Những khoảnh khắc diệu kỳ của web (Phần 1)

Từ một blog về scandal tình ái giữa Tổng thống Mỹ Bill Clinton với cô thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky tới ngày Larry gặp Sergey, tất cả đều là những thời khắc trọng đại tạo nên diện mạo của Web ngày nay.

1. Web đăng đàn (25/12/1990)

Giây phút tuyệt vời nhất trong lịch sử Web là buổi sáng Giáng sinh năm 1990, Tim Berners Lee và Robert Cailliau thuộc phòng nghiên cứu CERN đã kết nối với một máy chủ Web đầu tiên trên thế giới.

Đầu tiên, Berners Lee chỉ định phát triển một hệ thống siêu văn bản nhằm kết nối hàng trăm dự án, phần mềm và máy tính đang được sử dụng tại Ban vật lý năng lượng cao của CERN. Sử dụng một máy tính Next, Berners Lee phát triển một trình duyệt sơ khai vào mùa thu năm 1990. Sau đó, ông cùng Cailiau sáng tạo nên nội dung Web đầu tiên: thư mục điện thoại của CERN.

Tháng 8 sau đó, Berners Lee công bố sáng chế của mình với toàn thế giới. Vào cuối năm 1992, Net có tới 50 máy chủ web. Cuối năm 1994, con số này tăng lên tới 2500. Cho tới nay, trên thế giới có 135 triệu website được kết nối với nhau bởi một tập hợp các siêu liên kết và đang phát triển vững chắc với mức tăng trưởng 5%/ tháng.

2. Netscape giới thiệu ra công chúng (9 giờ 30 phút sáng, 9/8/1995)

Chắc chắn nếu không kể tới cơn đại hồng thủy dot-com mà đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên ra công chúng (IPO) mà Netscape Nagivator tạo ra thì mọi thứ đều tuyệt vời với trình duyệt này. Một ngày mùa hè năm 1995, thị phần của công ty này đã nhảy vọt từ 28 USD lên 75 USD trước khi chững lại ở mức cố định 58 USD khi phiên giao dịch kết thúc.

Netscape IPO đã sản sinh ra cơn lũ của những dịch vụ cung cấp cộng đồng khác bao gồm Yahoo (4/1996), Amazon (5/1997), eBay (9/1998)…

Tuy nhiên, Netscape đã không thể giữ mãi vị thế quán quân của mình và bị Internet Explorer "qua mặt" vào cuối thập niên 90. Năm 1998, trình duyệt Netscape bị AOL Time Warner mua lại nhưng dần bị quên lãng và hầu như không còn được sử dụng. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của nó vẫn bao trùm thế giới web. Các thành phần mã nguồn nguyên thủy của nó đang là một phần của hầu như mọi trình duyệt đang thịnh hành, từ Mozilla Firefox tới Internet Explorer.

3. Khi Larry gặp Sergey: Google sáp nhập (7/9/1998)

Quay trở về năm 1995, khi hai nhà đồng sáng lập Sergey Brin và Larry Page gặp nhau tại đại học Standford, họ đã không hề dành cho nhau chút thiện cảm nào. Nhưng vào tháng 1/1996, họ sát cánh bên nhau trong đồ án tốt nghiệp BackRub nhằm phân tích “kết nối phía sau” được sử dụng để cải tiến những kết quả tìm kiếm ra sao.

Đầu năm 1998, một trung tâm số liệu được thành lập ngay tại phòng Larry trong ký túc xá nhằm tiếp tục công việc hoàn thiện công nghệ tìm kiếm của BackRub.

Tháng 9/1998, Google Inc chính thức khai trương tại một ga ra ô tô nằm trong khu Silicon Valley, Google có nguồn gốc từ chữ “googol”, chỉ một con số có số 1 và 100 số 0 theo sau. Con số khổng lồ này cho thấy triết lý cũng như mong muốn của công ty là phải sắp xếp lượng thông tin nhiều đến mức vô định trên Internet.

