9 cách sửa lỗi nút Bluetooth bị mất trong Windows 10 Action Center

Trong Windows 10, bạn có thể sử dụng Bluetooth để kết nối với tai nghe, webcam và loa hoặc gửi file và thư mục tới các thiết bị cục bộ khác. Vì vậy, thật bất tiện khi nút Bluetooth biến mất khỏi Action Center.

Ngay cả khi Bluetooth đang hoạt động bình thường, nó vẫn có thể bị thiếu trong Action Center.do cài đặt không chính xác. Một lý do khác khiến Bluetooth không hiển thị trong Action Center là do hệ thống của bạn không nhận dạng được thiết bị Bluetooth.

Rất may, có nhiều cách để khôi phục nút Bluetooth về Action Center Windows 10 khi nó bị mất hoặc bị hỏng.

1. Chỉnh sửa menu Quick Actions

Menu Action Center được tạo thành bởi hai phần. Ở trên cùng, nó hiển thị thông báo từ các ứng dụng và hệ thống đã cài đặt của bạn.

Ở dưới cùng là menu Quick Actions, chứa các shortcut cho những cài đặt chính. Khi có nhiều thông báo mà Windows 10 cần hiển thị, nó sẽ thu gọn menu Quick Actions để tiết kiệm không gian. Để kiểm tra tất cả các shortcut có trong menu Action Center, hãy nhấp vào Expand.

Bluetooth có thể biến mất trong Action Center vì không phải tất cả các shortcut đều được bật theo mặc định hoặc bạn có thể đã vô hiệu hóa shortcut Bluetooth do nhầm lẫn. Bất kể nguyên nhân là gì, đây là cách bạn khắc phục nó:

B1: Nhấn Windows + A để mở Action Center và chọn Manage notifications từ góc trên bên phải.

B2: Nhấp vào Edit your quick actions. Thao tác này sẽ mở menu Action Center.

B3: Chọn Add > Bluetooth > Done.

Chỉnh sửa menu Quick Actions
Chỉnh sửa menu Quick Actions

Lưu ý: Khi chế độ chỉnh sửa được bật, bạn có thể di chuyển các tile xung quanh tùy thích. Nếu bạn muốn tile Bluetooth là một phần của menu thu gọn, hãy di chuyển nó lên hàng trên cùng.

2. Kiểm tra xem thiết bị của bạn có hỗ trợ Bluetooth không

Nếu bạn không có tùy chọn thêm Bluetooth vào danh sách nhanh của Action Center, có khả năng driver Bluetooth của bạn bị thiếu hoặc thiết bị của bạn không hỗ trợ Bluetooth. Dưới đây là cách bạn có thể kiểm tra xem Bluetooth có được hỗ trợ và cấu hình đúng cách trên thiết bị của mình không:

B1: Nhấn phím Windows + I để mở Settings, sau đó đi tới Devices.

B2: Nếu menu Bluetooth & other apps hiển thị, thì thiết bị của bạn hỗ trợ công nghệ Bluetooth.

B3: Nếu menu không hiển thị, hãy tìm kiếm trình quản lý thiết bị trong thanh tìm kiếm của menu Start và chọn kết quả phù hợp nhất.

B4: Kiểm tra xem có menu Bluetooth bên trong danh sách thiết bị khả dụng hay không.

Kiểm tra xem thiết bị của bạn có hỗ trợ Bluetooth không
Kiểm tra xem thiết bị của bạn có hỗ trợ Bluetooth không

Bluetooth có thể nằm trong danh sách Hidden devices, vì vậy hãy nhấp vào View > Show hidden devices và kiểm tra xem Bluetooth có được liệt kê hay không.

Nếu không có Bluetooth trong danh sách, bạn sẽ phải mua Bluetooth adapter. Khi quyết định được nên mua adapter nào, hãy kiểm tra các thuộc tính tương thích của nó.

3. Kiểm tra cài đặt Bluetooth

Ngay cả khi cài đặt Notifications & actions được đặt đúng cách, bạn vẫn cần kiểm tra Bluetooth Settings.

B1: Nhấp vào Start > Settings > Devices > Bluetooth & other devices.

B2: Trong Related settings, hãy nhấp vào More Bluetooth Options.

B3: Chọn tab Options và tích vào Show the Bluetooth icon in the notification area.

B4: Nhấp vào Apply > OK.

Kiểm tra cài đặt Bluetooth
Kiểm tra cài đặt Bluetooth

4. Tắt Fast Startup

Fast Startup sẽ tăng tốc quá trình khởi động, vì vậy Windows 10 mất ít thời gian hơn để khởi chạy. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến các chương trình được thiết lập để chạy khi khởi động, vì vậy tốt hơn là bạn nên tắt nó đi.

B1: Nhấp vào Start > Settings > System.

B2: Từ menu bên trái, chọn Power & sleep.

B3: Nhấp vào Additional power settings > Choose what the power button does.

B4: Chọn Change settings that are currently unavailable.

B5: Bỏ chọn Turn on fast startup (recommended).

B6: Nhấn nút Save changes.

Tắt Fast Startup
Tắt Fast Startup

5. Chạy Bluetooth Troubleshooter

Chạy trình khắc phục sự cố có thể đủ để xử lý hầu hết các vấn đề ảnh hưởng đến chức năng Bluetooth.

B1: Đi tới Start > Settings > Update & Security.

B2: Nhấp vào Troubleshoot > Additional troubleshooters.

B3: Từ menu Find and fix other problems, nhấn Bluetooth > Run the troubleshooter.

Chạy Bluetooth Troubleshooter
Chạy Bluetooth Troubleshooter

Bluetooth troubleshooter sẽ tự động khắc phục mọi sự cố được phát hiện. Sau khi quá trình hoàn tất, hãy khởi động lại PC hoặc laptop của bạn và kiểm tra xem Bluetooth hiện đã khả dụng trong menu Action Center hay chưa.

6. Sử dụng Hardware and Device troubleshooter

Hardware and Device troubleshooter hiện "ẩn" trong Windows 10. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể truy cập nó bằng Command Prompt. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

B1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm command prompt và chọn Run as administrator.

B2: Nhập msdt.exe -id DeviceDiagnostic. Thao tác này sẽ mở trình khắc phục sự cố.

B3: Nhấp vào Next để bắt đầu quét.

Sử dụng Hardware and Device troubleshooter
Sử dụng Hardware and Device troubleshooter

Trình khắc phục sự cố sẽ tìm và khắc phục sự cố với thiết bị Bluetooth của bạn. Nếu nó hiển thị thông báo Troubleshooting couldn’t identify the problem, bạn phải thử một giải pháp khác.

7. Kiểm tra service Bluetooth Support

Ứng dụng của bên thứ ba hoặc thao tác thủ công của người dùng có thể đã vô hiệu hóa service Bluetooth Support, xóa biểu tượng Bluetooth khỏi Action Center. Đây là cách bạn có thể kiểm tra cài đặt service Action Center:

B1: Trong thanh tìm kiếm của menu kết quả phù hợp nhất.

B2: Nhấp đúp vào Bluetooth Support Service để mở cửa sổ Properties.

B3: Kiểm tra Service status ở cuối cửa sổ. Nó sẽ được hiển thị là Running.

B4: Nếu trạng thái là Running, hãy nhấp vào StopStart để khởi động lại nhanh chóng.

B5: Nếu trạng thái không phải là Running, hãy sử dụng menu drop-down bên cạnh Startup Type và chọn Automatic.

B6: Nhấp vào nút Apply để lưu cài đặt mới.

Kiểm tra service Bluetooth Support
Kiểm tra service Bluetooth Support

8. Sử dụng Startup Repair

Startup Repair là một trong những công cụ mà bạn có thể tìm thấy trong menu Advanced options. Nếu bạn đang gặp sự cố cho biết hệ thống bị hỏng, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng Windows Startup Repair.

B1: Nhấn và giữ Shift trên màn hình đăng nhập Windows.

B2: Nhấp vào Power > Restart. Bây giờ, bạn sẽ thấy màn hình boot.

B3: Nhấp vào Troubleshoot > Advanced options > Startup Repair.

B4: Chọn một tài khoản admin và nhập mật khẩu, nếu được yêu cầu.

B5: Nhấp vào Continue.

B6: Khởi động lại PC sau khi công cụ Startup Repair đã chạy.

Sử dụng Startup Repair
Sử dụng Startup Repair

9. Tìm kiếm các thay đổi phần cứng

Bên cạnh việc cung cấp chế độ xem được tổ chức của tất cả phần cứng đã cài đặt, Device Manager cũng có thể được sử dụng như một công cụ khắc phục sự cố.

B1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm device manager và chọn kết quả phù hợp nhất.

B2: Thiết bị của bạn phải là thiết bị đầu tiên trong danh sách. Nhấp chuột phải vào nó và chọn Scan for hardware changes.

Tìm kiếm các thay đổi phần cứng
Tìm kiếm các thay đổi phần cứng

Chúc bạn khắc phục sự cố thành công!

Thứ Năm, 27/05/2021 10:17
514 👨 6.570
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sửa lỗi máy tính