6 lời nói dối phổ biến nhất trong hồ sơ xin việc

Cho dù bạn nói dối vì lý do gì thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó.

Thị trường việc làm đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên không có gì khó hiểu khi các ứng viên luôn tìm mọi cách để trở nên nổi bật hơn những người khác. Tuy nhiên, dù lý do là gì đi nữa thì hậu quả của hành vi này có thể lớn hơn rất nhiều so với việc đơn thuần chỉ bị nhà tuyển dụng phát hiện.

Theo một cuộc điều tra được thực hiện bởi CareerBuilder có sự tham gia của 2.188 chuyên viên nhân sự thì số lượng ứng viên nói dối trong hồ sơ xin việc đang có xu hướng tăng chóng mặt.

Dưới đây là 6 lời nói dối phổ biến nhất mà các ứng viên cần dừng lại ngay lập tức nếu không muốn phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ.

1. Kéo dài thời gian làm việc ở các công ty cũ

Kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm có thể khiến hồ sơ xin việc không thực sự ấn tượng. Vì lý do này mà nhiều người "bất chấp tất cả" lựa chọn cách "kéo giãn" thời gian làm việc lên 2, 3 năm, thậm chí là 5 năm so với thực tế.

Tuy nhiên, chỉ cần một cú điện thoại tới công ty cũ của bạn, nhà tuyển dụng có thể phát hiện ngay bạn đang nói dối.

2. "Thổi phồng" những thành tích đã đạt được

Xin việc

Việc quá "bốc phét" về thành tích đạt được cũng tiềm ẩn rủi ro giống như lời nói dối về kinh nghiệm làm việc vậy. Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể kiểm chứng điều này bằng cách gọi đến công ty cũ của bạn.

Hậu quả trên còn chưa kể đến việc nếu năng lực thực tế của bạn chưa đủ để đạt được những thành tích đã đề cập trong hồ sơ thì uy tín của bạn cũng sẽ giảm sút rất nghiêm trọng đấy.

3. "Nâng" chức vụ và trách nhiệm ở công ty cũ

Đề cao bản thân một cách thái quá bằng cách nâng chức vụ từ nhân viên lên trưởng nhóm, phó phòng, thậm chí là trưởng phòng... là lời nói dối vô cùng nguy hiểm.

Bên cạnh rủi ro có thể bị phát hiện nếu nhà tuyển dụng gọi điện cho công ty cũ thì việc nói quá về chức vụ và trách nhiệm trong quá khứ có thể đặt bạn vào những tình huống "dở khóc dở cười" nếu bạn được tuyển và giao cho những nhiệm vụ tương tự, trong khi bạn chưa đủ tầm để thực hiện những nhiệm vụ đó.

4. "Nói quá" về trình độ học vấn, giả mạo bằng cấp

Lời nói dối này rất dễ đưa bạn đến kết cục bị sa thải trong trường hợp đã được tuyển dụng. Đó còn chưa kể đến việc bạn còn có khả năng bị buộc tội vi phạm pháp luật.

5. Giả mạo thư giới thiệu

Giả mạo thư giới thiệu cũng để lại hậu quả tương tự như hành vi giả mạo bằng cấp vậy. Ngoài ra, lời nói dối này cũng kéo theo mối quan hệ giữa bạn và người mà bạn đã đề cập đến trong thư giả mạo đổ vỡ.

6. Thông tin tham khảo không trung thực

Có hai lựa chọn tốt nhất thay vì nói dối ở mục này, đó là bạn có thể viết "người liên hệ sẽ được cung cấp khi có yêu cầu" hoặc hãy đưa ra thông tin chính xác.

Thứ Hai, 12/09/2016 13:00
51 👨 985
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc