Windows cung cấp một loạt công cụ trên Control Panel để người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh hầu hết các cài đặt. Tuy nhiên đôi khi việc truy cập Control Panel khá mất thời gian và bạn có thể sử dụng một cách khác nhanh hơn là thông qua lệnh Run.
Lưu ý: Trong trường hợp không biết mở hộp thoại Run, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó bạn có thể nhập các lệnh trong bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
1. Lệnh "\" : Sử dụng lệnh này để mở ổ đĩa hệ thống (ổ chứa hệ điều hành của bạn - thường là ổ C).
Trên cửa sổ hộp thoại Run, bạn nhập lệnh "\" sau đó nhấn Enter để mở ổ đĩa C. Đây là cách nhanh nhất để mở ổ đĩa C.
2. Lệnh "." : Sử dụng lệnh này để truy cập vào thư mục của người dùng, nằm trong thư mục User chứa những thư mục khác như Downloads, My Documents, Desktop, Pictures...
3. Lệnh ".." Để mở thư mục Users nằm trực tiếp trên ổ đĩa C.
4. Lệnh calc: Mở ứng dụng máy tính bỏ túi trên Windows. Bạn chỉ cần nhập từ khóa calc vào hộp thoại Run là xong.
5. Lệnh cmd: Lệnh này để mở Command Prompt (không phải dưới quyền Admin).
6. Lệnh powershell: Nếu các lệnh Command Prompt đã quá cũ với bạn, bạn có thể sử dụng Powershell. Sử dụng lệnh Powershell để mở PowerShell (không phải dưới quyền Admin).
7. Lệnh netplwiz: Lệnh này sẽ mở cửa sổ User Accounts bao gồm các thiết lập sâu hơn cho các tài khoản trên máy tính của bạn.
Nếu bạn muốn dùng Authorization Manager, hãy gõ lệnh azman.msc.
8. Lệnh gpedit.msc: Group Policy Editor trong Windows cho phép bạn thay đổi và thiết lập các quy tắc của Windows. Group Policy Editor là một công cụ được ẩn trên Windows, do đó bạn có thể sử dụng lệnh này để mở Group Policy Editor nhanh nhất.
9. Lệnh lusrmgr.msc: Sử dụng lệnh này để mở Local Users and Groups Manager. Tại Local Users and Groups Manager bạn có thể chỉnh sửa thuộc tính của người dùng và các nhóm người dùng.
10. Lệnh mrt: Mỗi tháng Windows sẽ phát hành một phiên bản Microsoft Windows Malicious Software Removal Tool mới thông qua Windows Update. Công cụ miễn phí này sẽ giúp bạn xóa một số phần mềm độc hại phổ biến trên máy tính. Công cụ này chạy ngầm trên nền hệ thống, tuy nhiên nếu bạn muốn chạy công cụ này theo cách thông thường thì có thể sử dụng lệnh Run này.
11. Lệnh ncpa.cpl: Việc sử dụng Internet đồng nghĩa với việc đôi khi bạn phải giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng, và một trong những cách để khắc phục sự cố kết nối mạng là truy cập Network Adapter. Để truy cập vào Network Adapter, bạn có thể sử dụng lệnh Run này .
12. Lệnh perfmon.msc: Nếu muốn theo dõi hiệu suất máy tính Windows của bạn và tác động của các chương trình đang chạy bạn có thể sử dụng Performance Monitor. Để truy cập vào Performance Monitor bạn có thể sử dụng lệnh này.
13. Lệnh powercfg.cpl: Windows cung cấp một loạt các tùy chọn liên quan đến năng lượng để khắc phục các vấn đề liên quan đến việc sử dụng năng lượng trên máy tính của bạn. Bạn có thể truy cập vào tất cả các tùy chọn Power Options thông qua lệnh này.
14. Lệnh appwiz.cpl: Lệnh này sử dụng để mở cửa sổ Programs and Features - nơi bạn có thể nhanh chóng cài đặt hoặc gỡ bỏ bất kỳ một chương trình nào đó.
15. Lệnh devmgmt.msc: Windows Device Manager là nơi bạn có thể quản lý tất cả các thiết bị phần cứng. Bạn có thể sử dụng lệnh devmgmt.msc để nhanh chóng truy cập Windows Device Manager.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lệnh hdwwiz.cpl để truy cập Windows Device Manager.
16. Lệnh regedit: Sử dụng lệnh này để truy cập Windows Registry. Windows Registry là cơ sở dữ liệu phân cấp tổ chức tất cả các cấu hình và cài đặt của hệ điều hành và cài đặt các chương trình.
17. Lệnh msconfig: Windows System Configuration là nơi bạn có thể chỉnh sửa các tùy chọn khác nhau như các tùy chọn Boot, Startup, Services... Bạn có thể sử dụng lệnh Run này để truy cập vào cửa sổ System Configuration.
18. Lệnh sysdm.cpl: Sử dụng lệnh này nếu bạn muốn truy cập vào cửa sổ System Properties.
19. Lệnh firewall.cpl: Lệnh này dùng để mở cửa sổ quản lý hoặc cấu hình tường lửa Windows (Windows Firewall) của bạn.
20. Lệnh wuapp: Lệnh này được sử dụng để kiểm tra, quản lý và cấu hình tất cả các cài đặt liên quan đến Windows Update.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Xoá file rác trong windows
Mở nhanh các công cụ trong Control Panel với Run
Cách hủy lệnh in trong Windows 8
Chúc các bạn ngày mới vui vẻ!