùa là lễ hằng thuận.

Ngày nay, lễ hằng thuận được tổ chức phổ biến ở nhiều ngôi chùa trên khắp cả nước.

Lễ hằng thuận được tổ chức như thế nào?

Trình tự tổ chức lễ hằng thuận ngắn gọn. Đầu tiên, chư Tăng, Ni nguyện hương, đảnh lễ Tam bảo và bạch Phật cầu nguyện, Chủ lễ nhắc lại bổn phận vợ- chồng trong Kinh Thiện Sinh, đôi vợ chồng trao nhẫn cưới, đọc lời phát nguyện, hồi hướng Tam bảo. Trình tự này diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Các gia đình vẫn sẽ tổ chức lễ cưới truyền thống tại gia đình như bình thường. Còn tổ thức lễ Hằng thuận diễn ra trước hoặc sau lễ cưới.

Thứ Sáu, 22/10/2021 14:02
31 👨 258
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?