Nvidia DLSS là gì? Có tác dụng ra sao?

Nhắc đến GPU Nvidia, ray-tracing (rò tia) có lẽ là công nghệ mà bất cứ ai cũng từng nghe thấy. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng đặt dưới sự bảo trợ của các tính năng dò tia là một tính năng khác thậm chí còn có thể “thay đổi cuộc chơi”, đó là: Deep Learning Super Sampling (DLSS). Vậy đây thực sự là tính năng gì? Nó có tác dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

DLSS là gì và nó hoạt động như thế nào?

Về lý thuyết, DLSS là một công nghệ được tạo nên bằng cách kết hợp các khung hình kết xuất cuối cùng và bộ đệm trung gian được lấy từ hệ thống hiển thị của game. Dữ liệu cần thiết sẽ được Card đồ họa xử lý và chuẩn bị trước, sau đó đưa vào quy trình đào tạo trên cụm siêu máy tính NVIDIA Saturn V DGX. Quá trình này sẽ tích lũy các khung hình, từ đó tạo ra khung hình hoàn hảo hơn. Hiểu theo cách đơn giản, DLSS cho phép bạn chạy game ở độ phân giải sắc nét hơn, với tốc độ khung hình cao hơn hoàn toàn tự động và miễn phí.

DLSS

Trong phiên bản 1.0 (ra mắt tháng 2 năm 2019), DLSS sẽ lấy ảnh tĩnh khung hình của game chạy ở độ phân giải thấp và có nhiều răng cưa, sau đó sử dụng những hình ảnh này để tạo ra phiên bản chất lượng cao, độ phân giải cao hơn cho người dùng. Cuối cùng, DLSS sẽ đưa các ảnh tĩnh và phiên bản chất lượng cao của chúng vào một cụm siêu máy tính tự đào tạo để nhận ra các khung hình có “bí danh” và độ phân giải thấp, đồng thời tạo ra các khung hình chất lượng cao, độ phân giải cao để đáp ứng.

Ngoài ra, nếu bạn muốn chạy game ở thiết lập hoặc độ phân giải đồ họa cao hơn nhưng không hài lòng với hiệu suất, DLSS cho phép bạn kết xuất game của mình ở độ phân giải thấp hơn, qua đó có được hiệu suất tốt hơn.

Ở phiên bản 2.0, DLSS có thể tạo ra hình ảnh chất lượng cao hơn và thậm chí chi tiết hơn. Lúc này, mọi game riêng lẻ hoàn toàn không cần phải được kiểm tra và đào tạo trước khi có thể triển khai DLSS.

DLSS 2.0 (ra mắt tháng 8 năm 2019) đi kèm với một số tùy chỉnh bổ sung nâng cao. Chẳng hạn, thay vì chọn giữa On và Off, bạn có thể chọn các chế độ Quality, Balanced, và Performance, từ đó mang đến khả năng nâng cấp chất lượng hiển thị từ nhiều độ phân giải khác nhau. Riêng ở chế độ Performance, hệ thống sẽ có thể tăng cường độ phân giải lên gấp 4 lần, ví dụ như từ 1080p lên 4K. Nhưng đồng thời cũng giúp giảm nhiệt lượng và mức điện năng tiêu thụ của card đồ họa.

DLSS 2.0

Điều quan trọng bạn cần lưu ý là DLSS không phải là một phần mềm. Nó không phải là thứ có thể được download hoặc gán thủ công vào game của bạn. Các lõi Tensor trên GPU của NVDIA hỗ trợ tính năng dò tia cũng là những lõi cung cấp năng lượng cho DLSS. Đó là lý do tại sao DLSS được coi là một tính năng RTX, ngay cả khi bản thân nó không phải là tính năng dò tia trong thực tế.

Cách sử dụng DLSS

Có một điều khá thú vị là DLSS có thể tương thích với tất cả các thiết lập đồ họa khác của bạn trong game. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không phải xử lý thủ công bất kỳ gói cài đặt NVIDIA hoặc Windows nào. Điều duy nhất bạn phải làm là tìm công tắc kích hoạt DLSS trong game.

Bật DLSS

Điều quan trọng khác bạn cần nhớ đặt game của mình ở độ phân giải tương ứng sử dụng cho đầu ra. Nếu bạn đang có kế hoạch sử dụng DLSS để nâng cấp lên 4K, thì độ phân giải của game cũng nên được đặt thành 4K. Bằng cách bật DLSS, game sẽ chạy ở độ phân giải nội bộ thấp hơn và sau đó sẽ được nâng cấp lên độ phân giải mong muốn của mình. DLSS được tận dụng tốt nhất ở độ phân giải cao, như 1440p và 4K, đặc biệt khi bạn muốn chạy ở tốc độ khung hình cao hơn 60fps. Nhưng cũng cần lưu ý rằng hiệu suất tăng cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng tải của GPU, cũng như sức mạnh của các thành phần phần cứng liên quan.

Các game và GPU hỗ trợ DLSS

Không phải game nào cũng hỗ trợ DLSS! Ở thời điểm hiện tại (giữa năm 2021), chỉ có khoảng 41 tựa game hỗ trợ tính năng này. Tất nhiên, sự hiện diện của DLSS giúp cải thiện đáng kể hiệu suất và chất lượng hình ảnh của các game, đặc biệt là với DLSS 2.0.

Khả năng triển khai DLSS tốt nhất có thể được tìm thấy trong 10 tựa game sau:

  • Control
  • Death Stranding
  • Cyberpunk 2077
  • Amid Evil
  • No Man’s Sky
  • Ghostrunner
  • Metro Exodus Enhanced Edition
  • Minecraft: Bedrock Edition
  • Call of Duty: Warzone
  • Crysis Remastered

Tương tự, không phải mẫu GPU Nvidia nào cũng hỗ trợ DLSS. Dưới đây là danh sách các mẫu card đồ họa hỗ trợ tính năng này ở thời điểm hiện tại:

  • GEFORCE RTX 3090
  • GEFORCE RTX 3080
  • GEFORCE RTX 3070
  • GEFORCE RTX 3060 Ti
  • GEFORCE RTX 3060
  • GEFORCE RTX 2080 Ti
  • GEFORCE RTX 2080 SUPER
  • GEFORCE RTX 2070 SUPER
  • GEFORCE RTX 2080
  • GEFORCE RTX 2070
  • GEFORCE RTX 2060

GPU Nvidia

FidelityFX Super Resolution là gì?

FidelityFX Super Resolution là một tiêu chuẩn nguồn mở cạnh tranh được tiên phong bởi AMD, đối thủ cạnh tranh chính của Nvidia. Giống như DLSS, mục tiêu của nó là sử dụng công nghệ nâng cấp để cho phép chơi game ở độ phân giải cao hơn mà không cần phải dùng card đồ họa của bạn.

Tuy nhiên, không giống như DLSS, FidelityFX Super Resolution KHÔNG được tăng tốc phần cứng bởi lõi Tensor hoặc phần cứng chuyên dụng khác. Đây là một giải pháp phần mềm nguồn mở để xử lý vấn đề mà DLSS được tạo ra để giải quyết và vì đây là nguồn mở nên Intel cũng có thể sử dụng nó trong các bản phát hành GPU trong tương lai. (Và card Nvidia cũng sẽ hỗ trợ nó).

FidelityFX Super Resolution
FidelityFX Super Resolution

Khi được hỗ trợ, FidelityFX và DLSS sẽ làm được nhiều việc để giảm yêu cầu về hiệu suất mà các game thế hệ tiếp theo yêu cầu trên màn hình độ phân giải cao. Bài viết đặc biệt khuyên bạn nên mua card hỗ trợ một hoặc cả hai tính năng này nếu bạn định sử dụng màn hình 1440p hoặc 4K, vì đó là nơi chúng hữu ích nhất.

Bạn có quan tâm đến các tính năng mới, hiện đại như DLSS, HDR hoặc Ray-Tracing hay bạn cho rằng chúng không thay đổi nhiều như mọi người kỳ vọng? Hãy chi sẻ ý kiến trong phần bình luận bên dưới nhé!

Thứ Tư, 28/02/2024 17:34
51 👨 1.696
0 Bình luận
Sắp xếp theo