Công thức tính diện tích xung quanh hình nón cụt, diện tích toàn phần hình nón cụt, thể tích hình nón cụt

Mời các bạn cùng tìm hiểu hình nón cụt là gì, công thức tính thể tích hình nón cụt, diện tích xung quanh và toàn phần hình nón cụt trong bài viết dưới đây.

Như đã tìm hiểu từ bài viết trước, hình chóp được tạo thành khi xoay một tam giác vuông quanh trục của nó (một cạnh góc vuông) một vòng.

1. Tính diện tích hình nón cụt

Diện tích hình nón cụt thường được nhắc đến với 2 khái niệm: diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.

1.1. Tính diện tích xung quanh hình nón cụt

Diện tích hình nón cụt thường được nhắc đến với 2 khái niệm: xung quanh và toàn phần.

Diện tích xung quanh hình nón bằng hiệu diện tích xung quanh của hình nón lớn và hình nón nhỏ

Trong đó:

  • Sxung quanh là diện tích xung quanh hình nón cụt.
  • r1r2 là bán kính 2 đáy của hình nón cụt.
  • l là độ dài đường sinh của hình nón cụt.

Diện tích xung quanh hình nón cụt chỉ bao gồm diện tích mặt xung quanh, bao quanh hình nón cụt, không gồm diện tích hai đáy.

Công thức tính diện tích xung quanh: bằng hiệu diện tích xung quanh của hình nón lớn và hình nón nhỏ.

1.2. Tính diện tích toàn phần hình nón cụt

Diện tích hình nón cụt thường được nhắc đến với 2 khái niệm: xung quanh và toàn phần.

  • r1r2 là bán kính 2 đáy của hình nón cụt.
  • l là độ dài đường sinh của hình nón cụt.

Diện tích toàn phần được tính là độ lớn của toàn bộ không gian hình chiếm giữ, bao gồm cả diện tích xung quanh và diện tích hai đáy tròn.

Suy ra:

S_{toanphan}=\pi.(r_1+r_2).l+\pi.r^2_1+\pi.r^2_2

Trong đó:

  • Sxungquanh là diện tích xung quanh hình nón cụt.
  • Stoanphan là diện tích toàn phần hình nón cụt
  • S2day là diện tích 2 mặt đáy

Diện tích toàn phần được tính là độ lớn của toàn bộ không gian hình chiếm giữ, bao gồm cả diện tích xung quanh và diện tích hai đáy tròn.

Công thức tính diện tích toàn phần: bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích của 2 đáy.

Ví dụ:

Cho một hình nón cụt có bán kính hai mặt đáy r1 và r2 lần lượt bằng 5cm và 7cm. Đường sinh l nối từ đỉnh tới đáy hình nón là 6cm. Hỏi diện tích toàn phần, diện tích xung quanh của hình nón này bằng bao nhiêu?

Một hình nón cụt có bán kính hai mặt đáy r1 và r2 lần lượt bằng 5cm và 7cm

Giải:

Áp dụng theo công thức tính diện tích toàn phần của hình nón cụt, ta có r1 = 5cm, r2 = 7cm và chiều dài đường sinh l = 6cm. Suy ra diện tích toàn phần của hình nón cụt khi áp dụng theo công thức như sau:

Stp = π.(5 + 7).4 + (π.52 + π.72) = π.12.4 + (π.25 + π.49) = 383,08 (cm2).

Như vậy diện tích toàn phần của hình nón cụt này bằng xấp xỉ 383,08 cm2.

Diện tích xung quanh của hình nón cụt là:

Sxq = π.(r1 + r2).l = π.(5 +7).6 ~ 226 cm2.

2. Tính thể tích hình nón cụt

Thể tích hình nón cụt là lượng không gian mà hình nón cụt chiếm.

Công thức tính thể tích hình nón cụt: bằng hiệu thể tích của hình nón lớn và hình nón nhỏ.

Diện tích hình nón cụt thường được nhắc đến với 2 khái niệm: xung quanh và toàn phần.

Thể tích hình nón cụt bằng hiệu thể tích của hình nón lớn và hình nón nhỏ.

Trong đó:

  • V là thể tích hình nón cụt.
  • r1r2 là bán kính 2 đáy của hình nón cụt.
  • h là chiều cao của hình nón cụt (khoảng cách giữa 2 đáy).

Ví dụ: Cho một hình nón cụt có bán kính hai mặt đáy r1 và r2 lần lượt bằng 5cm và 9cm. Chiều cao nối giữa hai bán kính mặt đáy này có độ dài 8cm. Hỏi diện tích toàn phần của hình nón này bằng bao nhiêu?

Cho một hình nón cụt có bán kính hai mặt đáy r1 và r2 lần lượt bằng 5cm và 9cm

Giải: 

Áp dụng theo công thức tính thể tích hình nón cụt ta có: r1 = 5cm, r2 = 9cm, h = 8cm.
V = 1/3π.8. (52 + 5.9 +92) = 1264,37 (cm3).

Như vậy thể tích của hình nón cụt này bằng xấp xỉ 1264,367 cm3.

Ví dụ 2:

Cho hình nón cụt như hình vẽ

Hình nón cụt

Biết rằng bán kính của đáy nhỏ là r = 3cm, bán kính của đáy lớn là R = 6cm, độ dài AB = 4cm. Hãy tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón cụt.

Giải:

Diện tích xung quanh của hình nón cụt là:

Sxq = π(r + R)l = π(3 + 6).4 = 36π (cm2)

Để tính chiều cao hình nón cụt, ta có hình vẽ sau:

Chiều cao hình nón cụt

Áp dụng định lý Py – ta – go và tam giác AHB vuông tại H ta có:

AH=\sqrt{AB^2-BH^2}=\sqrt{AB^2-(R-r)^2}=\sqrt{16-1}=\sqrt{15}(\mathrm{cm})

Thể tích của hình nón cụt là:

V=\frac{1}{3}\pi AH\left(r^2+R^2+rR\right)=\frac{1}{3}\pi\sqrt{15}\left(3^2+6^2+3.6\right)=21\pi\sqrt{15}\left(\mathrm{cm}^3\right)

3. Hình nón cụt là gì?

Khi cắt hình nón bởi một mặt phẳng song song với đáy thì phần mặt phẳng nằm trong hình nón là một hình tròn. Phần hình nằm giữa mặt phẳng nói trên và mặt đáy được gọi là một hình nón cụt.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình nón cụt trong cuộc sống như chiếc chụp đèn nàyKhi cắt hình nón bởi một mặt phẳng song song với đáy thì phần mặt phẳng nằm trong hình nón là một hình tròn.

Có thể hiểu, hình nón cụt là hình có 2 đáy là hai hình tròn có bán kính to nhỏ khác nhau nằm trên hai mặt phẳng song song có đường nối tâm là trục đối xứng.

Bạn có thể dễ dàng thấy rằng ta thường xuyên bắt gặp hình nón cụt trong cuộc sống như chiếc xô hay cái chụp đèn... Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về hình nón cụt và cách tính diện tích, thể tích hình nón cụt thế nào.

Thứ Bảy, 26/10/2024 20:54
4,631 👨 287.041
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật