Razer Blade Pro 17 không phải là một chiếc ultrabook. Nó nặng đến 2.7kg và có màn hình 17 inch, bộ vi xử lý H-series và GPU thuộc hàng cao cấp RTX. Hãy cùng Quantrimang tìm hiểu về thiết bị mới nhất của dòng máy gaming này nhé.
Pro 17 thực sự tỏa sáng so với các anh chị em của mình. Máy được trang bị bộ vi xử lý 8 nhân Intel Core i7 - 10875H và card đồ họa Nvidia GeForce RTX 2080 Super Max-Q. Đây là một bộ xử lý không hề rẻ, phiên bản cấu hình rẻ nhất của máy cũng đã có giá khởi điểm từ $2599 (khoảng 60 triệu đồng). Tuy nhiên, đây vẫn không phải cấu hình đỉnh nhất dành cho các game thủ. Với những ai muốn tìm laptop gaming nhưng tương đối mỏng nhẹ, Razer Blade Pro 17 là một lựa chọn tốt.
Có một số điểm phải lưu ý về ngoại hình của chiếc máy này. Đầu tiên, Pro 17 trông giống như một laptop văn phòng cao cấp hơn là laptop gaming điển hình, tuy nhiên nó vẫn có một thời lượng pin tốt phục vụ cho việc chơi game. Thứ hai, hình dáng của nó không cục mịch như các laptop chơi game khác, bạn vẫn có thể mang nó di chuyển trên đường tương đối gọn gàng. Tóm lại, Pro 17 đủ nhẹ nhàng để di chuyển qua lại (như các phòng trong nhà), nhưng không phải là một lựa chọn tối ưu cho việc chơi game liên tục và chuyên nghiệp.
Về phần cứng, Pro 17 có bàn phím kèm đèn sáng RGB. Hành trình phím hơi nông nhưng vẫn cho độ nhấn phù hợp. Razer cuối cùng cũng đã làm phím Shift lớn hơn và chuyển cả 4 phím mũi tên xuống dưới. Pro 17 không có bàn phím số, giúp tăng diện tích của bàn phím.
Trong phần mềm Synapse của Razer, bạn có thể kích hoạt Gaming Mode, chế độ này sẽ thay đổi màu phím theo tên game bạn đang chơi. Ví dụ, các phím W, A, S và D sẽ đổi sang màu vàng khi đang chơi Overwatch.
Touchpad của Blade chắc chắn không phải là tính năng quan trọng nhất, vì hầu hết mọi người đều dùng chuột để chơi game. Nếu bạn tò mò thì nó hoạt động cũng ổn và có diện tích khá rộng.
Pro 17 có đầy đủ các cổng kết nối, bạn có thể kết nối tới 3 màn hình cùng lúc. Laptop có 3 cổng USB-A 3.2 Gen 2, một USB-C 3.2 Gen 2, một cổng Thunderbolt 3, một cổng Ethernet, một cổng sạc, một cổng HDMI và một cổng UHS-III cho thẻ SD.
Yếu tố nổi bật trên chiếc máy này đó là màn hình. Pro 17 sẽ có hai phiên bản màn hình: 300Hz và độ phân giải 1920 x 1080 hoặc cảm ứng 120Hz và độ phân giải 3840 x 2160. Lựa chọn màn hình đầu tiên sẽ phù hợp cho những ai thích chơi game, tốc độ làm mới nhanh. Còn độ phân giải tốt như lựa chọn sau sẽ phù hợp với những người làm việc liên quan đến sáng tạo, hình ảnh sẽ sắc nét và rõ ràng hơn.
Mặc dù Razer đã áp dụng một cơ chế tỏa nhiệt mới nhưng có vẻ nó cũng không ngăn được chiếc máy trở nên quá nóng khi làm việc (thử nghiệm chỉ mở khoảng 8 tab Chrome và download một vài thứ nhẹ nhàng). Sau khoảng một vài giờ chơi game, nhiệt độ CPU đo được khoảng tầm 90 độ C.
Nhân nói về chơi game, đây chính là cơ hội cho Blade Pro 17 tỏa sáng. Laptop có thể chạy game Microsoft Flight Simulator với cài đặt tối đa. Game này khiến những chiếc máy mạnh mẽ nhất còn ngán ngẩm thì con số 53fps quá là ấn tượng với một chiếc laptop dày và nhẹ. Giảm cài đặt xuống một chút, bạn dễ dàng đạt được con số 60fps.
Cấu hình 1080p của Blade không phải là lựa chọn tốt nếu bạn làm những công việc liên quan đến sáng tạo nhưng nó vẫn có thể hoàn thành tốt nếu bắt buộc phải sử dụng. Thiết bị có thể xuất một video 4k dài 5 phút chỉ trong vòng 2 phút 44 giây. Chiếc Dell XPS 17 mất khoảng 4 phút để thực hiện tác vụ tương tự.
Razer Blade Pro 17 không phải là không có chỗ đứng trên thị trường laptop gaming, đơn giản chỉ là nó không phải là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nếu muốn chọn một laptop chơi game gọn gàng và cao cấp nhất, Pro 17 hoàn toàn không có đối thủ.