4 yếu tố quan trọng cần chú ý để phát hiện ra lời nói dối

Hứng thú của con người đối với việc phát hiện lời nói dối được chứng minh qua nhiều chương trình truyền hình và phim điện ảnh nổi tiếng như Lie To Me hay The Negotiator (Nhà thương thuyết), nơi những biểu cảm nhỏ và chuyển động mắt được làm với tốc độ chậm lại giúp người xem dễ dàng nhìn ra chúng.

Trong khi đó, việc dành càng nhiều thời gian và năng lượng vào việc phát hiện nói dối càng dễ dàng có thể đọc vị người khác tốt hơn đã được chứng minh là đúng. Bạn cũng có thể áp dụng một số kỹ thuật nhanh chóng và dễ dàng để phát hiện ra lời nói dối.

4 yếu tố quan trọng cần chú ý để phát hiện ra lời nói dối

Để có thể phát hiện ra những câu nói không trung thực, bạn cần phải có một cảm giác về tổng thể quá trình phát hiện lời nói dối. Ngoài ra, còn có các khía cạnh lớn mà bạn cần phải chú ý như ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu cảm xúc, hành vi cho thấy cảm giác có lỗi hay khó chịu, lựa chọn ngôn từ và các triệu chứng sinh lý học. Mời các bạn cùng đón đọc 4 yếu tố quan trọng cần chú ý để phát hiện ra lời nói dối nhé!

Bạn nên xem đoạn video này trước để có ý tưởng ngắn gọn ban đầu:

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể

Khi chú ý quan sát ngôn ngữ cơ thể với mục đích học cách phát hiện lời nói dối, hãy bắt đầu so sánh cách giao tiếp phi ngôn ngữ của ai đó bằng việc xác định cơ sở của sự thành thực. Một cách đơn giản để làm việc đó là nói một điều bạn biết là thật và sau đó ghi nhớ trong đầu cơ thể của đối tượng sẽ phản ứng ra sao khi đưa ra câu trả lời.

Chẳng hạn, nếu bạn biết người đó đi du lịch ở Hawaii hãy nói: “Tháng trước cậu vừa đi du lịch ở Hawaii trong một tuần liền. Thích thế!”. Sau đó, nói điều gì đó mà bạn biết là sai: “Và cậu còn có chuyến đi biển ở đó nữa. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời!”.

Hãy quan sát cách họ thể hiện sự không đồng ý mà không thông qua lời nói và sau đó là ngôn ngữ cơ thể khi họ sửa lời bạn. Giờ chắc hẳn bạn đã có trong đầu hai hình ảnh lúc họ trả lời "" và "không" rồi, những thứ này sẽ giúp bạn có cơ sở phán đoán những điều sau đó. Trong tương lai, khi hỏi "" hoặc "không" bạn sẽ thấy những phản ứng sinh lý học tương tự như căn cứ bạn đã xây dựng trước đó. Nếu không giống, hẳn là có sự không thành thật.

Dưới đây là một vài biểu hiện sinh lý học của con người khi nói dối:

  • Các động tác tay hạn chế và cứng nhắc;
  • Giảm thiểu sự tương tác qua ánh mắt;
  • Chạm tay lên mặt nhiều lần;
  • Ngôn ngữ cơ thể không khớp với lời nói.

Tín hiệu cảm xúc

Tín hiệu cảm xúc

Cách con người thể hiện cảm xúc cũng có thể cho thấy liệu họ có đang thành thật hay không, chỉ bằng việc để ý tới những biểu hiện cảm xúc bất thường sẽ giúp bạn học được cách phát hiện nói dối.

  • Quan sát những cảm xúc bị trì hoãn;
  • Để ý tới những cảm xúc diễn ra lâu hơn bình thường;
  • Biểu hiện cảm xúc bị giới hạn trên một khu vực khuôn mặt chứ không phải toàn bộ khuôn mặt.

Lựa chọn ngôn từ

Lựa chọn ngôn từ

Việc lựa chọn ngôn từ cũng tiết lộ người đó có nói dối hay không. Khi một người đang nói dối, họ cần giữ bản thân tránh xa những lời nói không thành thực do sự bất đồng nhận thức bởi sự lừa dối gây ra. Để làm điều này, họ thay đổi cách thể hiện lời nói dối với bản thân và sự thể hiện này sẽ gây nên vô số ảnh hưởng lên ngôn ngữ của họ.

Nếu quan tâm một cách đặc biệt, bạn có thể thấy ngay cả cách dùng đại từ cũng có thể tiết lộ liệu chúng ta đang nói thật hay nói dối. Theo tiến sỹ James W. Pennebaker của trường Đại học Texas tại Austin, các đại từ như "tôi", "của tôi" thể hiện sự sở hữu câu nói. Từ đó, khi một người nói dối họ sẽ sử dụng những đại từ này ít hơn vì họ đang có những dấu hiện ngôn ngữ tránh xa khỏi lời nói dối.

  • Người đang nói dối sẽ ít đưa ra những câu nói trực tiếp;
  • Thường nhắc lại đúng những từ ngữ mà bạn vừa nói;
  • Có những chi tiết không cần thiết được thêm vào câu nói dối;
  • Câu nói có từ phủ nhận như "sẽ không" hoặc "đã không" sẽ ít chân thực hơn những từ khẳng định;
  • Người đang nói dối sẽ thêm những từ như "thực tế thì", "thật lòng mà nói" hoặc "thẳng thắn mà nói";
  • Việc chuyển chủ đề một cách đột ngột cũng là dấu hiệu của sự không trung thực.

Các triệu chứng sinh lý

Các triệu chứng sinh lý

Phần lớn những gì được liệt kê ở trên là cách phát hiện nói dối trong tầm kiểm soát ý thức của kẻ nói dối. Tuy nhiên, có những thứ ngoài ý thức con người nên rất khó để kiểm soát hay giấu diếm, chẳng hạn:

  • Toát mồ hôi có thể là một dấu hiệu nói dối;
  • Nói dối làm tăng sự bài tiết lượng adrenaline trong cơ thể. Điều này gây ra biến động trong việc tiết nước bọt khiến người đó nuốt xuống nhiều hơn và phải hắng giọng do khô cổ họng;
  • Tim thường đập nhanh hơn nên sẽ thở gấp hơn;
  • Giảm việc chớp mắt cũng là dấu hiệu của lời nói dối.

Tuy việc nói dối khá phổ biến nhưng nó không diễn ra một cách tự nhiên. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều muốn nói sự thật ngay cả khi họ cần phải nói dối. Để nói dối, não bộ phải đi vào tình trạng quá tải nhận thức để cung cấp đủ thông tin cần thiết thực hiện việc nói dối. Tâm trí và cơ thể được kết nối với nhau theo nhiều cách nên chúng hoàn toàn đúng khi nói não bộ càng tăng cường nhận thức thì cơ thể càng để lộ ra nhiều triệu chứng.

Cách duy nhất để trở nên giỏi trong việc phát hiện nói dối là nhìn vào bức tranh lớn (tổng thể tất cả những biểu hiện trên) và áp dụng vào người mà bạn đang quan sát. Hãy bảo đảm bạn có chú ý tới các chuẩn mực văn hóa và tính cách cá nhân bằng việc thiết lập mối quan hệ với cá nhân đó. Giữ đầu óc thoải mái và thư giãn khi muốn trở thành một bậc thầy trong việc phát hiện nói dối.

Xem thêm: Hiểu rõ 5 vấn đề tâm lý này, cuộc sống của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn!

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 12/09/2017 17:26
51 👨 1.360
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống