5 cách vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng của tác giả Dale Carnegie

5 cách vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng từ tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm

Dale Carnegie là một trong những tác giả nổi tiếng nhất về vấn đề tự hoàn thiện bản thân, phần lớn nhờ vào cuốn sách bán chạy nhất "Đắc Nhân Tâm" (How to Win Friends and Influence People) được xuất bản lần đầu vào năm 1936. Năm 1948 ông tiếp tục xuất bản đầu sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống" (How to Stop Worrying and Start Living) trình bày về các chiến lược tâm lý hiệu quả giúp bạn thoát khỏi những nỗi lo dai dẳng làm cho cuộc sống thêm buồn phiền và hoạt động công việc cũng kém hiệu quả hơn.

Nội dung trong cuốn sách này được tích lũy từ kinh nghiệm dạy học của Carnegie khi giảng dạy những khóa học người lớn tại YMCA (Young Men's Christian Association) ở New York. Carnegie nhận ra rằng lo lắng là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều học viên của ông mắc phải, do đó ông quyết định viết một cuốn sách giúp mọi người có thể chống lại nỗi lo tâm lý của chính bản thân mình.

Dale Carnegie

Trong khoảng thời gian bảy năm viết cuốn sách này để xuất bản, Carnegie đã nghiên cứu về triết học cổ đại và nói chuyện với các giám đốc kinh doanh về chiến lược của họ trong việc vượt qua nỗi lo lắng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ông đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm bằng cách đưa ra lời khuyên cho học sinh của mình để vượt qua những lo lắng và quan sát những việc mà mình đã làm được.

Chúng tôi từng đọc cuốn "Quẳng gánh lo đi và vui sống" và trích ra được 5 phương pháp hiệu quả nhất được Carnegie đúc kết ra từ chính kinh nghiệm cuộc sống và cả kiến thức từ nghiên cứu triết học cổ đại giúp mọi người có thể vượt qua sợ hãi và lo lắng.

1. Tự hỏi bản thân "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?"

Tự hỏi bản thân "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?"

Một phương pháp đơn giản gồm 3 bước có thể giúp bạn nhanh chóng giải quyết những vấn đề đau đầu đang bủa vây xung quanh chúng ta.

Đầu tiên, hãy tự hỏi bản thân mình rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì. Thứ hai, chuẩn bị tinh thần để chấp nhận điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Cuối cùng, tìm ra cách giải quyết cho khả năng xấu nhất đó nếu nó thực sự diễn ra.

Kỹ thuật này được xây dựng dựa trên câu chuyện của Willis Carrier, người sáng lập ngành công nghiệp máy điều hòa hiện đại. Khi làm việc cho công ty Buffalo Forge thời trai trẻ, Carrier nhận ra rằng dịch vụ cung cấp không khí sạch của công ty hoạt động không hiệu quả như ông từng hy vọng.

Carrier nhận thấy điều tồi tệ nhất công ty ông có thể gặp phải là mất trắng 20.000$. Sau đó, ông chấp nhận điều này với suy nghĩ: số tiền bị mất như là chi phí để nghiên cứu chiến lược mới. Ông đưa ra cách giải quyết bằng việc thuyết phục công ty chi 5.000$ để mua một loạt thiết bị mới. Kết quả là công ty không những thoát khỏi nguy cơ thất thoát tài chính mà còn đem về lợi nhuận 15.000$.

2. Nhìn nhận sự việc một cách khách quan

Nhìn nhận sự việc một cách khách quan

Herbert E. Hawkes - cựu trưởng khoa của trường Đại học Columbia, từng nói với Carnegie rằng: "Nếu một người dành thời gian nhìn nhận sự việc một cách khách quan, vô tư thì lo lắng sẽ tan biến theo ánh sáng của tri thức".

Carnegie đã chỉ ra hai cách để có thể nhìn nhận sự việc theo hướng khách quan: Bạn có thể giả vờ như mình đang nhìn nhận sự việc cho người khác chứ không phải bản thân thì cảm xúc chủ quan sẽ không còn can thiệp vào nhiều.

Hoặc hãy giả vờ như mình là một luật sư chuẩn bị đưa ra bằng chứng chống lại những bằng chứng kết tội chính bản thân bạn từ phía bên kia - do đó bạn cần phải thu thập đủ mọi bằng chứng để chống lại. Hãy ghi ra những điều bạn dùng để bảo vệ bản thân và chống lại bản thân ra cùng một tờ giấy, bạn sẽ thấy rõ được hai mặt khác nhau của vấn đề.

3. Tạo ra những giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề

Nhìn nhận sự việc một cách khách quan

Leon Shimkin - tổng giám đốc xuất bản Simon and Schuster, đã tìm ra một cách hữu hiệu để giảm thiểu thời gian trong các cuộc họp nhân viên đi 75%.

Ông nói với các cộng sự rằng mỗi khi họ muốn trình bày bất cứ vấn đề gì tại cuộc họp thì phải nộp trước một bản ghi nhớ trả lời bốn câu hỏi: Vấn đề là gì? Nguyên nhân của vấn đề đó? Những giải pháp giải quyết khả thi? Giải pháp bạn muốn đề nghị là gì?

Theo Leon Shimkin cho biết, kể từ khi đưa ra hệ thống bốn câu hỏi này, nhân viên của ông trong cuộc họp rất ít khi đưa ra bất kỳ ý kiến nào để thảo luận vì họ đã tự đưa ra câu trả lời cho bản thân.

"Họ nhận ra rằng để trả lời được 4 câu hỏi đó họ phải đối mặt với tất cả những vấn đề và nghĩ kỹ về các vấn đề đó" Shimkin nói với Carnegie. Kể từ khi họ làm theo hệ thống mới này "các giải pháp thích hợp lý được tìm ra một cách dễ dàng hơn".

Hay hiểu theo cách đơn giản là hành động sẽ thế chỗ cho những lo âu.​

4. Hãy nhớ luật bình quân

Nhìn nhận sự việc một cách khách quan

Luật bình quân nội dung liên quan đến xác suất có thể xảy ra của một sự việc cụ thể - và bạn nên tham khảo luật này để tìm ra cách giải quyết nếu nó có giá trị "phiền muộn". Do đó, bạn đừng quá lo lắng bởi những điều bạn hay suy nghĩ đến, xác suất xảy ra có thể thấp hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy.

Carnegie viết rằng Hải quân Hoa Kỳ thường sử dụng luật bình quân để khích lệ tinh thần thủy thủ. Các thủy thủ được giao tàu chở dầu có chỉ số octane cao ban đầu thường cảm thấy lo lắng vì những thùng dầu đó có khả năng phát nổ rất cao. Vì vậy, Hải quân đã cung cấp cho họ số liệu chính xác như sau: 100 thùng dầu nếu trúng phải ngư lôi, 60 thùng sẽ nổi và chỉ có 5 thùng chìm xuống nước trong vòng 10 phút, đủ thời gian để họ rời khỏi tàu.

5. Đặt một "lệnh dừng lỗ" trên những lo lắng của bạn

Đặt một "lệnh dừng lỗ" trên những lo lắng của bạn

Lệnh dừng lỗ là một thuật ngữ dùng hoạt động giao dịch cổ phiếu. Một nhà đầu tư cho biết: anh ta đã đặt một lệnh dừng lỗ trên mỗi thị thường cam kết được tạo ra. Dưới đây là cách thức hoạt động của nó: Giả sử bạn mua một cổ phiếu có giá bán ra 100$ và đặt lệnh dừng lỗ 90$, nếu giá của cổ phiếu tuột xuống còn 90$ thì lập tức cổ phiếu đó sẽ được bán ra - mà không cần xác nhận lại.

Rõ ràng hơn là chính cuộc đời của Carnegiem, ngày trước ông từng có ước mơ trở thành một tiểu thuyết gia nhưng sau vài năm cố gắng hết sức mà không có kết quả nhất định, ông quyết định dừng lại để quay trở về bục giảng và viết những cuốn sách dạy làm người, đã rất thành công.

Bạn có thể áp dụng quy tắc này trong cuộc sống hằng ngày để nhận ra được đâu là là điểm dừng hợp lý để vứt bỏ những nỗi lo lắng và đi tìm con đường khác thành công hơn.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Thứ Năm, 17/11/2016 07:45
4,511 👨 21.086
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống