Ra đời từ năm 1892, đến nay, chiếc bình giữ nhiệt ngày càng được cải tiến và khoác lên mình những lớp áo chất lượng hơn, hiện đại hơn, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng, trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của nhiều người, bao gồm cả những người tiêu dùng khó tính nhất. Vậy cấu tạo bình giữ nhiệt như thế nào mà nó lại có được công dụng giữ nhiệt tuyệt vời như vậy? Hãy cùng quantrimang tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Xem nhanh nội dung
Khám phá cấu tạo của chiếc bình giữ nhiệt
Bình giữ nhiệt hay còn gọi là bình chân không (chỉ loại bình giữ nhiệt bằng chân không) hay bình lưỡng tính (để chỉ loại bình vừa giữ nóng, vừa giữ lạnh). Khoa học còn gọi bình này là bình siêu cách nhiệt. Điều làm nên khả năng giữ nhiệt lâu của chiếc bình này chính là ở cấu tạo của bình. Vậy cấu tạo của bình giữ nhiệt có gì đặc biệt?
Nhìn chung, một chiếc bình giữ nhiệt nói chung thường có cấu thành bởi 2 bộ phận là phần thân và phần nắp.
1. Phần nắp bình
Nắp bình đảm nhiệm 1 phần của vai trò giữ nhiệt nóng và giữ lạnh tốt nhất cho bình. Nắp bình thường được chế tạo bằng nhựa cao cấp hoặc nhựa nguyên sinh. Ngoài ra, nó thường có phần gioăng bằng silicon giúp giữ kín hơi, đóng khít với thân bình và không bị rò rỉ hơi nước ra ngoài.
2. Phần thân bình
Thân bình giữ nhiệt được cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp inox bên ngoài: được làm từ chất liệu inox cao cấp, bền vững, có khả năng chống biến dạng, gỉ sét
- Lớp ở giữa: Là môi trường chân không, không truyền nhiệt hay cách nhiệt.
- Lớp trong cùng: inox 304 tráng bạc giúp chống dính và phản xạ nhiệt vào bên trong.
Đặc điểm của chất liệu inox 304:
- Có khả năng chống gỉ tốt
- Có thể dát mỏng không cần gia nhiệt, tạo hình dễ dàng.
- Có khả năng chống ăn mòn khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau.
- Là nguyên liệu chính làm nên hầu hết các dụng cụ nhà bếp, nồi niêu xoong chảo hiện nay.
Nguyên lý hoạt động của bình giữ nhiệt
Để giữ được nhiệt độ lâu như vậy, bình giữ nhiệt dựa trên một nguyên lý hoạt động khá đơn giản nhưng cũng rất đặc biệt. Bình được sản xuất theo nguyên tắc kín hơi, do ở môi trường chân không, không thể truyền nhiệt và lớp tráng phủ trong lòng bình có tác dụng phản xạ nhiệt vào bên trong khiến cho nước bên trong giữ được nhiệt độ lâu.
Nói dễ hiểu hơn, thông qua kết cấu vô cùng đơn giản của bình giữ nhiệt, bình sẽ ngăn chặn được mọi hình thức trao đổi nhiệt (cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt). Môi trường chân không giữa hai lớp vỏ bình và ruột bình sẽ có tác dụng ngăn sự dẫn nhiệt. Ngoài ra là nút đậy giúp ngăn chặn không khí vào hoặc ra khỏi bình, do đó đối lưu không xảy ra. Và khi tia hồng ngoại rời khỏi chất lỏng nóng sẽ bị lớp tráng bạc trên lớp thủy tinh phản chiếu quay trở lại. Hầu như không có cách nào giúp nhiệt thoát ra khỏi bình và nước nóng có thể giữ được nhiệt độ trong nhiều giờ đồng hồ.
>> Xem thêm:
- Bình giữ nhiệt loại nào tốt giữ nhiệt được lâu nhất?
- Mua bình giữ nhiệt ở đâu giá rẻ, tốt nhất tại TPHCM & Hà Nội?
Mẹo sử dụng bình giữ nhiệt an toàn, bền bỉ
Nên chọn mua và sử dụng những loại bình giữ nhiệt an toàn
Bên cạnh mục đích là giữ nhiệt cho đồ uống, khi dùng bình giữ nhiệt, bạn đừng bao giờ xem nhẹ yếu tố an toàn của chiếc bình đó. Một trong số đó là chất liệu làm nên lòng bình. Bởi đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước nóng hoặc lạnh. Nếu nó có chất lượng không đảm bảo, thì có thể xảy ra một số trường hợp như: Làm giảm chất lượng nước, nước bị nhiễm tạp chất do bị thôi ra từ lòng bình, nước có mùi nhựa mới… Ngoài ra, cũng nên chọn loại bình giữ nhiệt có phần nắp chắc chắn và chặt chẽ, được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh, an toàn cho người sử dụng.
Không cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng
Đây là việc làm nghiêm cấm không được làm. Như bạn đã biết, hầu hết các bình giữ nhiệt đều được làm từ thép không gỉ. Trong khi đó, nếu cho vật bằng kim loại vào bên trong lò vi sóng thì có thể dẫn đến cháy, nổ. Vì thế, nếu bạn muốn hâm nóng thức uống, thực phẩm, bạn hãy đổ nước ra ly sứ hoặc thuỷ tinh chịu nhiệt (dùng được trong lò vi sóng) rồi mới cho ly vào lò vi sóng nhé!
Tránh va đập mạnh
Mặc dù được quảng cáo là có độ bền tốt, chịu được sức va đập mạnh tuy nhiên, việc thường xuyên để bình va đập mạnh hoặc rơi, khoảng chân không trong bình sẽ bị ảnh hưởng, các lớp kim loại xung quanh khoảng không sẽ chạm nhau và làm thu hẹp khoảng không khiến khả năng cách nhiệt của bình bị giảm sút.
Vệ sinh bình giữ nhiệt thường xuyên
Đừng quên vệ sinh bình giữ nhiệt ngay sau khi mua về và thường xuyên trong quá trình sử dụng nhé. Vì nhằm để tránh việc nấm mốc và vi khuẩn sẽ tích tụ hoặc lâu dài, bình sẽ bị gỉ sét làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, khi vệ sinh, bạn có thể sử dụng nước rửa chén, rửa sạch bình và lau khô hoặc để khô tự nhiên là bình có thể dùng được lâu.
Không thay đổi đột ngột nhiệt độ bình giữ nhiệt
Thay đổi nhiệt độ quá nhanh khiến bình giữ nhiệt của bạn bị co dãn đột ngột và vì thế, tuổi thọ bình cũng sẽ giảm theo. Đó cũng chính là lý do bạn không nên cho bình giữ nhiệt vào tủ lạnh. Thay vào đó, nếu vừa sử dụng nước nóng xong, bạn nên chờ khoảng 10-15 phút để sử dụng với nước lạnh.
Chỉ nên chứa nước uống thực phẩm ở nhiệt độ vừa phải
Việc để thức uống trong bình quá nóng, hoặc quá lạnh sẽ gây bất tiện khi sử dụng vì bạn sẽ phải chờ lâu hơn để sư dụng, thậm chí, còn rất dễ gây bỏng khi đổ thức uống trực tiếp từ bình ra ngoài.
Trên đây là những đặc điểm cấu tạo làm nên chiếc bình giữ nhiệt và lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thể kinh nghiệm sử dụng loại bình này thật hiệu quả, đảm bảo an toàn.
>> Xem thêm: