Khi nào không nên sử dụng chế độ lấy nét tự động để chụp ảnh?

Những trường hợp khiến khả năng lấy nét tự động giảm hiệu quả

Lấy nét tự động (AF- Auto focus) là tính năng lấy nét chủ thể mà có sẵn ở bất cứ máy ảnh kỹ thuật số hiện nay. Chỉ cần một cú chạm nhẹ, chúng ta có thể lấy nét chính xác vào chủ thể mà không phải căn chỉnh nhiều. Hệ thống lấy nét tự động giúp các ống thấu kính di chuyển nhanh và chính xác, giúp người chụp có thể lấy được nhiều khoảnh khắc độc đáo.

Lấy nét tự động gồm 3 loại: AF-S lấy nét tự động từng ảnh dùng để chụp thể tĩnh hay phong cảnh, AF-C lấy nét tự động liên tục thường dùng cho chụp ảnh thể thao, AF-A lấy nét tự động linh hoạt khi bạn muốn chụp nhiều chủ thể cùng một lúc mà không phải chuyển lần lượt sang từng ảnh.

Tuy nhiên trong quá trình chụp ảnh không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng chế độ lấy nét tự động này, mà buộc phải lấy nét bằng tay (MF). Một số trường hợp nếu lấy nét tự động sẽ khiến bức ảnh không được như ý muốn. Vậy, trường hợp nào nên bỏ qua bước lấy nét tự động?

1. Độ tương phản thấp:

Hệ thống lấy nét tự động luông gặp khó khăn khi bạn lấy nét các chủ thể có độ tương phản thấp như một nền trời xanh, chủ thể có màu sắc gần giống với nền,... Lúc này việc sử dụng lấy nét bằng tay sẽ giúp bạn lấy nét hiệu quả hơn.

Lấy nét tự động

2. Khu vực có ánh sáng yếu:

Hệ thống lấy nét tự động cũng luôn gặp khó khăn trong điều kiện ánh sáng kém, nhất là khi bạn sử dụng các ống kính tele hay ống kính macro khi mà độ sâu trường ảnh có giới hạn nhất định.

Chế độ lấy nét tự động

3. Vật có độ phản xạ ánh sáng cao:

Với những vật có độ "bóng" cao như xe hơi, gương, cửa sổ kính hay làm từ kim loại bóng, máy của bạn sẽ không thể lấy nét theo chủ ý của bạn.

Lấy nét tự động

4. Trùng màu:

Nếu bạn đã từng chụp động vật, bạn sẽ thấy hệ thống lấy nét tự động đôi khi gặp khó khăn khi lấy nét vào những con vật có màu sắc giống như cây cối xung quanh. Điển hình như khi chụp một con vẹt như trong hình minh họa bên dưới này.

Lấy nét tự động

5. Độ sáng khác nhau:

Khi mà khu vực bạn lấy nét có sự khác nhau rõ rệt về độ sáng, tối ví dụ như hình bên dưới, bạn sẽ thấy hệ thống lấy nét tự động không thể hoạt động. Giải pháp trong những trường hợp này là sử dụng lấy nét thủ công hay chức năng AF lock.

Lấy nét tự động

6. Vật có kích thước quá nhỏ:

Nếu chủ thể của bạn có kích thước quá nhỏ so với khung hình, máy sẽ rất khó nhận biết đâu là điểm chính xác bạn muốn lấy nét. Trong những trường hợp này, bạn nên di chuyển lại gần hoặc sử dụng AF lock để lấy nét dễ dàng hơn.

Lấy nét tự động

Một số trường hợp phổ biến khác:

Mặc dù đã có rất nhiều cải tiến nhưng hệ thống lấy nét tự động vẫn còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục. Một trong những giới hạn lớn nhất của dòng máy ảnh bình dân là chúng chỉ cho phép lấy nét một điểm hoặc một vùng duy nhất. Bù lại thì tốc độ lấy nét của các dòng máy ảnh đang ngày một cải thiện, ngay cả trên dòng máy ảnh nghiệp dư, bạn cũng có thể bắt được các vật chuyển động nhanh khá dễ dàng.

Lấy nét tự động

Mặc dù các ống kính chuyên nghiệp đều có khả năng chống chọi dưới thời tiết khắc nghiệt rất tốt, nhưng khi bạn thay đổi môi trường làm việc khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, hệ thống lấy nét tự động sẽ gặp khó khăn khi hoạt động.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn!

Thứ Năm, 14/07/2016 18:45
41 👨 1.468
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chụp ảnh - Quay phim