Tái sử dụng máy tính cũ

Máy tính cũ ngày nay không phải là không còn giá trị sử dụng mà vẫn còn hiệu năng nhưng người tiêu dùng vì "lên đời" máy mới nên không dùng đến.

Tại sao bạn không biến đống nhựa, sắt và vi mạch điện tử trong những máy tính cũ thành thứ gì có ích hơn là để không? Sau đây là 5 ví dụ tái sử dụng máy tính cũ khá thú vị theo tạp chí PC World.

Sử dụng cho một ứng dụng cụ thể


Nhiều service của hệ thống ngốn không ít RAM.

Cách đầu tiên là giới hạn việc sử dụng ở một mục đích cụ thể. Giả sử "đối tượng" là một chiếc laptop 5 năm tuổi với tốc độ chỉ bằng phân nửa so với những máy khác cùng giá tiền. Vì một số ứng dụng như antivirus, bộ điều khiển card đồ họa, một số ứng dụng của hệ điều hành... tiêu tốn khá nhiều RAM khi máy hoạt động, nên bạn cần xóa toàn bộ những phần mềm và ứng dụng không cần thiết. Như vậy, sẽ có không có một ứng dụng nào chạy ngầm và làm chậm tốc độ xử lý của máy. Thay vào đó, giờ đây bạn có thể sử dụng khá trơn tru chiếc laptop cũ chỉ với một phần mềm đồ họa, Photoshop chẳng hạn. Cách này khá hay để duy trì sử dụng việc máy tính cũ trong những tác vụ đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý.

Nâng cấp


Nâng cấp RAM là giải pháp khá phổ biến.

Nếu máy tính của bạn không quá cũ, nâng cấp là một sự lựa chọn hợp lý và kinh tế. Tại sao phải bỏ 10 triệu đồng mua máy mới trong khi nhu cầu của bạn đã có thể được đáp ứng chỉ với 2 triệu. Nên tham khảo các hướng dẫn về chọn mua linh kiện phù hợp, an toàn cho "chiến hữu" lâu năm và "dạo" một vòng các diễn dàn công nghệ trước khi quyết định bởi không phải desktop nào cũng có thể nâng cấp, laptop thì thường chỉ có thể thêm RAM.

Máy chủ đa phương tiện


Biến máy tính cũ thành máy chủ.

Dọn dẹp toàn bộ những dữ liệu không cần thiết khỏi máy tính và tải về bản vá mới nhất cho hệ điều hành đang sử dụng trước khi bắt đầu.

Với "dự án" này, bạn cần:

- Một đường truyền Internet tốc độ cao.
- Card mạng.
- Router.
- Một lượng đủ ổ cứng để lưu trữ dữ liệu.

Khi đã sắp đặt các thành phần như hướng dẫn, bạn cần thiết lập kết nối trong hệ điều hành. Nhấp chuột vào Start, chọn Control Panel, tiếp theo chọn "Network and Internet Connections". Từ đây, chọn "Network Connections", sau đó nhấp chuột vào "Network and Sharing Center". Bạn sẽ thấy ở dưới là một danh sách các lựa chọn cụ thể. Nếu bạn chưa thiết lập mạng, chọn "Set up a new connection or network". Khởi động lại máy để việc thiết lập kết nối có hiệu lực.

Tiếp theo, đổi tên máy tính cho riêng biệt và dễ nhớ. Để làm việc này, kích chuột phải vào "My Computer", rồi "Properties". Bạn có thể đổi tên máy qua lựa chọn "Change setting" dưới "Computer Name, domain, and workgroup settings". Giờ bạn đã có thể kết nối bất kỳ thiết bị nào trong mạng để chia sẻ dữ liệu trong máy chủ mới tạo. Nên tạo một thư mục chia sẻ chung trong C:\Users\Public trên máy tính của mình.

Nếu sử dụng Windows Vista hay Windows 7, máy tính có thể tự động tìm kiếm những thiết bị đang kết nối vào mạng, và ngược lại. Để truy cập vào dữ liệu chia sẻ từ xa, mở cửa sổ Explorer và chọn "Network". Có thể máy tính sẽ yêu cầu cấu hình lại các thiết lập chia sẻ dữ liệu. Giờ chỉ cần kết nối đến máy chủ hoặc thiết bị bằng những biểu tượng tương ứng.

Trong Windows Vista, có thể tạo một "homegroup". Đó là một cách đơn giản và nhanh chóng để tạo một mạng chia sẻ dữ liệu. Chỉ cần vào "Network and Sharing Center" trong "Network and Internet" ở Control Panel và chọn "Choose homegroup and sharing options". Nếu chưa có nhóm nào, bạn sẽ phải thiết lập mới. Ngược lại, chỉ cần tham gia vào bằng cách nhấp "Join now". Sau đó, hãy làm theo các chỉ dẫn ở trên để kết nối các thiết bị.

Giờ đây các máy tính đã kết nối với nhau, bạn có thể chia sẻ những tập tin đa phương tiện giữa chúng. Bằng cách lưu dữ liệu vào những vùng được định sẵn, bạn có thể tự do chia sẻ nhạc, ảnh, hay phim. Nhiều máy tính sử dụng Windows được cài sẵn Windows Media Center. Phần mềm này đã có các tùy chọn để tìm nhạc, phim ở các thư mục chia sẻ trên các thiết bị khác trong mạng.

Nếu sử dụng iTunes, có thể sử dụng tính năng Home Sharing. Để kích hoạt Home Sharing, chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng trong iTunes và đăng nhập bằng ID Apple của mình. Lặp lại những thao tác trên với tất cả những máy tính trong mạng. Một khi các máy tính đã được kết nối, bạn có thể mở phụ mục Home Sharing, chọn nội dung chia sẻ và bắt đầu truyền tải trực tiếp dữ liệu từ máy này sang máy khác. Không cần thiết phải tạo thư mục chia sẻ cho phương pháp này.

Trung tâm giải trí đa phương tiện


Một bộ HTPC chuyên nghiệp ngoài thị trường có giá rất cao.

Hầu hết cấu hình máy tính được xây dựng trong 10 năm qua đều có ổ ghi DVD hoặc CD, ổ đĩa cứng, khe cắm USB cùng với hệ thống dữ liệu đa phương tiện với nhạc, phim và hình ảnh. Tất cả những thứ trên rất phù hợp cho việc biến máy tính cũ của bạn thành một trung tâm giải trí đa phương tiện gia đình (HTPC) thực thụ. Một bộ HTPC hiện tại giá khá đắt, khoảng trên dưới 8 triệu đồng cho một cấu hình tạm đủ. Nếu tận dụng máy tính cũ để làm HTPC thì bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Tất nhiên, với điều kiện là máy tính phải có khả năng chiếu phim chất lượng cao (tốt nhất là chuẩn HD) và có một ổ cứng đủ để chứa một lượng phim, nhạc, ảnh nhất định.

Để biến desktop cũ thành HPTC, bạn cần:

- Cáp nối.
- Đầu chuyển giữa các chuẩn.
- TV phù hợp.
- Vỏ máy HTPC (nếu bạn cần tính thẩm mỹ).

Kết nối TV và máy tính bằng cáp nối. Nếu các thiết bị này không cùng một chuẩn, bạn sẽ cần dùng đến một đầu chuyển thích hợp. Máy tính làm HTPC thường sẽ đặt ở phòng khách hoặc nơi nào đó trong nhà nên có thể bạn cần thay vỏ ngoài bằng một chiếc vỏ HTPC mới. Loại này được bán ngoài thị trường với giá cả khá dễ chịu, từ 500.000 đến 800.000 đồng.

Tiếp theo, mở hộp thoại Properties bằng cách nhấp chuột phải ở màn hình máy tính, chọn "Properties", kích chuột vào thẻ "Settings", tìm TV của bạn và... xong.

Tạo nên một "tác phẩm nghệ thuật"


Một chiếc ô tô từ linh kiện ổ cứng.

Khi bạn không biết sử dụng Control Panel như thế nào, hay khái niệm máy chủ, thậm chí là RAM, có một phương án thú vị, thân thiện với môi trường hơn: nghệ thuật.

Hãy mở vỏ máy ra, tháo từng bộ phận, linh kiện máy tính cũ rồi lắp ráp chúng lại thành bất cứ thứ gì bạn thích. Bạn có thể làm một bức tranh, một tòa cao ốc hay thậm chí là một con khủng long. Tất cả tùy thuộc vào khả năng sáng tạo và sở thích.

Ngoài cách mang "ký gửi" chiếc máy tính không còn sử dụng qua cửa hàng đồ cũ hoặc để không cho bám bụi trong nhà, vẫn còn nhiều phương án vừa tận dụng được khả năng của những thiết bị này trong công việc hàng ngày, vừa tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ cho những kế hoạch mua sắm khác.

Thứ Ba, 19/04/2011 09:21
31 👨 3.265
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản