Chần chừ, trần chừ hay trần trừ đúng chính tả?

Chần chừ, trần chừ hay trần trừ là các từ có phát âm giống nhau nên thường dễ gây nhầm lẫn. Vậy chần chừ, trần chừ hay trần trừ mới đúng chính tả? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết chần chừ là gì, trần chừ là gì, từ đó có câu trả lời chính xác nhé.

Trần trừ hay chần chừ

Chần chừ là gì?

Chần chừ là một động từ, được dùng để nói về sự trì hoãn, kéo dài thời gian để làm một việc gì đó, đưa ra một quyết định gì đó ngay lập tức.

Ví dụ:

  • Cô gái chần chừ mãi không đưa ra được lựa chọn mua chiếc váy màu xanh hay chiếc màu trắng.
  • Trong cuộc thi đó, cậu ta chần chừ không đưa ra đáp án cho câu hỏi cuối nên khi hết giờ vẫn chưa làm xong bài.
  • Cô ấy chần chừ không bước lên xe vì vẫn muốn đợi anh ấy đến tạm biệt.

Trần trừ, trần chừ có nghĩa là gì?

Từ “trần chừ” và “trần trừ” không có trong từ điển tiếng Việt và đây là các từ sai chính tả. Do “tr” và “ch” có phát âm giống nhau nên nhiều người đã nhầm lẫn giữa “trần” và “chần” dẫn đến sai chính tả.

Như vậy, chần chừ mới là từ đúng chính tả.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt trần chừ hay chần chừ, trần trừ mới đúng chính tả, từ đó có các dùng đúng, tránh nhầm lẫn. Trong tiếng Việt có rất nhiều cặp từ có cách phát âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn khác như luyên thuyên hay huyên thuyên, sáng lạng hay xán lạn, xoay sở hay xoay xở, xuýt nữa hay xuýt nữa ... ... Chúng ta hãy chú ý để dùng đúng, tránh bị sai chính tả đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhé.

Thứ Hai, 14/10/2024 10:02
2,26 👨 40.743
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?