5 cách tạo động lực cho nhân viên và chính bản thân

Khuyến khích tinh thần làm việc cho đồng nghiệp nơi công sở

Khi nói chuyện với người quản lý của tôi, một trong những vấn đề chung chúng tôi gặp phải là khó khăn trong việc tạo động lực cho nhân viên. Dưới đây là các phương pháp đã được nghiên cứu chứng minh có thể giúp tạo động lực, khuyến khích tinh thần làm việc cho nhân viên và cho chính bạn.

Hiệu ứng tích cực rất dễ lan truyền

Luôn tích cực là nền tảng rất tốt để tạo động lực cho những người xung quanh. Có những bằng chứng rất vững chắc cho rằng cảm xúc – dù là tiêu cực hay tích cực – đều có thể "lây nhiễm" tới người xung quanh thông qua 1 quá trình gọi là "lây nhiễm cảm xúc". Vậy nên đừng để đồng nghiệp hoặc các thành viên trong nhóm của bạn thấy bất kì điều gì khác ngoài năng lượng tích cực và tinh thần "tôi có thể làm được". Hãy nhớ rằng "củng cố tích cực" (khuyến khích các hành vi tích cực) thì luôn tốt hơn là tập trung vào các hành vi tiêu cực và những biện pháp trách phạt.

Luôn thể hiện tinh thần tích cực
Luôn cho đồng nghiệp thấy năng lượng tích cực của bản thân

Trở thành tấm gương có sức thuyết phục

Một leader hoàn hảo không bao giờ đòi hỏi các thành viên làm nhiều hơn những gì họ sẵn sàng làm. Hãy trở thành tấm gương bằng cách làm việc chăm chỉ, luôn là người đầu tiên cố gắng giải quyết các vấn đề hay nhận các nhiệm vụ và những người khác sẽ đi theo bạn.

Sẵn sàng đương đầu với khó khăn
Sẵn sàng là người đầu tiên đương đầu với mọi khó khăn

Tập trung vào các nhiệm vụ chung

Nhiều người mất động lực bởi họ quên đi mục tiêu. Một người leader xuất sắc sẽ tập trung vào sứ mệnh của cả nhóm hoặc cả tổ chức và khiến mọi thành viên cam kết với sứ mệnh đó. Khi động lực giảm sút, người leader có thể gợi nhắc các thành viên về mục tiêu chung và tầm quan trọng của công việc mà họ đang làm.

Đặt ra các mục tiêu thử thách

Đặt mục tiêu là một trong những cách tốt nhất để khiến các thành viên khác gắn bó và có động lực làm việc. Đây cũng là 1 môn khoa học và cần chú ý tới quá trình để có được thành công. Có 1 acronym* cho mục tiêu đặt ra đó là SMART: Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Attainable (có khả năng đạt được), Relevant (có liên quan) và Time-bound (có thời hạn xác định). Điều này có nghĩa là mục tiêu đặt ra cần phải cụ thể với các kết quả đo lường được. Chúng cũng cần phải thực tế, không quá xa vời (để có thể đạt được) nhưng cũng không quá thấp (không đủ thử thách), có ý nghĩa với từng thành viên và nên có thời gian hoàn thành cụ thể.

Chúc mừng những thắng lợi nhỏ

Nghiên cứu chỉ ra rằng cách tốt nhất để tạo động lực một cách thường xuyên là trải nghiệm những "chiến thắng nhỏ" bằng cách chia công việc lớn thành các nhiệm vụ nhỏ, các bước có thể đo lường được và ăn mừng mỗi khi đạt được từng bước. Đây là chiến thuật khiến cuộc chơi trở nên hấp dẫn hơn – giống như khi bạn vượt qua từng level trong Angry Birds hay Candy Crush hoặc có được 1 chiến thắng nhỏ trong trận chiến lớn... Tất cả sẽ khiến bạn có động lực muốn đạt được nhiều hơn.

Từng bước hoàn thành mục tiêu
Từng bước hoàn thành và ăn mừng những chiến thắng nhỏ

Bạn có thể sử dụng những kĩ thuật này không chỉ để tạo động lực cho nhóm của mình mà còn làm cơ sở để khuyến khích con cái, học sinh hay chính bản thân bạn.

* Acronym là một từ được ghép bằng các chữ cái đầu của những từ khác mà chính nó cũng có thể phát âm như 1 từ.

Tác giả: Ronald E. Riggio

Thứ Ba, 05/07/2016 07:52
21 👨 4.097
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc