Đâu là sự khác biệt giữa GPU RTX và GTX của Nvidia?

Nếu ít quan tâm hoặc chỉ vừa mới tìm hiểu về thị trường card đồ họa chuyên dụng, có lẽ bạn đã từng bối rối trước các thương hiệu GPU RTX và GTX của Nvidia, với hàng loạt sản phẩm trải dài trên mọi phân khúc. Vật sự khác biệt giữa hai dòng card đồ họa này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

RTX và GTX

GTX có nghĩa là gì?

Những chiếc card đồ họa đầu tiên mang thương hiệu GTX đã được NVIDIA tung ra thị trường vào năm 2005, và chúng ngay lập tức trở nên phổ biến qua từng năm. Tuy nhiên, phải đến năm 2008, NVIDIA mới hoàn toàn chấp nhận thương hiệu GTX khi ra mắt dòng GTX 200. GTX là viết tắt của “Giga Texel Shader eXtreme.”

Thuật ngữ “texel” (hoặc “texture pixel”) dùng để chỉ đơn vị cơ bản của bản đồ kết cấu, với kết cấu trong trò chơi bao gồm các mảng texel. Nhìn chung thì đây về cơ bản chỉ là một cách đặt tên, chứ không thực sự đề cập đến bất kỳ yếu tố kỹ thuật cụ thể nào, vì vậy trong nhiều năm, NVIDIA chỉ đơn giản giải thích rằng đây là một thương hiệu “card đồ họa cao cấp”.

NVIDIA đã sử dụng GTX cùng với GT, vốn là nhãn hiệu cho các card đồ họa cấp thấp hơn của họ, trong vài năm. Tính đến thời điểm hiện tại, dòng sản phẩm GTX đã trải qua một chặng đường phát triển thành công rực rỡ kéo dài hơn một thập kỷ. NVIDIA phần lớn đã ngừng sử dụng nhãn hiệu GTX cho các dòng card cao cấp của mình kể từ năm 2018, mặc dù họ vẫn phát hành một cách hạn chế một đó model nhất định, chẳng hạn như NVIDIA GTX 1630 ra mắt năm 2022.

RTX nghĩa là gì?

RTX là thương hiệu hiện tại của NVIDIA dành cho card đồ họa chơi game tầm trung và cao cấp, đã được sử dụng từ năm 2018. RTX có nghĩa là “Ray Tracing Texel eXtreme”, và điểm khác biệt chính so với thẻ GTX chính là tính năng “dò tia” - Ray Tracing.

Ray tracing là một kỹ thuật theo dõi đường đi của các tia sáng khi chúng bật xung quanh một cảnh ảo, tương tác với các vật thể và bật ra hoặc đi xuyên qua chúng. Về cơ bản, nó bắt chước cách ánh sáng hoạt động trong cuộc sống thực để tạo ra hình ảnh chân thực và chính xác hơn.

Tính năng ray tracing kể từ khi ra mắt đã cải thiện đáng kể giao diện của trò chơi, và việc hỗ trợ dò tia thời gian thực trong trò chơi thực sự là một bước đột phá lớn — đủ để NVIDIA tự tin thay đổi thương hiệu GPU vốn đã làm nên thành công của mình trong quá khứ. Các mẫu card đồ họa RTX có lõi RT chuyên dụng hoặc bộ tăng tốc phần cứng chỉ dành riêng cho các hoạt động dò tia điện toán một cách hiệu quả.

Sự khác biệt giữa Nvidia GTX và Nvidia RTX

GPU đầu tiên trong dòng Nvidia GTX là GTX 260, được phát hành vào năm 2008. Một thập kỷ sau, card RTX của Nvidia được công bố vào năm 2018, mang đến tính năng Ray Tracing thời gian thực để mang đến trải nghiệm chơi game mới và đắm chìm.

Sự khác biệt giữa Nvidia GTX và Nvidia RTX có 6 điểm chính:

  • Kiến trúc: Dòng Nvidia GTX dựa trên kiến trúc Pascal và Turing. Dòng Nvidia RTX được xây dựng trên kiến trúc Turing và Ampere tiên tiến hơn, với dòng RTX 3000 và RTX 4000 sử dụng Ampere.
  • Ray Tracing: Một trong những điểm khác biệt đáng kể nhất là Ray Tracing được tăng tốc phần cứng trong dòng RTX. Card RTX có các lõi RT (Ray Tracing) chuyên dụng cho phép thực hiện ray tracing theo thời gian thực trong game và ứng dụng, mang lại các cùng sáng, tối và phản xạ trung thực hơn.
  • Hiệu suất: Là phần cứng mới hơn, GPU RTX của Nvidia mang lại hiệu suất tốt hơn nhiều so với GPU GTX cũ, đặc biệt là khi đã có 3 thế hệ GPU kể từ lần phát hành GTX trước.
  • Hiệu quả năng lượng: Mặc dù cần nhiều năng lượng hơn, GPU RTX của Nvidia mang lại hiệu suất trên mỗi watt tốt hơn nhiều so với GPU GTX cũ.
  • AI: GPU Nvidia RTX có Nvidia Tensor Cores, đặc biệt mang đến khả năng Deep Learning và AI cho GPU RTX. GPU GTX không có Tensor Cores và không thể cạnh tranh với AI và khả năng xử lý Deep Learning của RTX.
  • Giá cả: Như bạn có thể mong đợi, GPU RTX đắt hơn GPU GTX.

Nhưng đọc những thông tin về sự khác biệt là một chuyện. Tốt nhất bạn nên xem qua sự khác biệt giữa RTX và GTX để thấy trong thực tế chúng như thế nào.

Ray Tracing là một quá trình hơi phức tạp nhằm tính toán cách tia sáng phản xạ khỏi bề mặt và hình thành bóng. Kết quả cuối cùng về cơ bản là tạo bóng với những cạnh mềm mại và mượt mà để tạo ra độ chìm hơn. Hình ảnh trở nên chân thực hơn nhưng tính năng Ray Tracing tiêu tốn nhiều năng lượng xử lý hơn.

Sự khác biệt chính khác giữa card đồ họa GTX và RTX là DLSS. DLSS là viết tắt của Deep Learning Super Sampling và là một loại công nghệ đồ họa sử dụng AI để tăng hiệu suất bằng cách tạo ra nhiều khung hình hơn, theo Nvidia Developer:

NVIDIA DLSS (Deep Learning Super Sampling) là một công nghệ đồ họa nơ-ron tăng hiệu suất bằng cách sử dụng AI để tạo các khung hình hoàn toàn mới và hiển thị độ phân giải cao hơn thông qua tái tạo hình ảnh - đồng thời mang lại chất lượng hình ảnh và khả năng phản hồi tốt nhất trong phân khúc.

Tất nhiên, việc sở hữu các công nghệ như Ray Tracing và DLSS, sự khác biệt khác giữa card đồ họa Nvidia GTX và RTX là giá của chúng. Và đó là điều dễ hiểu, với sự tiến bộ qua nhiều thế hệ. Lưu ý rằng mặc dù bản cập nhật driver Nvidia năm 2020 đã triển khai tính năng Ray Tracing cho một số GPU Nvidia GTX, nhưng chúng không đủ mạnh để tận dụng tối đa công nghệ và kết quả thường thấp hơn mức bạn mong đợi.

GTX 10 Series

RTX 20 Series

Kiến trúc

Pascal

Turing

VR Ready

Chỉ trên GTX 1060 trở lên

Ray Tracing

Một số model

DLSS

Không

AI Upscaling

Không

Để so sánh, card đồ họa cấp cơ bản trong sê-ri RTX 20, RTX 2060, mang lại hiệu suất tốt hơn so với GTX 1660. Các bài kiểm tra UserBenchmark cho thấy mức trung bình của GTX 1660 là 68,3%, trong khi RTX 2060 đạt tới 89,8%. Hơn nữa, có những lý do khác khiến bạn có thể cân nhắc sử dụng RTX 2060 thay vì RTX 3050, mặc dù RTX 3050 là GPU mới hơn.

Chọn card GTX hay RTX

GTX gần như là một thương hiệu đã “nghỉ hưu” vào thời điểm này. Trong khi đó, NVIDIA đã định hướng triển khai công nghệ RTX của mình cho cả các GPU cao cấp, tầm trung và bình dân — chỉ cần nhìn vào các model như RTX 3050 để thấy điều đó. Như vậy, nếu bạn đang dự định chơi game và muốn mua một GPU mới, thì không có lý do gì bạn nên xem xét các mẫu card GTX cả.

Tuy nhiên, nếu bạn đang mua GPU và bạn không thực sự nghĩ đến việc chơi game, thì vẫn có thể tranh luận về GPU GTX. Đối với một người dùng bình thường, bạn có thể mua GTX 1630 hoặc GT 1030 để cung cấp khả năng đồ họa cơ bản, giá rẻ cho dàn máy tính học tập cơ bản hoặc PC văn phòng.

Nếu bạn muốn chơi một số trò chơi đơn giản, có thể tham khảo GTX 1650 và GTX 1660, vì chúng là những GPU không có ray tracing nhưng vẫn đủ tốt để xử lý các tựa game cơ bản, không nặng về đồ họa.

Thứ Tư, 03/05/2023 08:58
51 👨 3.737
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ RAM, Card