Các vấn đề khi khởi động máy Mac có nhiều dạng khác nhau, nhưng việc bị treo ở màn hình màu xám có thể là một trong những vấn đề rắc rối nhất vì rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra lỗi này. Ngoài ra, có nhiều vấn đề khác trên Mac cũng bị nhầm lẫn với lỗi máy Mac treo trên màn hình xám.
Tìm hiểu về lỗi máy Mac bị treo trên màn hình xám khi khởi động và cách khắc phục
- Sự cố màn hình xám trên máy Mac là gì?
- Cách khắc phục vấn đề máy Mac bị treo trên màn hình xám khi khởi động
- Cách 1: Ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi
- Cách 2: Khởi động máy Mac bằng Safe Boot
- Cách 3: Reset PRAM và SMC
- Cách 4: Loại bỏ tất cả trừ dung lượng RAM tối thiểu khỏi máy Mac
- Cách 5: Sửa chữa ổ khởi động bằng cách khởi động vào phương tiện bên ngoài
- Cách 6: Khởi động vào chế độ single-user để sửa chữa ổ khởi động
- Cách 7: Loại bỏ, thay thế ổ khởi động hoặc đưa máy Mac đến trung tâm bảo hành.
Sự cố màn hình xám trên máy Mac là gì?
Sự thật là không phải lúc nào lỗi này cũng xuất hiện trên một màn hình màu xám. Vấn máy Mac bị treo khi khởi động cũng có thể biểu hiện dưới dạng màn hình đen. Trên thực tế, màn hình tối đến mức bạn có thể nhầm là nó đã bị tắt nguồn. Điều này đặc biệt đúng với máy Mac có màn hình Retina tích hợp, chẳng hạn như model Retina iMac không có đèn báo nguồn.
Vấn đề khởi động này được gọi là sự cố màn hình màu xám, vì màn hình sẽ chuyển sang màu xám trong giai đoạn khởi động khi sự cố xảy ra. Thay vào đó, các model Mac Retina gần đây có màn hình màu đen hoặc rất tối thay thế.
Sự cố màn hình xám xảy ra sau khi máy Mac được bật hoặc khởi động lại. Đặc trưng của sự cố này là màn hình thay đổi từ màu xanh khi cấp nguồn sang màu xám, mặc dù bạn có thể không thấy màn hình xanh vì nó thường biến mất rất nhanh.
Cũng có thể model máy Mac cụ thể bạn đang sử dụng không hiển thị màn hình xanh. Apple đã sắp xếp hợp lý quá trình khởi động và hiển thị ít loại màn hình hơn trong quá trình khởi động.
Bạn chỉ có thể thấy màn hình màu xám, cũng có thể bao gồm cả logo Apple, quả cầu quay hoặc dấu hiệu cấm (một vòng tròn với một dấu gạch chéo phía trên). Trong mọi trường hợp, máy Mac dường như bị “đóng băng”. Không có tiếng ồn bất thường, chẳng hạn như ổ đĩa quang quay hoặc quạt phát ra tiếng ồn quá mức; chỉ là máy Mac không tiếp tục màn hình đăng nhập hoặc vào desktop mà thôi.
Một lỗi khởi động khác bị nhầm lẫn với vấn đề này là màn hình chuyển sang màu xám với biểu tượng thư mục và dấu chấm hỏi nhấp nháy. Đó là một vấn đề riêng biệt, rất dễ khắc phục (sẽ được đề cập trong một bài viết khác).
Cách khắc phục vấn đề máy Mac bị treo trên màn hình xám khi khởi động
Cách 1: Ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi
Tạm thời loại bỏ tất cả các thiết bị ngoại vi trong suốt thời gian tiến hành theo các bước dưới đây (trừ khi có ghi chú khác).
1. Tắt máy Mac bằng cách nhấn và giữ nút nguồn.
2. Nếu có thể, hãy tháo cáp Ethernet, cáp âm thanh vào/ra, tai nghe và bất kỳ thiết bị ngoại vi nào khác.
3. Bật lại máy Mac.
Lưu ý quan trọng: Không ngắt kết nối bàn phím, chuột hoặc màn hình. Nếu bàn phím hoặc chuột được kết nối qua USB hub, hãy bỏ qua hub đó bằng cách cắm trực tiếp bàn phím và chuột vào máy Mac để kiểm tra.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra sự cố màn hình xám là vấn đề với thiết bị ngoại vi hoặc cáp của thiết bị đó. Khi một thiết bị ngoại vi có vấn đề được cắm vào máy Mac, nó có thể ngăn không cho quá trình tự khởi động diễn ra và khiến nó bị đình trệ trong khi chờ thiết bị ngoại vi phản hồi lệnh.
Hình thức phổ biến nhất của vấn đề này là một thiết bị ngoại vi hoặc cáp của nó gặp sự cố làm cho một trong các pin báo hiệu trên một trong những cổng của Mac bị “mắc kẹt” ở điều kiện điện áp cao/thấp, ngắn mạch chạm đất hoặc điện áp dương. Bất kỳ điều kiện nào trong số này cũng có thể khiến máy Mac bị “đóng băng” trong quá trình khởi động.
Nếu máy Mac khởi động lại mà không gặp sự cố, thì bạn sẽ biết rằng đó là sự cố với thiết bị ngoại vi. Bạn cần tắt máy Mac của mình đi, kết nối lại một thiết bị ngoại vi và sau đó khởi động lại máy Mac. Tiếp tục quá trình kết nối lại với những thiết bị ngoại vi khác và sau đó khởi động lại máy Mac cho đến khi bạn tìm thấy thiết bị ngoại vi gặp vấn đề.
Lưu ý: Hãy nhớ rằng vấn đề cũng có thể là do cáp của thiết bị ngoại vi, vì vậy nếu bạn cắm lại thiết bị ngoại vi và nó gây ra sự cố màn hình màu xám, hãy thử thiết bị ngoại vi bằng cáp mới trước khi bạn thay thế hoàn toàn thiết bị đó.
Thử thay đổi chuột và bàn phím đang dùng sang những thiết bị thay thế mà bạn biết chắc vẫn hoạt động tốt, sau đó khởi động lại máy Mac. Nếu bạn không có thiết bị dự phòng, chỉ cần ngắt kết nối chuột và bàn phím đang dùng, rồi khởi động lại bằng cách nhấn và giữ phím nguồn.
Nếu máy Mac có thể vào màn hình đăng nhập hoặc desktop, thì bạn sẽ cần xác định xem vấn đề là do chuột hay bàn phím. Hãy thử cắm từng thiết bị một và sau đó khởi động lại để xác nhận.
Cách 2: Khởi động máy Mac bằng Safe Boot
Nếu không có thiết bị ngoại vi hoặc cáp nào bị lỗi, hãy thử khởi động máy Mac bằng chế độ Safe Boot. Để làm điều đó, trước tiên hãy ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi, ngoại trừ chuột và bàn phím.
Trong toàn bộ quá trình Safe Boot, máy Mac sẽ thực hiện kiểm tra thư mục ổ khởi động. Nếu thư mục này còn nguyên vẹn, hệ điều hành sẽ tiếp tục quá trình khởi động bằng cách chỉ load số lượng phần mở rộng kernel tối thiểu cần thiết để khởi động.
Nếu máy Mac khởi động thành công ở chế độ Safe Boot, hãy thử khởi động lại máy Mac ở chế độ bình thường. Nếu máy Mac khởi động và vào màn hình đăng nhập hoặc desktop, thì hãy xác minh xem ổ khởi động có đang hoạt động chính xác không. Rất có thể ổ này có một số vấn đề cần được sửa chữa. Bạn có thể sử dụng công cụ First Aid của Disk Utility để kiểm tra và sửa chữa ổ khởi động, thậm chí trong tình huống xấu nhất, có thể cần phải thay thế ổ.
Cách 3: Reset PRAM và SMC
Nếu bạn không thể khởi động máy Mac ở chế độ Safe Boot hoặc máy Mac khởi động ở chế độ Safe Boot nhưng lại không khởi động bình thường, hãy thử reset PRAM và SMC.
Lưu ý: Việc reset lại PRAM và SMC trả phần cứng máy Mac về cài đặt mặc định. Chẳng hạn, các mức âm thanh được đặt thành mặc định, các loa bên trong được đặt làm nguồn phát âm thanh, những tùy chọn hiển thị và độ sáng cũng được reset lại.
Khởi động lại máy Mac sau khi reset PRAM và SMC. Nếu nó hoạt động bình thường, hãy gắn lại từng thiết bị ngoại vi, khởi động lại máy Mac sau mỗi lần, để xác minh rằng không thiết bị nào trong số chúng gây ra sự cố màn hình xám ban đầu.
Cách 4: Loại bỏ tất cả trừ dung lượng RAM tối thiểu khỏi máy Mac
Nếu bạn đã thêm bất kỳ thanh RAM nào vào máy Mac sau khi mua, hãy gỡ bỏ thanh RAM đó và xem máy Mac có khởi động bình thường không.
Nếu đúng như vậy, thì một hoặc nhiều thanh RAM đã bị lỗi và bạn sẽ cần phải thay thế nó. Tuy nhiên, bạn sẽ có thể tiếp tục làm việc với máy Mac cho đến khi có RAM thay thế.
Lưu ý quan trọng: Thật không may, một số bước khắc phục sự cố trên có thể sẽ khiến bạn mất một số, thậm chí là tất cả dữ liệu trên ổ khởi động. Vì vậy, trước khi thực hiện các bước đó, hãy chắc chắn thử phương pháp sửa lỗi RAM này trước tiên.
Cách 5: Sửa chữa ổ khởi động bằng cách khởi động vào phương tiện bên ngoài
Hãy khởi động vào phương tiện bên ngoài, chẳng hạn như đĩa cài đặt, để xác minh ổ khởi động có vấn đề không.
Khởi động từ đĩa cài đặt OS X hoặc macOS:
1. Đưa đĩa DVD cài đặt vào ổ đĩa quang của máy Mac.
2. Tắt máy Mac.
3. Khởi động máy Mac trong khi giữ phím C
. Điều này báo cho máy Mac khởi động từ phương tiện trong ổ đĩa quang.
Khởi động từ Recovery HD:
1. Tắt máy Mac.
2. Khởi động máy Mac bằng cách nhấn Command
+ R
.
Khởi động từ một ổ khởi động khác, như ổ cứng gắn ngoài hoặc ổ flash có chứa hệ điều hành có khả năng boot:
1. Tắt máy Mac.
2. Kết nối ổ cứng ngoài hoặc cắm ổ flash vào cổng USB.
3. Khởi động máy Mac bằng cách giữ phím Option
.
4. Danh sách các ổ khả dụng có cài đặt hệ thống OS X hoặc macOS có khả năng boot sẽ xuất hiện.
5. Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để chọn ổ đích, sau đó nhấn Return
hoặc Enter
.
Nếu máy Mac khởi động bằng bất kỳ phương pháp nào trong số các phương pháp này, hãy sửa chữa ổ khởi động bằng hướng dẫn trong phần Disk Utility.
Nếu bạn khởi động từ DVD cài đặt hoặc Recovery HD, hãy sử dụng các bước cơ bản tương tự, nhưng ứng dụng Disk Utility sẽ không nằm trong thư mục Applications. Thay vào đó, bạn sẽ tìm thấy nó dưới dạng một mục trong thanh menu của Apple (nếu khởi động từ DVD cài đặt) hoặc trong cửa sổ của Mac OS X Utility (nếu khởi động từ Recovery HD).
Lưu ý: Nếu tại thời điểm này, quá trình sửa chữa không có tác dụng, ổ khởi động có thể cần phải được thay thế, bao gồm cài đặt lại toàn bộ hệ điều hành.
Mẹo: Nếu bạn không thể sửa chữa ổ khởi động bằng Disk Utility, hãy thử tiện ích bên thứ ba. Cho dù bạn có thể sửa chữa ổ khởi động, thì nó cũng cần phải được thay thế trong tương lai gần.
Cách 6: Khởi động vào chế độ single-user để sửa chữa ổ khởi động
Một trong những chế độ khởi động đặc biệt ít được biết đến được gọi là single-user. Chế độ khởi động đặc biệt này khởi động máy Mac lên màn hình hiển thị thông tin về quá trình khởi động.
Màn hình trông giống như một terminal cũ, nhưng tương tự với trình tự khởi động trong nhiều hệ điều hành Unix và Linux. Trong thực tế, nhiều lệnh tương tự có sẵn từ dấu nhắc.
Khi ở chế độ single-user, Mac không tự động load GUI, bao gồm cả desktop. Thay vào đó, nó dừng quá trình khởi động sau khi khởi chạy kernel hệ điều hành cơ bản.
Cách 7: Loại bỏ, thay thế ổ khởi động hoặc đưa máy Mac đến trung tâm bảo hành.
Nếu bạn không thể khởi động máy Mac bằng bất kỳ phương pháp nào được liệt kê ở trên, ổ khởi động của bạn có thể đã bị hỏng hoặc có một thành phần bên trong nào khác ngăn máy Mac khởi động.