Hướng dẫn cách chỉnh và đấu loa sub vào ampli 2 kênh tại nhà

Chọn được một chiếc loa sub phù hợp vốn đã khó nhưng việc sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất lại càng khó hơn. Bài viết hôm nay của Quantrimang.com sẽ hướng dẫn bạn đấu loa sub vào ampli 2 kênh và cách chỉnh loa sub tại nhà. Bắt đầu ngay thôi nào!

Tìm hiểu về loa sub và amply

Muốn kết nối loa sub với amply đúng kỹ thuật, trước hết chúng ta cần hiểu amply là gì, loa sub là gì.

Loa sub là gì?

Loa sub là một loại loa nghe nhạc chuyên dùng để tái tạo âm thành có tần số thấp khoảng từ 20 - 200Hz, giúp tăng cường âm bass, mang lại hiệu ứng âm thanh sôi động, mạnh mẽ. Ngoài “loa sub”, thiết bị này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như loa bass, loa siêu trầm, cục trầm, loa trầm, loa subwoofer.

Thông thường, loa bass sẽ có cấu tạo gồm 3 bộ phận cơ bản là thùng loa, lõi loa và dây kết nối. Thùng loa được làm từ gỗ, chịu được áp suất không khí lớn và ít bị biến dạng.

Các loại loa siêu trầm phổ biến hiện nay được chia thành 2 loại: Loa sub hơi và loa sub điện.

  • Loa sub hơi: Cần có amply đi kèm để cấp công suất cho loa. Để tiếng bass tròn, chắc, không bị rè tiếng, méo tiếng, người dùng phải lựa chọn được loa hơi và amply có công suất phù hợp đồng thời kết nối chúng một cách chính xác.
  • Loa sub điện: Được trang bị sẵn chức năng của amply bên trong nên không cần phải kết nối với amply cũng như các thiết bị trung gian khác để cho tín hiệu ra. Mặc dù tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn nhưng chất lượng âm thành của sub điện vẫn chưa thể vượt qua sub hơi.

đấu loa sub với ampli 2 kênh

Loa sub

Amply là gì?

Amply (hay ampli, amplifier, máy tăng âm) là thiết bị có chức năng khuếch đại tín hiệu điện và tín hiệu âm thanh từ đầu karaoke sau đó truyền đến loa, tai nghe,… Dựa theo cấu hình và mục đích sử dụng, người ta chia amply thành 5 loại chính:

  • Amply tiền khuếch đại (pre-ampp): Có tác dụng nắn các tín hiệu từ DAC, CDP nhưng không đảm nhiệm chức năng khuếch đại thực sự.
  • Amply công suất (power amply): Khuếch đại âm thanh đủ lớn để phù hợp cho loa hoạt động.
  • Amply tích hợp (integrated amply): Là sự kết hợp giữa amply công suất và amply khuếch đại.
  • Monoblock amply: Xử lý hai kênh âm thanh stereo độc lập từ trái qua phải.
  • Dual mono amply: Được tạo ra cùng với 2 ampli block nhưng dùng chung 1 vỏ.

đấu loa sub với amply 2 kênh

Amply

Cách đấu loa sub vào ampli 2 kênh tại nhà

Như chúng tôi đã chia sẻ, việc kết nối loa sub với amply đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định một phần chất lượng âm thanh của toàn bộ hệ thống. Để đấu loa sub vào ampli 2 kênh một cách chính xác, đúng kỹ thuật, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:

Bước 1: Xác định cổng kết nối loa sub trên amply và trên loa sub.

  • Trên loa sub: Cổng IN (màu đỏ và trắng) tại khu vực Connections.
  • Trên amply: Cổng kết nối tại hàng LINE (màu đỏ và trắng) tại khu vực OUTPUT.

Bước 2: Đấu loa sub với ampli 2 kênh

  • Kết nối cổng màu trắng khu vực OUTPUT, hàng LINE trên amply với cổng màu trắng của cổng IN trên loa sub.
  • Kết nối cổng màu đỏ khu vực OUTPUT, hàng LINe trên amply với cổng màu đỏ của cổng IN trên loa sub.

Bước 3: Thử tín hiệu

Sau khi kết nối loa sub với amply xong, bạn hãy phát nhạc thử xem loa sub đã có tín hiệu chưa. Nếu:

  • Có tín hiệu: Bạn đã đấu loa sub với ampli 2 kênh thành công.
  • Chưa có tín hiệu: Kiểm tra lại các bước, xem đã xác định đúng khu vực, kết nối đúng cổng chưa.

kết nối loa sub với amply

Cách kết nối loa sub với amply

Cách chỉnh loa sub cho âm thanh tốt nhất

Sau khi đã kết nối loa sub với amply thành công rồi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chỉnh loa sub điện, loa sub hơi cho âm thanh tốt nhất.

Trên thực tế, việc căn chỉnh loa sub khá đơn giản. Trên bảng điều khiển của loa thường sẽ có hệ thống các nút chỉnh, cho phép người dùng làm chủ các chức năng. Các nút quan trọng trên loa sub mà bạn cần phải biết gồm: Nút LPF, nút Phase và nút Volume.

cách chỉnh loa sub

Các nút chỉnh loa sub

Nút LPF (chức năng cắt tần số)

Bình tường, âm thanh mà chúng ta nghe được là 1 dải âm thanh có tần số từ 20 Hz - 20kHz, trong khi dải âm của loa sub là dải âm thấp. Nút LPF cho phép chúng ta cắt tần số khoảng từ 30Hz - 150Hz (dải âm thấp) để bù đắp vào đoạn âm còn thiếu mà những cặp loa không thể hiện tốt. Để điều chỉnh nút LPF, đầu tiên, bạn cần xem thông số cặp loa chính trong dàn âm thanh là bao nhiêu rồi chỉnh theo. Ví dụ, nếu cặp loa chính có thông số âm trầm xuống đến 80Hz, bạn cần điều chỉnh nút theo chiều kim đồng hồ dừng ở khoảng 80Hz.

Nút Phase (điều chỉnh pha)

Lệch pha là tình trạng âm thanh của loa chính và loa sub không cùng nhịp. Nút Phase cho phép bạn điều chỉnh pha để ngăn chặn tình trạng này. Bạn cần điều chỉnh pha từ 0 - 180 độ và nghe thử 1 bản nhạc có nhiều âm trầm cho đến điểm mà nghe được nhiều tiếng bass nhất là được.

Nút volume (điều chỉnh âm lượng)

Nút volume cho phép bạn điều chỉnh âm lượng của loa sub sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, để loa không bị giảm tuổi thọ cũng như không làm đôi tai bị ảnh hưởng, bạn nên hạn chế bật volume ở mức quá lớn.

Hi vọng sau bài viết của chúng tôi bạn sẽ biết đấu loa sub với amply 2 kênh và cách điều chỉnh loa sub cho âm thanh tốt nhất. Ghé thăm Quantrimang.com để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm:

Thứ Ba, 05/11/2019 12:03
4,84 👨 17.561
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Loa, tai nghe