Giới thiệu về công cụ Paint Tool SAI
Paint Tool SAI là một công cụ vẽ kỹ thuật số đến từ Nhật Bản. Nó rất nhẹ và phổ biến trong giới nghệ sĩ do tính đơn giản và phạm vi rộng lớn của các công cụ trong Paint Tool SAI. Bài viết hôm nay là một hướng dẫn cơ bản về Paint Tool SAI, hứa hẹn sẽ hữu ích cho cả người mới bắt đầu và cho những người muốn tìm hiểu thêm về tiềm năng của công cụ Paint Tool SAI. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về tất cả các bảng điều khiển và công cụ của nó, cũng như cách sửa đổi các công cụ sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế và một số thủ thuật hữu ích. Bắt đầu tìm hiểu ngay thôi nào!
Giới thiệu về công cụ Paint Tool SAI
Paint Tool SAI là gì?
SAI hoặc Easy Paint Tool SAI là một trình chỉnh sửa đồ họa raster và phần mềm vẽ rất nhẹ cho Microsoft Windows, được phát triển và xuất bản bởi Systemax Software. Việc phát triển phần mềm bắt đầu vào ngày 2 tháng 8 năm 2004 và phiên bản alpha đầu tiên được phát hành vào ngày 13 tháng 10 năm 2006. Bản phát hành chính thức của SAI (1.0.0) là vào ngày 25 tháng 2 năm 2008 và bản cập nhật xem trước được phát hành ngay sau đó. Nó đã có sẵn từ Microsoft Windows 98 đến Windows 10.
Ứng dụng này có sẵn chính thức bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Ngoài ra, cũng có các ngôn ngữ không chính thức khác do người dùng tạo ra cho phần mềm này.
Các bảng điều khiển trong Paint Tool SAI
Trong Paint Tool SAI, bạn có hai bảng điều khiển chính để làm việc: Color and Tool ở bên phải và Layer ở bên trái. Bạn có thể thay đổi vị trí của chúng trong Window (W). Các tính năng điều khiển khác có sẵn thông qua Quick Bar ở trên cùng.
Tính năng Step back có thể hỗ trợ khi bạn muốn hoàn tác về hành động trước đó. Bạn có thể sử dụng bước này hơn 10 lần, vì vậy bạn sẽ không phải lo lắng khi có sự cố xảy ra. Việc xoay canvas có thể giúp ích khi bạn phải vẽ ở một số góc khó. Nút Reset sẽ trả về chế độ xem và xoay mặc định. Việc lật khung hình cho bạn một cái nhìn mới về tác phẩm của mình và cũng giúp bạn tìm ra những lỗi sai nếu có.
Làm quen với bảng điều khiển Color
Tất cả các loại Palette (bảng màu) có thể được truy cập từ thanh trên cùng của bảng điều khiển Color and Tool hoặc trong Window (W). Bây giờ, hãy xem xét từng công cụ trong số này.
- Color Wheel là một tập hợp các màu sắc đặt xung quanh một vòng tròn, cho thấy các màu có liên quan như thế nào với nhau. Sử dụng bảng màu này, bạn có thể dễ dàng làm việc với các kết hợp màu chính, bổ sung và kết hợp để tạo các màu sắc khác. Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về sự kết hợp màu sắc trong lý thuyết màu. Bên trong bánh xe màu này là một khu vực chứa các sắc thái khác nhau của mỗi màu.
- RGB Slider cho phép bạn thao tác với các màu sắc trên Color Wheel, thay đổi màu sắc và giá trị của chúng.
- HSV Slider là viết tắt của Hue, Saturation and Value (Hue, độ bão hòa và giá trị). Di chuyển thanh trượt, bạn có thể thay đổi các thuộc tính này của màu sắc.
- Color Mixer trong chương trình này sử dụng thang độ xám để thay đổi các giá trị, điều này có thể rất hữu ích nếu bạn bắt đầu vẽ bằng màu xám trước và sau đó mới áp dụng màu chính.
- Swatches là nơi mà bạn có thể lưu tất cả các màu sắc yêu thích của mình. Để làm điều đó, trước tiên hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn màu mong muốn, rồi sau đó nhấp chuột phải vào một mẫu màu và chọn Set. Sau đó, màu này sẽ được lưu trong Palette. Thường thì mọi người sẽ lưu các màu mình sử dụng nhiều nhất và các tông màu da.
- Scratchpad là nơi bạn có thể kết hợp bất kỳ loại màu nào mà không phải lo lắng điều gì, vì nó sẽ không ảnh hưởng đến canvas chính của bạn. Sau khi bạn đã đạt được kết quả mong muốn, bạn có thể áp dụng màu này trên tác phẩm của mình hoặc làm sạch Scratchpad và bắt đầu lại.
Bảng điều khiển Tool
Các công cụ Selection
Tập hợp các công cụ đầu tiên cần đề cập đến là Selection. Ở đó, bạn sẽ có các lựa chọn: Lasso, Magic Wand, Move, Zoom, Rotate, Hand và Color Picker. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi hoặc chuyển đổi màu Primary và Secondary trên bảng điều khiển này hoặc làm cho màu sắc trong suốt.
Các công cụ Transform
Công cụ Rectangle Selection cũng cung cấp cho chúng ta tất cả các công cụ chuyển đổi, chẳng hạn như Transform (Command-T) để mở rộng và xoay.
Gợi ý: Nhấn Shift nếu bạn muốn chuyển đổi một khu vực có cùng tỷ lệ.
Còn có các công cụ Scale và Rotate - về cơ bản chúng có các chức năng giống như Transform. Công cụ Free Distort cho phép bạn phối cảnh và thay đổi tỷ lệ của vùng được chọn.
Dưới đây bạn có thể tìm thấy các công cụ Flip Horizontally, Flip Vertically, Rotate 900 CCW, Rotate 900 CW. Chúng cũng có thể được truy cập từ Canvas (C).
Các công cụ Drawing
Nếu bạn muốn bức ảnh kỹ thuật số của mình có kết quả xuất sắc, bạn chắc chắn nên biết về bảng điều khiển Drawing Tools.
Trước hết, bạn cần nhớ rằng mỗi phiên bản Paint Tool SAI có thể có một bộ công cụ hơi khác một chút. Ví dụ, một số phiên bản có Brush và một vài phiên bản khác có công cụ Water Brush, nhưng về cơ bản chúng có chức năng giống nhau, chỉ khác nhau về tên gọi. Vì vậy, công cụ Blur hoạt động giống như Water Brush v.v.... Bạn có thể thay đổi các thiết lập và tạo ra một số lượng vô hạn các tính năng vẽ với một brush đơn giản. Hãy thử và xem bạn có thể làm gì với nó!
Ngoài ra, bạn có thể tạo các phím nóng cho mỗi công cụ bằng cách nhấp đúp vào biểu tượng Tool hoặc đi tới phần Others (O) > Keyboard Shortcuts.
Tất cả các công cụ có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu vẽ của bạn, nhưng bạn sẽ thấy rằng mỗi công cụ đều có những điểm mạnh của riêng mình. Ví dụ, Sketch rất hữu ích cho việc vẽ các đường thẳng cơ bản, Pen cho phép bạn vẽ các đường thẳng đẹp, mượt mà hơn và công cụ Color rất phù hợp cho việc phối màu - giống như khi bạn dùng màu nước trong thực tế. Blur cũng thường được sử dụng để pha trộn màu sắc, nhưng kết quả của các công cụ Blur và Color là khác nhau. Việc chọn công cụ nào tùy thuộc vào bạn và Paint Tool SAI mang lại cho bạn rất nhiều sự lựa chọn.
Bên dưới bảng điều khiển Tool, bạn có thể tìm thấy các cài đặt chính cho các công cụ Drawing của mình, như Edge Shape, Size, Min Size, Density và Texture, cũng như một số Advanced Settings (cài đặt nâng cao) cho mỗi công cụ. Hãy làm quen với các cài đặt này và thử nghiệm với chúng.
Edge Shape làm cho nét vẽ của bạn mềm hoặc cứng, và có thể làm bản vẽ của bạn trở nên thú vị hơn. Sử dụng Size, bạn có thể làm cho brush của mình rất nhỏ để vẽ chi tiết hoặc rất lớn để sử dụng cho các khối màu và các vùng màu đồng nhất. Min Size là lượng màu sẽ lấp đầy các cạnh của nét vẽ. Density trong trường hợp này kiểm soát độ mờ của công cụ vẽ.
Bên cạnh đó, với mỗi phiên bản của Paint Tool SAI đều có một số họa tiết tích hợp. Chúng sẽ thêm chi tiết cho tác phẩm của bạn, làm cho nó hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tạo các họa tiết này hoặc tải xuống chúng, sau đó thêm chúng vào thư mục Paint Tool SAI texture.
Quay lại công cụ Blur - không giống như công cụ Color, nó pha trộn các màu gốc và thay đổi chúng thành màu hoàn toàn khác. Hãy cẩn thận với điều đó, bởi vì đôi khi lạm dụng công cụ này có thể ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể trên tác phẩm của bạn, làm màu sắc trông không rõ ràng và nhợt nhạt.
Select và Deselect là các công cụ hoạt động theo một cách khá đơn giản. Sử dụng chúng như một brush bạn thường dùng ở những địa điểm bạn muốn chọn hoặc bỏ chọn. Sau khi thực hiện lựa chọn, bạn có thể di chuyển sang một layer khác và vẽ ở đó, nhưng bạn vẫn sẽ làm việc bên trong khu vực đã chọn cho đến khi bạn nhấn Clear Selection trên Quick Bar.
Đó là tất cả những gì cần biết về bảng điều khiển Color and Tool! Hy vọng bạn đã tìm thấy một số lời khuyên hữu ích và hiểu rõ hơn về cách các công cụ hoạt động.
Bảng điều khiển Layer
Đầu tiên là Navigator Panel, công cụ được sử dụng để xem trước nhanh chóng. Cửa sổ xem trước hữu ích cho việc điều hướng nhanh hoặc nhìn tổng quan sơ lược. Đó là một thói quen tốt để chuyển đổi giữa một phần nhỏ của một tác phẩm nghệ thuật và bức tranh tổng thể. Tính năng phóng to và xoay canvas được điều khiển bằng cách di chuyển các thanh trượt hoặc nút.
Tiếp theo là bảng điều khiển Paint Effects, bao gồm Texture và Effect. Bạn sẽ tìm thấy Layer Mode và Opacity với các thủ thuật layer hữu ích bên dưới. Hãy xem xét chúng kỹ hơn.
Trong Paint Tool SAI bạn có thể tìm thấy một số họa tiết được tích hợp sẵn, hoặc tự tạo họa tiết của riêng mình. Các họa tiết này được áp dụng cho toàn bộ layer và bạn chỉ có thể thêm một họa tiết trên mỗi layer. Bên cạnh đó, thay đổi tỷ lệ và độ mờ của họa tiết giúp bạn có thể đạt được những kết quả khác nhau. Vì vậy, một lần nữa, đừng ngại thử nghiệm.
Hơn nữa, Fringe Effect (trong một số phiên bản của chương trình Paint Tool SAI gọi là Wet Edges) làm cho tác phẩm nghệ thuật của bạn có cảm giác như một bức tranh màu nước! Nó giống như một bản vẽ thực, thậm chí còn thú vị hơn.
Bây giờ, hãy tìm hiểu tiếp Layer Mode, công cụ cho phép người dùng trộn hai hoặc nhiều layer vào nhau.
- Normal Mode cho phép bạn che phủ layer bên dưới bằng một layer mới ở trên cùng mà không làm trộn lẫn màu của chúng với nhau.
- Các chế độ Multiply, Shade và Screen được sử dụng để làm tối hoặc sáng hình ảnh. Screen có hiệu ứng ngược lại với Multiply. Hãy sử dụng các chế độ layer này cho các vùng tối và vùng sáng trên bức ảnh.
- Luminosity hoạt động gần giống như chế độ Screen, nhưng tăng thêm độ sáng hơn nữa.
- Chế độ Overlay kết hợp chế độ Multiply và Screen, vì vậy các phần sáng trong chế độ layer này trở nên sáng hơn và các phần tối trở nên tối hơn. Lumi&Shade hoạt động gần như giống nhau, mặc dù một lần nữa chế độ này làm tăng thêm độ sáng.
- Chế độ đơn giản nhất là Binary. Tất cả những gì nó có thể làm chỉ là che mọi thứ bằng màu đen. Nhưng cố gắng thay đổi độ mờ của layer bằng chế độ Binary sẽ thay đổi màu sắc hoàn toàn.
Bên trong phần Mode và Opacity bạn có thể tìm thấy hai cài đặt thú vị: Preserve Opacity và Clipping Group.
- Preserve Opacity làm cho tất cả các line và fill của một layer bị khóa, vì vậy bạn sẽ không thể thoát khỏi các cạnh của nó và chỉ có thể vẽ bên trong các line. Nó rất hữu ích khi bạn muốn thay đổi màu sắc của các line hoặc thay đổi khối màu mà không ảnh hưởng đến màu sắc và khu vực khác.
- Clipping Group hoạt động như một mask, và khi bạn vẽ lên layer trên cùng (với Clipping Group được bật), các nét vẽ của bạn sẽ luôn nằm ngay bên trong vùng được vẽ của layer bên dưới.
Tiếp theo là bảng điều khiển Layer, nơi bạn có thể tạo các layer và nhóm mới, hợp nhất nội dung của các layer với nhau, xóa các layer, đồng thời cũng làm việc với các mask.
- New Layer tạo một layer mới như bình thường, trong khi New Linework Layer mở các công cụ vector cho bạn. New Layer Set hoạt động như một nhóm layer, vì vậy khi làm việc, bạn có thể sắp xếp các layer của mình để không làm mọi thứ rối tung.
- Transfer Down Layer cơ bản sẽ gửi nội dung của layer này đến layer bên dưới nó, và xóa toàn bộ layer trên cùng. Merge Down Layer kết hợp nội dung của hai layer lại với nhau và xóa layer trên cùng.
- Clear Layer làm trống tất cả nội dung của nó, trong khi Delete Layer chỉ đơn giản là loại bỏ nó.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết nhiều hơn về Paint Tool SAI. Một lần nữa, nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi làm việc trong chương trình này, chỉ cần dành nhiều thời gian hơn để luyện tập, và bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng như thế nào. Hãy thử nghiệm với các thiết lập, khám phá một cái gì đó mới, và biết đâu bạn sẽ tìm được một ý tưởng sáng tạo hay ho với Paint Tool SAI.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
-
Cách vẽ ảnh Pixel Art bằng Paint
-
9 cách khắc phục lỗi không thể lưu file dưới dạng JPEG hoặc PNG trong Photoshop
-
9 công cụ vẽ tranh trực tuyến thú vị và miễn phí
-
2 tính năng người dùng không thích ở ứng dụng chỉnh sửa ảnh Photoshop Express
-
Cách cắt ảnh hình tròn trên Paint
-
7 lý do tại sao Hapic đang trở thành công cụ chỉnh sửa ảnh miễn phí được yêu thích
-
Cách tạo brush tùy chỉnh trong Photoshop
-
7 tính năng AI cần có trên mọi ứng dụng chỉnh sửa ảnh hiện nay
-
Adobe Photoshop hay Photoshop Elements là phần mềm phù hợp với bạn?
Cũ vẫn chất
-
Cách chèn khoảng trống trong HTML
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ảnh dưới chữ trong PowerPoint
Hôm qua -
Cách dịch trang web trên Safari sang tiếng Việt
Hôm qua -
58 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về cuộc sống ẩn chứa những bài học ý nghĩa
Hôm qua -
Cách cắt ảnh thành hình tròn trên Canva
Hôm qua -
PowerPoint 2016: Tạo và mở bài thuyết trình
Hôm qua -
Cách trải nghiệm Apple Music trên máy tính Windows
Hôm qua -
Cách chặn cuộc gọi và tin nhắn thoại trên Telegram
Hôm qua -
Hướng dẫn cách quay lại khoảnh khắc Liên Quân
Hôm qua -
300+ tên nhóm hay và ý nghĩa
Hôm qua 6