- Tại sao tôi học code thay vì theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính?
- Không phải tiền bạc, đâu mới là tài sản quý giá nhất trong cuộc đời mỗi người?
- 10 thói quen sử dụng email khiến người khác khó chịu
Hiện nay tính an toàn của công việc gần như không còn tồn tại và những lao động trẻ thường không muốn làm việc quá lâu trong bất kỳ công việc nào. Tại sao bạn cần phải khiến bản thân mình trở nên có giá trị trong mắt nhà tuyển dụng?
Ngay cả khi trở thành nhân viên chính thức, sếp của bạn cũng không bao giờ "chắc chắn", chúng tôi biết rằng bạn có thể bị mất việc bất cứ lúc nào. Bởi vì những điều tồi tệ có thể xảy ra ngay cả với những người tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn là một nhân viên có giá trị thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có được tính an toàn của công việc hơn so với người khác, dù không phải là 100%. Nó cũng là những bằng chứng tốt khi bạn muốn nghỉ việc và tìm kiếm một công việc khác. Hãy trải nghiệm công việc nhiều hơn và khiến bản thân hài lòng với việc mình đang làm.
“Khi đồng nghiệp thấy cách thức làm việc chuyên nghiệp và thường làm nhiều hơn so với yêu cầu mà không phải để thu hút sự chú ý hay dành được phần thưởng, bạn sẽ trở thành một thành viên xuất sắc trong nhóm của mình”. Như James Altucher từng viết trong cuốn The Rich Employee rằng: “Luôn duy trì mục tiêu của bản thân theo những cách bất ngờ và bỗng nhiên bạn sẽ trở thành mục tiêu mà mọi người đều cố gắng để được như thế”.
Vậy những điều mà nhân viên có giá trị có là gì và phẩm chất nào cần thiết cho người sử dụng lao động? Dưới đây là 5 cách giúp bạn trở thành một nhân viên có giá trị và được chủ doanh nghiệp muốn giữ lại làm việc mãi mãi. Mời các bạn cùng xem qua!
1. Có kỹ năng chuyên môn tốt
Khi tiến hành tuyển dụng lao động, chủ doanh nghiệp thường tìm kiếm những người có kỹ năng cụ thể. Cho dù bạn làm việc về lĩnh vực tài chính, tiếp thị, bán hàng, phát triển hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác trong công ty, bạn phải luôn có những kỹ năng mà công việc yêu cầu. Bên cạnh đó, bạn cũng phải sẵn sàng học hỏi những kỹ năng mới, thứ mà đôi khi có thể giúp bạn đóng một vai trò hoàn toàn khác trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm có thể không nhất thiết được đề cập rõ trong phần mô tả công việc. Đó là kỹ năng “ẩn” cần thiết trong bất kỳ công việc nào.
Ngoài những kỹ năng chuyên môn, người tuyển dụng cũng yêu cầu thêm một số kỹ năng khác như khả năng sắp xếp thời gian và công việc, khả năng đáp ứng thời hạn và trách nhiệm đối với công việc. Tuy nhiên, một kỹ năng khác cũng rất quan trọng đó là khả năng giao tiếp, các nhà tuyển dụng luôn muốn nhân viên của mình có thể hòa hợp tốt với những người khác và giao tiếp tốt với khách hàng ở bất kỳ chế độ nào - qua email, điện thoại hay nói chuyện trực tiếp.
2. Có thái độ làm việc nghiêm túc
Ngoài kỹ năng chuyên môn, một nhân viên có giá trị muốn được giữ lại làm việc, cũng cần phải có thái độ làm việc tốt, nghiêm túc trong công việc.
Thái độ làm việc tốt và nghiêm túc cũng là một trong những yếu tố giúp một người trở thành một doanh nhân thành công, chẳng hạn như: có một cái nhìn tích cực; kiên trì đối mặt với những thách thức và chấp nhận thất bại, bất kể tình huống khó khăn đến thế nào,...
Xem thêm: 5 kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả
3. Luôn đặt câu hỏi khi gặp vấn đề
Các nhân viên được chủ doanh nghiệp trân trọng và tôn vinh khi họ có thể giải quyết tốt các vấn đề với sự mơ hồ. Khi mọi thứ không rõ ràng, họ luôn muốn làm sáng tỏ hơn và đặt ra những câu hỏi chứ không phải im lặng và rồi mơ hồ về các vấn đề, dự án mà mình đang đảm nhận. Họ biết các câu hỏi đúng yêu cầu dẫn đến những câu trả lời mà họ cần.
4. Luôn suy nghĩ trước khi hành động
Nhân viên có giá trị sẽ luôn suy nghĩ trước khi hành động, họ cần suy nghĩ kỹ về lý do tại sao họ làm điều đó và những tác động sẽ xảy ra nếu họ làm điều đó bằng cách này hay cách khác. Họ sẽ nghĩ về những hậu quả của các hành động để có thể dự đoán và chuẩn bị để đối phó với thách thức phía trước.
5. Thể hiện sự cam kết đóng góp đối với công ty
Một nhân viên có giá trị không phải là một người quản lý đảm nhận những công việc thuộc quyền sở hữu của họ. Họ sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ hoặc dự án, cho dù lớn hay nhỏ, vì vậy họ không cần phải nắm giữ tất cả.
Ngoài ra, khi có bất kỳ vấn đề nào đó, họ sẽ chịu trách nhiệm về công việc và hành động để hoàn thành sao cho đúng.
Nhân viên trở thành thành viên quan trọng của công ty khi họ cho thấy khả năng sẵn sàng và cam kết đóng góp cho sự thành công của công ty. Bởi nó không chỉ là công việc của họ; mà còn là của cả doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Các chủ doanh nghiệp của họ biết rằng, bất kể nhiệm vụ gì có thể xảy ra, họ luôn sẵn sàng nhảy vào và làm hết sức mình. Ngoài việc nhận được sự khen ngợi và công nhận, những nhân viên được yêu mến luôn tự hào trong việc làm ra những điều tuyệt vời và tạo ra sự khác biệt tích cực.
Xem thêm: 8 lời khuyên hữu ích về công việc dành cho các bạn trẻ
Chúc các bạn vui vẻ!