Cuối năm là dịp mà nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao đột biến, nắm bắt được thị yếu của người tiêu dùng, các nhà kinh doanh đồng loạt mở ra những chương trình khuyến mãi lớn, đánh vào thị yếu mua sắm của người tiêu dùng.
Theo đánh giá của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương, những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam đã hưởng ứng sự kiện như Black Friday, online Friday... Đây là một trong những sự kiện mua sắm, giảm giá lớn trong năm.
Nguồn gốc của Online Friday
Bắt nguồn tại Mỹ và một số nước trên thế giới, hàng năm sự kiện Black Friday (Thứ Sáu Đen) thường diễn ra vào ngày là ngày thứ sáu đầu tiên ngay sau Lễ Tạ Ơn. Vào dịp này, người tiêu dùng sẽ có cơ hội được mua những sản phẩm với giá rất hấp dẫn, với mức giảm giá có thể lên tới 80% cho các mặt hàng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần chuyển mình, bắt kịp với xu thế trên toàn thế giới nên lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển mạnh, đã có những bước đầu thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Cộng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, Online Friday 2016 tổ chức vào ngày Thứ sáu 4/12/2016 hứa hẹn sẽ mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm thú vị nhất cùng với những mặt hàng với mức giá tốt nhất.
Tuy nhiên, theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thực tế cho thấy trong và sau ngày Black Friday vừa qua, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đã bị xâm phạm khi nhiều người phải mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả cao, chất lượng kém, bị lừa mua hàng bởi các thông tin có tính dụ dỗ, lừa dối, chế độ bảo hành không như cam kết...
Trước thực trạng này cũng như chuẩn bị bước vào mùa mua sắm, khuyến mãi giảm giá lớn trong năm tiếp theo là online Friday thì để hạn chế việc quyền lợi bị xâm phạm, người tiêu dùng cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Phản ánh ngay với Bộ nếu có những sản phẩm xấu, sản phẩm ảo
Ngày hội mua sắm online Friday là nơi để các công ty, doanh nghiệp có thể đăng những sản phẩm của mình đến gần với người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng dựa vào thời cơ này mà nhiều doanh nghiệp không uy tín đã đưa những sản phẩm kém chất lượng hoặc khuyến mại ảo khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy nên, khi mua sắm online các bạn nên lưu ý, nếu có sản phẩm xấu, hoặc ảo các bạn nên phản ánh ngay lập tức với ban tổ chức để yêu cầu họ gỡ bỏ sản phẩm đó ngay khỏi website Online Friday, để không còn hiển thị trên web tránh những người sau bị lừa như bạn.
2. Sử dụng các website so sánh giá
Để đảm bảo mua hàng hàng đúng giá rẻ theo tiêu chí của ngày hội Online Friday, thì người tiêu dùng nên tìm hiểu các website để so sánh giá, kiểm tra giá cả của các mặt hàng tương tự tại các cửa hàng khác để đánh giá chính xác mức giá, tránh trường hợp giá bị độn lên, sau đó mới giảm giá. Khi nắm bắt được giá của từng địa chỉ cũng như biết nơi nào bán rẻ nhất và thì hãy lựa chọn mua hàng.
3. Nên xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh
Với bất cứ người tiêu dùng nào cũng cần xây dựng cho mình thói quen tiêu dùng thông minh, tập trung vào những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần thiết, hạn chế việc mua hàng chỉ vì mặt hàng đó “được giảm giá”. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng tránh khỏi tình trạng mua quá nhiều hàng hóa không cần thiết, làm cho trải nghiệm mua sắm trở nên tiêu cực.
4. Cần cảnh giác với những website không đủ thông tin
Trong trường hợp mua hàng trên mạng, cần cảnh giác với những trang web không đầy đủ thông tin, thông tin giả mạo (số điện thoại không liên hệ được, không có địa chỉ hoặc địa chỉ không tồn tại…) hoặc có những phản hồi thiếu tích cực từ những người mua hàng trước.
Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi của mình, người tiêu dùng phải tham khảo kỹ phần điều khoản trước khi mua hàng, để tránh trường hợp mua hàng tại một số trang web quy định hàng giảm giá trong dịp như Online Friday không được đổi, trả, thậm chí ngay cả khi lỗi không thuộc về người tiêu dùng.
Xem thêm: