7 cách truyền cảm hứng và động lực làm việc cho nhân viên

Nếu không có lãnh đạo, các hoạt động của tổ chức sẽ phân tán. Nhưng nếu lãnh đạo không thể truyền cảm hứng hành động và tin tưởng cho nhân viên, tổ chức ấy cũng sẽ không đi đến đâu cả.

Trong thời đại hiện nay, việc biết khích lệ, động viên, truyền cảm hứng và xây dựng một mạng lưới làm việc năng suất đang ngày càng trở nên quan trọng. Chắc chắn rằng ai trong số chúng ta cũng muốn bản thân mình trở nên có giá trị và được trân trọng tại nơi làm việc.

7 cách truyền cảm hứng và động lực làm việc cho nhân viên

Các nhà tuyển dụng được lợi từ tỷ lệ xin thôi việc thấp và một môi trường làm việc thoải mái. Điều này không chỉ giúp ích nhiều cho nhà tuyển dụng mà còn cho cả các giám sát viên nữa. “Sự khích lệ” này không nhất thiết phải tốn nhiều tiền, nhưng việc thay đổi các giá trị của công ty hay cái nhìn đối với nhân viên lại rất đáng giá.

Nếu không nhờ có nhân viên thì một công ty sẽ không bao giờ đạt đến thành công. Do vậy, những nhà tuyển dụng luôn biết cách khích lệ dẫn dắt công việc kinh doanh lên một tầm cao mới. Mời các bạn cùng tham khảo 7 cách truyền cảm hứng và động lực làm việc cho nhân viên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đưa ra thời gian làm việc linh hoạt

Đưa ra thời gian làm việc linh hoạt

Cuộc sống luôn cuồng nhiệt, bận rộn. Công việc có thể nhanh chóng trở nên khó khăn và khó kiểm soát được khi nó trở nên vô nghĩa đối với một nhân viên. Các nhà tuyển dụng ngày nay thấu hiểu hơn bao giờ hết về tầm quan trọng của việc linh hoạt thời gian làm việc cho nhân viên. Bởi họ biết rằng nhân viên cũng có những việc riêng tư cần giải quyết sau giờ làm. Lựa chọn này giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và tiền bạc về chi phí đi lại.

Đối với các bậc làm cha mẹ, họ sẽ tiết kiệm được thêm tiền thông qua việc tiết kiệm các khoản chăm sóc con cái. Hoặc công ty có thể lựa chọn cho nhân viên của mình thêm một ngày nghỉ nếu họ có thể làm ca 10 tiếng liên tục trong vòng 4 ngày chẳng hạn. Hơn nữa, khi kết hợp làm việc tại nhà, nhân viên được lựa chọn bất cứ khi nào có thể.

Các nhà tuyển dụng sẽ được lợi từ việc có những nhân viên làm việc vui vẻ và năng suất. Nhân viên sẵn sàng quay lại với công việc và giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra tại nơi làm việc. Điều đáng ngạc nhiên là những nhân viên có lịch làm việc linh hoạt thường ít khi đến muộn hoặc bỏ lỡ thời gian làm việc, đem lại nhiều lợi ích cho nhà tuyển dụng nói riêng và tăng năng suất lao động một cách nhanh chóng nói chung.

2. Làm rõ ràng số ngày nghỉ được trả lương của nhân viên

Làm rõ ràng số ngày nghỉ được trả lương của nhân viên

Việc làm rõ từng khoản trong lương hàng tháng của một nhân viên sẽ giúp người đó tính được những ngày nghỉ lễ, nghỉ ốm được trả lương hay những ngày nghỉ có việc riêng và lựa chọn một ngày nghỉ tự do trong tháng. Một số nhà tuyển dụng cho phép nhân việc "ủng hộ" ngày nghỉ có lương của mình cho những nhân viên khác. Hoặc những ngày này còn được cộng dồn theo năm và quay vòng hoặc bị hủy vào cuối năm.

Lợi ích của việc này là nhân viên có thể tự chọn thời gian nghỉ mà không cần phải giải thích rõ lý do tại sao nghỉ. Chẳng hạn, ngày nghỉ ốm có thể được coi là ngày nghỉ có việc đối với nhân viên nào hiếm khi bị ốm; nếu không ngày nghỉ sẽ không được tính cho nhân viên. Lựa chọn này càng ngày càng được nhân viên, những người được lợi từ việc không phải khai báo lý do nghỉ, ưa chuộng hơn. Đồng thời, lựa chọn này cũng giúp làm tăng tỷ lệ hài lòng và trung thành của nhân viên đối với công ty.

Các nhà tuyển dụng chỉ thành công khi có nhiều nhân viên giỏi biết cách sử dụng thời gian nghỉ có lương một cách hợp lý. Bên cạnh đó, một lợi thế khác của việc có ngày nghỉ được trả lương là nó khác ngày nghỉ do ốm đau ở chỗ những ngày nghỉ như thế này có thể được lên lịch trước.

3. Giữ cho công việc luôn thú vị và có ý nghĩa

Giữ cho công việc luôn thú vị và có ý nghĩa

Chẳng ai thích một không gian làm việc gò bó và tẻ nhạt, do vậy hãy giữ cho việc làm luôn thú vị bằng cách làm rõ mục đích và viễn cảnh công việc. Những nhân viên có cùng chung một tầm nhìn công việc thường dễ làm việc, tỉnh táo và năng suất hơn. Bản thân công việc có mục đích luôn tốt đẹp hơn những nỗi sợ hãi không tên như không có đồ ăn, thiếu tiền hoặc thậm chí là vô gia cư. Trên thực tế, đây có thể là một trong những nhân tố đứng đầu trong việc khiến nhân viên trở nên thất vọng với công việc mình đang làm, dẫn đến hiệu quả năng suất thấp.

Trong nhiều trường hợp, mục đích của họ đơn giản chỉ là làm việc để được trả lương, nhưng sống như vậy thì làm sao cảm thấy hài lòng được. Thậm chí, những nhân viên cấp thấp nhất cũng nên biết sự đóng góp của họ quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty. Nhân viên sẽ trung thành và hướng tới việc đáp ứng những mục tiêu của công ty.

Năng suất lao động càng cao thì các nhà tuyển dụng càng có lợi. Nhân viên chỉ phát triển được khi họ cảm thấy hài lòng tại nơi làm việc.

Thay vì bị đối xử như một mảnh ghép nhỏ của bức tranh lớn, nhân viên sẽ cảm thấy tự hào và tin tưởng hơn khi họ được thoải mái bộc lộ bản thân và vượt qua chính mình.

Xem thêm: Top 10 công ty công nghệ trả thu nhập "khủng" nhất cho nhân viên

4. Tạo cảm giác hòa nhập

Tạo cảm giác hòa nhập

Đối với nhân viên, việc cảm thấy có bổn phận và trách nhiệm trong công ty sẽ khiến họ cảm thấy công việc có mục đích và ý nghĩa hơn rất nhiều. Thông thường, cảm giác hòa nhập này bắt nguồn từ chính những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và lời khẳng định sứ mệnh.

Nếu một doanh nghiệp hay công ty nào đó không có những điều này, thì đã đến lúc bắt đầu lên kế hoạch trên giấy và biến chúng thành hiện thực tại nơi làm việc rồi đó. Tránh xa lối cư xử kiểu gây bè kết cánh.

Một số cách để xây dựng sự hợp tác là thông qua các bài tập làm việc nhóm hoặc giúp đỡ nhân viên kết bạn trong công ty hay xây dựng hệ thống tư vấn tâm lý. Hãy làm quen với những con người đứng đằng sau sự thành công của một dự án;
bởi chẳng ai lại muốn làm việc một mình cả. Học cách trân trọng mọi người vì chính bản thân họ hơn vì những gì họ làm.

Việc cùng chia sẻ một mục tiêu của tổ chức sẽ giúp mọi người có cảm giác hòa nhập hơn và làm việc có mục đích hơn. Lắng nghe mọi ý tưởng và đóng góp của nhân viên để họ cảm thấy mình là một phần của tập thể.

Các nhà tuyển dụng sẽ được lợi từ việc liên lục lắng nghe những ý tưởng và đóng góp của nhân viên để cải thiện môi trường làm việc. Để làm điều này, những thủ tục rườm rà nên được loại bỏ và thay thế bằng những phương pháp đổi mới kinh doanh có hiệu quả hơn.

5. Thực hiện an toàn lao động ở nơi làm việc

Thực hiện an toàn lao động ở nơi làm việc

Ngoài việc thực hiện đường lối chính sách của nhà nước về phòng chống thương vong và tai nạn, hay những điều tương tự, đảm bảo an toàn lao động cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc giúp cho nhân viên hòa nhập và làm việc có mục đích.

Khi nhà tuyển dụng chú ý đến sự an toàn của nhân viên một cách chân thành, nhân viên mới thực sự cảm thấy mình được quan tâm hơn là sếp chỉ chăm chăm để ý đến các thủ tục pháp lý. Những nỗ lực chân thành quan tâm đến sức khỏe và niềm hạnh phúc, cũng như sự an toàn của nhân viên có tác động vô cùng lớn.

Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương cần phải thực hiện những quy định hoặc ép buộc các doanh nghiệp
tôn trọng sự an toàn và sức khỏe của người lao động. Các doanh nghiệp chủ động trong vấn đề này biết cách xây dựng lòng tin của nhân viên, thể hiện rằng họ không coi người lao động chỉ là công cụ để hoàn thành công trình.

Việc thực hiện các chính sách đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe sẽ làm tăng tỷ lệ hài lòng của nhân viên, từ đó tăng năng suất lao động.

Xây dựng hình ảnh một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh đem lại nhiều lợi ích cho công ty, cụ thể như tăng doanh số bán hàng và tăng cường vị thế trong cộng đồng với tư cách một tổ chức uy tín. Đạo đức nhân viên cũng sẽ được cải thiện, trong khi ngân sách lại được tiết kiệm bằng việc tránh những tai nạn đắt giá có thể mang lại sự hủy hoại cho công ty.

Xem thêm: Công ty Nhật bắt nhân viên không được ngồi khi dùng máy tính

6. Đưa ra những phúc lợi cho nhân viên

Đưa ra những phúc lợi cho nhân viên

Bạn có thích được làm việc trong một công ty luôn có những phúc lợi đặc biệt dành cho nhân viên mà không nơi đâu có hay không? Đó là điều đương nhiên. Nhân viên có thể được thưởng công bằng cách nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty hoặc những thẻ quà tặng từ các doanh nghiệp địa phương khác.

Ví dụ như, công ty Hot Topic tặng vé xem ca nhạc cho nhân viên. Sau đó, yêu cầu nhân viên về báo cáo phong cách thời trang của ban nhạc và những người hâm mộ cùng với những ý tưởng ăn theo. Hoặc đưa cả gia đình cùng đi trong chuyến du lịch nhân viên được tổ chức hàng năm, tặng những mẫu thử thương mại hay các sản phẩm ăn theo với giá ưu đãi như bút hoặc sổ.

Tặng vé đi xem các chương trình thể thao địa phương, vé xem phim hay các sự kiện địa phương khác. Đây không chỉ là một cách vui vẻ chung tay góp sức trong công việc; mà còn là những phúc lợi khiến nhân viên có cảm giác họ trở thành một phần của công ty.

Các nhà tuyển dụng được lời khi hình ảnh nơi làm việc được biết đến như một môi trường vui vẻ, mọi người quan tâm lẫn nhau và cùng chăm lo công việc. Hình ảnh này sẽ giúp thu hút nhiều nhân tài hơn; đồng thời kích thích sự tăng trưởng ổn định lượng nhân viên trong công ty. Sự đoàn kết và tin tưởng chính là hai nhân tố lớn nhất giúp nhân viên có được sự hài lòng trong công việc.

7. Mở cánh cửa tới những cơ hội tuyệt vời hơn

Mở cánh cửa tới những cơ hội tuyệt vời hơn

Một trong những lý do thông thường về chuyện nhảy việc của nhân viên là khi nhân viên nhận thấy con đường cơ hội học tập và tiến xa hơn của họ bị thu hẹp. Khi xuất hiện những bế tắc trong công việc, nhân viên có xu hướng tỏ ra chán nản và tìm kiếm những lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn. Hãy dạy họ kỹ năng mới hoặc tăng cường những kỹ năng cũ thông qua những cơ hội đào tạo liên tục.

Việc được phân đi học cũng giống như một dạng "ngày nghỉ" khỏi guồng quay công việc. Cả nhà tuyển dụng và nhân viên đều có lợi khi những tiềm năng của nhân viên được phát triển. Hãy phát triển tài năng của chính những nhân viên trong công ty hơn là cứ đi tìm nhân tài ở đâu đó.

Những nhân viên đã có thâm niên làm việc trong công ty nên có cơ hội thăng tiến, như vậy thì những nhân viên mới sẽ có nhiều lý do để trung thành với công ty hơn. Nhân viên cần học cách trân trọng và thấu hiểu giá trị bản thân đối với công ty.

Các nhà tuyển dụng được lợi từ việc tuyển những nhân viên vốn đã làm quen sẵn với những thủ tục và văn hóa công ty. Các công ty cũng có thể được lợi từ việc đưa ra những khoản tiền khích lệ cho nhân viên - những nhân tố cơ bản tạo nên thành công cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 9 bí mật mà nhân viên ở rạp chiếu phim không bao giờ tiết lộ với bạn

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Năm, 30/11/2017 14:05
51 👨 2.781
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc