Nvidia DLSS và AMD FidelityFX có gì khác biệt?

Công nghệ DLSS của Nvidia đã làm giảm đáng kể nhu cầu sở hữu phần cứng đồ họa cao cấp, đắt tiền nhất. Thay vì hiển thị đồ họa ở độ phân giải đầy đủ, GPU của bạn có thể hiển thị đồ họa ở độ phân giải thấp hơn. Trong khi cách tiếp cận đó là điều không tưởng vào nhiều năm trước, thì hiện nay cái tên Nvidia đã gắn liền với công nghệ. Tùy thuộc vào game, nó thực sự khó phân biệt bằng mắt thường với độ phân giải gốc.

Công nghệ cạnh tranh của AMD, FidelityFX Super Resolution (FSR), cũng đã có mặt trên thị trường. Nhưng sự khác biệt giữa cả hai công nghệ này là gì? Và quan trọng nhất là bạn nên sử dụng cái nào? Cùng Quantrimang.com tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

DLSS so với FidelityFX: Mục tiêu giống nhau, công nghệ khác nhau

DLSS và FidelityFX có mục tiêu giống nhau nhưng công nghệ khác nhau
DLSS và FidelityFX có mục tiêu giống nhau nhưng công nghệ khác nhau

Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn nên biết về DLSS và FidelityFX là cả hai công nghệ đều để đạt được cùng một mục đích - cải thiện tốc độ khung hình bằng cách hiển thị đồ họa ở độ phân giải thấp hơn và sau đó nâng cấp chúng. Đây là lý do tại sao họ được coi là đối thủ cạnh tranh. Nhưng cách cả hai công nghệ này thực hiện cũng khác nhau về cơ bản.

Công nghệ DLSS của Nvidia được ra mắt vào tháng 2 năm 2019. Công nghệ này tận dụng lõi Tensor phần cứng trong card Nvidia RTX để nâng cấp đồ họa, cũng như cung cấp trí thông minh nhân tạo và tích hợp mạng nơ-ron. Sử dụng công nghệ của Nvidia, game có thể được hiển thị ở độ phân giải thấp hơn và đưa lên độ phân giải cao hơn, như 1440p hoặc 4K, nâng cao hiệu quả khung hình mỗi giây (FPS), trong khi giúp game trông gần như ổn, nếu không muốn nói là tốt.

DLSS thường được coi là khá chính xác, tạo ra đồ họa được nâng cấp tốt đến mức ai đó thoạt nhìn có thể không phân biệt được sự khác biệt giữa hình ảnh đã được xử lý và hình ảnh có độ phân giải gốc. Tất cả là nhờ công nghệ của Nvidia. Nhiều kênh YouTube và người đánh giá coi DLSS như một giải pháp đơn giản để về cơ bản có thêm FPS miễn phí hoặc tận dụng nhiều lợi thế hơn từ các card đồ họa cấp thấp.

Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào công nghệ Nvidia mới hơn, lõi Tensor, chỉ có trong card RTX. Đó là điểm yếu của DLSS: Nó chỉ có sẵn trong các card đồ họa RTX 20 và RTX 30 series.

Vậy FidelityFX thì sao?

FidelityFX Super Resolution (FSR) ra mắt vào năm 2021 và được phát triển bởi nhóm Radeon của AMD. Giống như DLSS, nó nâng cấp đồ họa game để tăng FPS mà không làm giảm nhiều chất lượng hình ảnh. Nhưng FSR không phụ thuộc vào bất kỳ phần cứng hoặc thuật toán AI độc quyền nào. Các card Radeon gần đây nhất của AMD không có bất kỳ lõi nào tương đương với lõi Tensor của Nvidia và các lõi cũ hơn của nó cũng vậy. FSR, sau đó, sử dụng một thuật toán nâng cấp không gian để lấy đồ họa có độ phân giải thấp hơn và làm cho chúng lớn hơn.

FSR cũng là một công nghệ mã nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thuật toán và thậm chí giúp cải thiện nó nếu họ muốn. Khả năng là vô tận.

Trong khi DLSS của Nvidia chỉ hoạt động trên các card mới nhất của công ty, FSR, là một công nghệ mở không phụ thuộc vào phần cứng chuyên dụng, có thể được sử dụng trên bất kỳ card đồ họa nào. Nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ người dùng Radeon nào, bất kể họ đang sử dụng card mới hay card cũ. Nó thậm chí có thể được sử dụng trên các card cũ hơn của Nvidia, chẳng hạn như dòng GTX 10 - nếu vẫn sử dụng GPU cũ, bạn có thể kéo dài thêm một chút tuổi thọ cho nó bằng cách sử dụng FSR.

Công nghệ nào tốt hơn? DLSS hay FSR?

Bây giờ, chúng ta biết sự khác biệt cơ bản giữa chúng, nhưng làm thế nào để so sánh 2 công nghệ này trong thế giới thực? DLSS có lẽ là lựa chọn tốt hơn. Theo thiết kế, nó chính xác hơn FSR, nhờ sử dụng công nghệ và phần cứng phức tạp hơn (chưa kể đến tính độc quyền). Tuy nhiên, điều chúng ta muốn biết là liệu FSR, một công nghệ cởi mở hơn đáng kể, có thể phát triển ở bất kỳ đâu gần với DLSS không. Và câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên.

Video xuất sắc này của Hardware Unboxed đã thể hiện rất tốt sự khác biệt giữa công nghệ của AMD và công nghệ của Nvidia. Hai công nghệ được xem xét từ hai phương diện khác nhau - hiệu suất và chất lượng hình ảnh - trong cùng một game sử dụng cùng một loại cars đồ họa giống hệt nhau, RTX 3080 và RTX 2060, để đi đến thống nhất xem cái nào tốt hơn. Và công nghệ của AMD thực sự đầy hứa hẹn.

Về mặt hiệu suất, bạn có thể mong đợi cả DLSS và FSR đều tự thực hiện công việc khá tốt. Những game hoạt động gần giống nhau trên các cấp chất lượng/hiệu suất tương ứng trên cả FSR và DLSS. Sự khác biệt giữa chúng là đồ họa được hiển thị ở độ phân giải thậm chí còn thấp hơn về hiệu suất để cho phép tăng FPS. Vì vậy, khi nói đến khung hình, bạn sẽ nhận được chất lượng như nhau bởi cả hai công nghệ. Có sự khác biệt, nhưng quá nhỏ, nghĩa là một số trường hợp DLSS hoặc FSR sẽ vượt trội hơn đối thủ, nhưng rất hiếm gặp.

Sự khác biệt giữa DLSS và FSR rất nhỏ
Sự khác biệt giữa DLSS và FSR rất nhỏ

Chất lượng hình ảnh là khi sự khác biệt thực sự được thấy rõ nhất và DLSS là tùy chọn chiến thắng ở đây. Đồ họa trông tuyệt, ngay cả khi phóng to và trong khi sử dụng chế độ Performance. DLSS thực sự hoạt động tốt hơn trong việc upscale.

Với FSR, khi bạn phóng to, đồ họa hiển thị lộn xộn hơn một chút, đặc biệt là ở chế độ Performance, nhưng chúng hoàn toàn có thể chấp nhận được. Và thành thật mà nói, bạn không có khả năng nhận thấy sự khác biệt, trừ khi bạn phóng to nhiều và so sánh song song với DLSS/ảnh gốc, đặc biệt nếu bạn sử dụng chế độ Quality.

Tuy nhiên, cuối cùng, không thể rút ra kết luận là cái nào tốt hơn cái nào. DLSS tạo ra kết quả tốt hơn, nhưng DLSS là độc quyền của Nvidia. FSR có thể tệ hơn một chút, nhưng bản chất nó là một công nghệ đơn giản hơn nhiều và được hỗ trợ bởi bất kỳ GPU nào.

Nên sử dụng công nghệ nào?

Câu trả lời phụ thuộc vào những gì bạn có sẵn
Câu trả lời phụ thuộc vào những gì bạn có sẵn

Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào những gì bạn có sẵn. Nếu bạn có card RTX 20 series hoặc 30 series, thì hãy sử dụng DLSS nếu nó có sẵn trong game của bạn. Ngay cả khi phóng to, nó vẫn tạo ra kết quả tốt hơn và mang lại hiệu suất tăng tương tự như FSR.

Nhưng nếu bạn thực sự có bất kỳ card đồ họa nào khác, thì FSR vẫn đáng để xem xét. Đúng, nó không hoàn toàn là DLSS, nhưng có rất nhiều thứ có thể đạt được từ việc sử dụng nó, ngay cả khi tính đến sự khác biệt về chất lượng hình ảnh. Trừ khi bạn thực sự nhạy bén, bạn sẽ không phân biệt được sự khác biệt so với chơi ở độ phân giải gốc.

DLSS là lựa chọn tuyệt vời, nhưng tính độc quyền của nó đối với các card Nvidia mới hơn, do yêu cầu phần cứng, có nghĩa là nó không thể truy cập được đối với đại đa số game thủ đang sử dụng card Nvidia hoặc card AMD cũ hơn. Đối với những người này, FSR là một lựa chọn thay thế tốt.

Thứ Sáu, 12/11/2021 15:54
57 👨 1.250
0 Bình luận
Sắp xếp theo