Khác với hàng ngàn dot-com đi trước hiện đã bị xóa sổ, Google đã minh chứng được rằng bạn thực sự có thể cho đi hàng hóa mà vẫn tạo được lợi nhuận. Bằng việc cho phép người dùng Net quyết định nơi các trang được xếp hạng trong những kết quả tìm kiếm của Google, công cụ này thực sự xứng đáng được coi là ứng dụng Web 2.0 đầu tiên.

4. Những gói tin đầu tiên được gửi qua NET (10 giờ 30 tối, 29/10/1969)

Tối muộn ngày 29/10, giáo sư Len Kleinrock đã kết nối một máy tính lớn tại UCLA với một máy tại Học viện nghiên cứu Standford (SRI) qua một đường điện thoại chuyên dụng. Để thử nghiệm kết nối này, Kleinrock đã sắp xếp cho một số sinh viên tại UCLA phát từ “LOG’, sau đó máy tính tại SRI sẽ hồi đáp bằng “IN””, nhưng trước khi ông có thể gửi từ “G” thì hệ thống bị lỗi.

Tuy phải tới những nỗ lực tiếp theo thí nghiệm mới thành công nhưng “LO” đánh dấu một cột mốc vô cùng trọng đại, đó là lần đầu tiên từ ngữ có thể truyền tải qua mạng.

5. Amazone khai trương hiệu sách trực tuyến (16/7/1995)

Được Jeff Bezos thành lập từ năm 1994 với tên ban đầu là Cadabra.com, Amazon.com giờ đây là một trong những công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất trên mạng. Ít người biết rằng siêu thị khổng lồ trực tuyến này ban đầu chỉ là một hiệu sách.

Ngày nay, trang đã được phát triển với những đầu mục kinh doanh mở rộng bao gồm cả hàng hóa ảo như nhạc vào video.

6. Công bố trình duyệt đồ họa (1giờ 30 sáng,15/3/1993)

Marc Anadreessen và Eric Vina là sinh viên tốt nghiệp của Trung tâm quốc gia cho các ứng dụng siêu máy tính tạu đại học Illinois. Khi họ thông báo rằng bản thử nghiệm đầu tiên của trình duyệt Mosaic cho X Windows đã có thể tải về, họ không hề ngờ rằng điều đó đã có một tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Web.

Thay vì mở những hình ảnh trong một cửa sổ mới, Mosaic hiển thị chúng trong văn bản. Tính năng thông minh của Mosaic ngày càng được ưa chuộng và những phiên bản của Mosaic cho các hệ điều hành khác nhanh chóng xuất hiện.

Một năm sau đó, Andreessen liên kết với Jim Clark của Silicon Graphic thành lập nên Công ty viễn thông Mosaic (sau này đổi tên thành Netscape). Microsoft cho phép mã NCSA Mosaic sử dụng trong Internet Explorer 1.0. Những cuộc chiến trình duyệt bắt đầu và với chúng là một cuộc chạy đua điên cuồng chuyển những trang Web mang tính chất tĩnh sang động và đa phương tiện..

7. Hệ thống tên miền ra đời (29/6/1983)

Nhờ Paul Mockapetris, Craig Partridge và sau đó là Jon Postel mà chúng ta không phải gõ từng con số địa chỉ IP để truy cập vào một trang web nào đó. Họ đã cũng tạo nên hệ thống tên miền, thay thế những địa chỉ Internet bằng số chỉ với một từ “domain”.

Thay vì phải học thuộc lòng 12 con số cho mỗi một host muốn truy cập, người sử dụng có thể đơn giản đánh tên máy và tên miền. Những máy chủ thiết lập qua mạng lưới sau đó sẽ chuyển những từ này thành dãy số tương ứng với địa chỉ IP của trang web được truy vấn.

Những khoảnh khắc kỳ diệu của web (phần 2)

Mai Dinh

Thứ Năm, 04/10/2007 10:22
31 👨 201
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản