Bài viết sau sẽ giới thiệu cách chuyển từ MDaemon sang postfix.
Cách làm việc của máy mail hiện tại:
mailserver.hostingcompany.com đang nhận mail cho cơ quan abc.com
Cơ quan dùng mailserver.hostingcompany.com để gởi mail đến khách hàng
MDaemon đang chạy để nhận và gởi mail
Cơ quan đang dùng modem để gởi và nhận mail.
Phần mềm sử dụng: postfix, fetchmail và wvdial trong bản VNLinux Secure (hoặc trong các bản Linux khác).
Giả sử cơ quan có domain là abc.com và mạng nội bộ là 192.168.1.0/24. Bên dưới là những việc cần làm sau khi đã có postfix (nhận và gởi mail), fetchmail (tải mail từ máy mail của ISP) và wvdial (chương trình quay số lên mạng) cài đặt.
1. Thêm người dùng nhận mail trên hệ thống:
Nếu bạn sử dụng VNLinux Secure thì có thể thêm nguời dùng bằng cách log in vào webtool, chọn "Quản lý hệ thống" để thêm người dùng. Nếu bạn dùng các bản Linux khác, gõ "useradd -m -s /bin/false id_người_dùng" và "passwd id_người_dùng" để gán mật khẩu.
-s /bin/false có nghĩa shell sử dụng là /bin/false, tức là người dùng sẽ không thể log in vào máy nhưng vẫn có thể nhận và gửi mail.
-m có nghĩa tạo các thư mục của người dùng trong /home/id_người_dùng nếu chưa có sẵn.
2. Đặt hostname cho máy là abc.com
3. Thêm vào /etc/postfix/main.cf những dòng sau:
mynetworks = 192.168.1.0/24
disable_dns_lookups = yes
relayhost = mailserver.hostingcompany.com
4. Tạo một script để tải và gởi mail:
Pollmail là một script sẽ thực hiện việc nhận và gởi mail. Script này được sử dụng trong trường hợp bạn đang dùng wvdial để nối lên mạng bằng modem mỗi nữa giờ để gởi và nhận mail. Trong script này, bạn sẽ cần thay đổi mailserver.hostingcompany.com thành địa chỉ của máy mail bạn đang dùng và đổi abc.com thành tên domain của bạn. Lưu script này lại với tên pollmail, gõ "chmod 755 pollmail" và đặt script này trong /usr/local/bin. Lưu ý: nếu bạn không dùng wvdial để nối lên mạng thì cần sửa lại dòng gần cuối cái tên chương trình bạn đang dùng (thay vì wvdial). Nếu không đường truyền của bạn sẽ không tự disconnect sau khi gởi và nhận mail.
#! /bin/bash # Poll for mail # May be run either by cron or at will by the superuser. PATH=/bin:/usr/bin:/etc:/sbin:/usr/sbin:/usr/local/bin # See if we already have PPP running if netstat -nr | grep ppp0 >/dev/null then echo PPP already running ppp_running=TRUE else # if not, start it up... if [ -f /var/run/ppp0.pid ] && ps -p `cat /var/run/ppp0.pid` then echo wvdial is running ping -c 1 mailserver.hostingcompany.com ppp_running=TRUE else ppp_running=FALSE echo Not connecting to the net right now fi sleep 2 waitpd=0 until netstat -nr | grep ppp0 >/dev/null do if ps -axu | grep -v grep | grep -E 'pppd' >/dev/null then sleep 5 waitpd=`expr $waitpd + 5` if [ $waitpd -gt 120 ] then echo Timed out exit 2 fi else echo exit 1 fi done fi sleep 5 # Collect any mail that is waiting for us echo "Downloading mail for abc.com" fetchmail -f /root/.fetchmailrc case $? in 0) :;; # no problem 1) echo No mail to collect;; 2) echo Could not open socket;; 3) echo User authentication failed;; 4) echo Fatal protocol error;; 5) echo syntax error in fetchmail command;; 6) echo Bad permissions for run control file;; 7) echo Server error reported;; 8) echo Exclusion error;; 9) echo SMTP failure;; 10) echo Undefined error \(bug in fetchmail\);; *) echo Totally unexpected error in fetchmail;; esac echo "Downloading mail for abc.com" fetchmail case $? in 0) :;; # no problem 1) echo No mail to collect;; 2) echo Could not open socket;; 3) echo User authentication failed;; 4) echo Fatal protocol error;; 5) echo syntax error in fetchmail command;; 6) echo Bad permissions for run control file;; 7) echo Server error reported;; 8) echo Exclusion error;; 9) echo SMTP failure;; 10) echo Undefined error \(bug in fetchmail\);; *) echo Totally unexpected error in fetchmail;; esac # Send anything we have for the outside world sendmail -q sleep 900 # If we started PPP, stop it again if [ "$ppp_running" = TRUE ] then /bin/killall -v wvdial fi
5. Tạo cron job để tự động nối lên mạng mỗi nữa tiếng và thực hiện việc nhận và gởi mail sau 3 phút nối lên mạng
Bằng root, gõ crontab -e rồi bỏ những dòng này vào:
00,30 * * * * /usr/bin/wvdial
03,33 * * * * /usr/local/bin/pollmail
6. Dùng fetchmail để nhận mail từ mailserver.hostingcompany.com. Script pollmail ở trên sẽ làm chuyện này. Tuy nhiên bạn cần khai báo nội dùng của ~/.fetchmailrc như bên dưới.
set no bouncemail
set logfile "/var/log/fetchmail"
set postmaster your_id@abc.com
set daemon 0
poll mailserver.hostingcompany.com with protocol pop3, with options
localdomains abc.com
no dns
envelope Envelope-to
user "id_để_login_pop" there with password "mật_khẩu" is * here
with options rewrite mimedecode fetchall pass8bits
antispam -1
* Thay đổi những giá trị này cho phù hợp với tài khoản của bạn
Với cách cấu hình fetchmail bên trên, messages khi tải về sẽ tự động vào hộp mail của người dùng. Nếu mail vì lý do gì đó bị từ chối thì sẽ gởi đến postmaster. Ở đây postmaster là your_id@abc.com.
Trong thời gian thử nghiệm, bạn có thể chạy cả 2 máy (MDaemon và Postfix) cùng lúc và nhớ đổi .fetchmailrc bên trên, thay vì fetchall trong dòng "with options..." thì thế bằng chữ "keep". Nghĩa là khi fetchmail bắt đầu chạy, thông điệp vẫn được giữ lại trên máy chủ để MDaemon lấy về (đây chỉ là trong thời gian thử nghiệm). Khi bạn cảm thấy máy mail postfix đã hoạt động tốt, thay chữ "keep" thành chữ "fetchall" để fetchmail sẽ lấy hẵn về các messages (máy mailserver.hostingcompany.com sẽ không còn những messages này sau khi fetchmail chạy).
Nếu bạn đang sử dụng ADSL, sửa lại script pollmail để khỏi kiểm tra việc đường truyền pppd đang có và việc "hang up" pppd (trong script này wvdial đã được sử dụng). Đồng thời, không cần phải tạo cron job để nối lên mạng mỗi nữa giờ như hàng đầu số 5. bên trên.
Xin lưu ý: đừng quên tạo người dùng trên máy postfix. Nếu không mọi thông điệp sẽ gửi đến postmaster.
Bạn có thể đọc thêm bài giới thiệu về các lệnh căn bản của Postfix để biết cách sử lý thông điệp trong queue.
Postfix: Các lệnh căn bản để xử lý thông điệp trong queue
Tất cả các thông điệp ra/vào đều đi qua queue và chúng được quản lý bởi queue manager hay nói rõ hơn chương trình/lệnh qmgr. Có 5 loại queue trên postfix. Đó là active, bounce, corrupt, deferred, hold. Và tất cả đều nằm trong /var/spool/postfix
Người quản trị mail hay dùng 2 lệnh postsuper và postqueue để quản lý thông điệp nằm trong queue. Thông điệp gởi đi sẽ nằm lại trong deferred queue nếu bị trục trặc nhỏ, ví dụ, không thể tìm thấy host vì hiện tại mạng chưa kết nối, hay vì máy host bên kia đang tạm thời bị sự cố. Những thông điệp nào bị từ chối bởi người nhận hay bị lỗi trầm trọng do máy chủ mail chưa thiết lập đúng thì sẽ bị trả về người gởi ngay lập tức nghĩa là những thông điệp này sẽ không nằm trong queue. Thông điệp nào nằm trong queue sẽ được postfix gởi đi mỗi 17 phút (1000 giây) cho đến khi chúng đã được gởi đi thành công. Bạn có thể thay đổi thời gian postfix kiểm tra thông điệp trong queue (thay vì 1000 giây một lần) bằng cách khai báo/thay đổi giá trị của queue_run_delay trong /etc/postfix/main.cf, postfix sẽ tiếp tục cố gắng gởi đi những thông điệp trong queue trong vòng 5 ngày (5d), sau đó sẽ trả lại người gởi vì lý do gì đó mà thông điệp không gởi được. Bạn có thể thay đổi thời gian postfix giữ thông điệp trong queue bằng cách thay đổi giá trị của maximal_queue_lifetime Để xem giá trị hiện tại (5d), gõ dòng lệnh
[root@proxy kdlc]# postconf | grep maximal_queue_lifetime
maximal_queue_lifetime = 5d
Thông thường postfix sẽ gởi đi khoảng 5 thông điệp một lần. Tùy vào số thông điệp trong queue mà postfix sẽ tự tăng giá trị này lên. Giá trị ( default_destination_concurrency_limit) tối đa là 20. Bạn không nên thay đổi giá trị này vì rất có thể nó sẽ làm những máy mail bạn gởi thông điệp đến sẽ bị tắt nghẽn/chậm chạp đi vì thông điệp gởi đến nhiều quá. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế số lượng thông điệp gởi đi ra ngoài cùng lúc bằng cách thay đổi smtp_destination_concurrency_limit hay sử dụng local_destination_concurrency_limit để hạn chế việc giao (deliver) thông điệp đến người dùng. Thông thường giá trị chuẩn của smtp_destination_concurrency_limit là 20 (tức là bằng với default_destination_concurrency_limit) còn local_destination_concurrency_limit là 2. Làm sao mình biết? Gõ postconf | grep smtp_destination_concurrency_limit và postconf | grep local_destination_concurrency_limit thì bạn sẽ thấy.
Lưu ý: domain.com phải nằm trong biến fast_flush_domains hay relay_domains
Ví dụ: khai báo fast_flush_domains = $relay_domains domain.com trong /etc/postfix/main.cf.
domain.com chỉ là một ví dụ, bạn cần thay đổi một tên thật khi sử dụng. Mỗi lần sửa đổi /etc/postfix/main.cf, bạn phải khởi động lại postfix với dòng lệnh /etc/init.d/postfix restart hay service postfix restart
Bạn có thể theo dõi hoạt động của postfix bằng cách gõ tail -f /var/log/mail.log tại console. Để thoát, nhấn Ctrl-C.
Trong bài viết tới, mình sẽ giới thiệu việc sử dụng clamav để lọc thông điệp bị virus.
Mọi thắc mắc xin gửi lên forum của vnLinux. Bài viết được chuẩn bị bởi larry at vnlinux dot org Script pollmail và .fetchmailrc được sửa lại dựa trên scripts có sẵn trên mạng.