Ưu điểm của việc tăng tốc phần cứng trong các thiết bị Edge

Khi ngày càng có nhiều tiện ích kết nối với Internet of Things, câu hỏi được đặt ra là: Người dùng có nên tăng tốc phần cứng trên các thiết bị này không? Hay đó là một việc làm dư thừa? Với định hướng mà IoT đang hướng đến, khả năng tăng tốc phần cứng rất có thể là một sự bổ sung quan trọng cho các loại phần cứng cụ thể. Hãy xem xét lý do tại sao qua bài viết sau đây.

Khái niệm tăng tốc phần cứng có nghĩa là gì?

Khái niệm

Trước khi đi sâu vào lý do tại sao việc tăng tốc phần cứng có lợi cho các thiết bị Edge (thiết bị “ranh giới”), ta cần tìm hiểu nghĩa của tất cả các thuật ngữ này. Sau đó ta mới có thể thấy chúng mang lại lợi ích như thế nào cho thế giới IoT!

Tăng tốc phần cứng là khi một máy tính nhận được sự “giúp đỡ” từ các phần cứng bổ sung để xử lý một nhiệm vụ nào đó. Nếu người dùng thực hiện một tác vụ chẳng hạn như hiển thị video 3D, việc tăng tốc phần cứng có thể cho phép thành phần khác (ví dụ như card đồ họa) “nhảy vào” và giúp đẩy nhanh quá trình.

Các thiết bị “ranh giới” đang ở trên “ranh giới” của các mạng. Chúng thường đóng vai trò là điểm tiếp cận (entry point) Internet nói chung. Các thiết bị này có vẻ phức tạp hơn thực tế. Thiết bị mà bạn dùng để đọc bài viết này về mặt kỹ thuật cũng là một thiết bị “ranh giới”! Như vậy, chúng thường là loại tiện ích mà người dùng trực tiếp tương tác.

Xu hướng phát triển theo hướng điện toán ranh giới

Điện toán ranh giới

Hiện tại, các thiết bị “ranh giới” IoT thường lấy dữ liệu, xử lý, sau đó gửi nó đến một máy chủ đám mây. Đám mây thực hiện tất cả các tính toán và gửi kết quả trở lại. Thiết bị sau đó báo cáo kết quả cho người dùng. Người dùng không cần nhiều sức mạnh xử lý cho việc này, vì vậy khả năng tăng tốc phần cứng là không cần thiết.

Nếu điều đó thay đổi thì sao? Thay vì sử dụng các thiết bị “zombie” chỉ thực sự có khả năng xử lý đầu vào và đầu ra, trong tương lai IoT sẽ có các thiết bị điều khiển bằng AI tự “tư duy” mọi thứ. Đây chính xác là cách mà Internet of Things đang hình thành. Theo cách đó, người dùng không cần kết nối Internet để thiết bị thực hiện các chức năng ngoại tuyến.

Kết hợp các yếu tố

Kết hợp các yếu tố

Có cách để làm cho một thiết bị hiệu quả hơn trong quá trình xử lý và con người cũng có nhu cầu tăng sức mạnh xử lý khi các thiết bị bắt đầu tự “tư duy” bằng cách sử dụng AI. Kết hợp cả hai yếu tố này, người dùng sẽ thấy tại sao tăng tốc phần cứng có thể hữu ích cho Internet of Things.

Trên thực tế, ta đã thấy sự tăng tốc đang diễn ra trong thế giới IoT! Google đang triển khai bộ tăng tốc AI cho machine learning. Một công ty phát hiện ra rằng việc sử dụng khả năng tăng tốc phần cứng trong các thiết bị IoT đã làm giảm tác động của chu kỳ boot, giúp giảm 1000 lần lượng điện năng tiêu thụ và thời lượng pin tốt hơn gấp 10 lần.

Nói tóm lại, tăng tốc phần cứng sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho các thiết bị “ranh giới” khi chúng thực sự bắt đầu tự “tư duy”. Có thể trong thời đại hiện nay, khi các thiết bị có thể dựa vào đám mây, việc tăng tốc phần cứng là không cần thiết. Khi thế giới IoT phát triển và AI trở thành một phần cốt lõi của mạng, nó sẽ giúp các thiết bị “học” tốt và nhanh hơn.

Tăng tốc hướng tới tương lai

Mặc dù khả năng tăng tốc phần cứng có vẻ không quan trọng lắm trong phạm vi hiện tại của Internet of Things, nhưng nhu cầu về các thiết bị hỗ trợ AI trong tương lai có nghĩa rằng nó sẽ là một công cụ tiện dụng sau này. Bây giờ, bạn đọc đã biết khái niệm tăng tốc phần cứng là gì và tại sao nó lại hữu ích cho các thiết bị “ranh giới”.

Bạn có nghĩ tăng tốc phần cứng là không cần thiết cho các thiết bị IoT không? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến trong phần bình luận dưới đây nhé!

Thứ Năm, 21/02/2019 16:30
51 👨 249
0 Bình luận
Sắp xếp theo