Một số thủ thuật đơn giản làm tăng không gian lưu trữ ổ đĩa cứng trên Linux

Các file rác, file tạm thời chiếm không gian lưu trữ của ổ đĩa

Linux vốn nổi tiếng là chiếm ít dung lượng ổ đĩa cứng. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, việc cài đặt các ứng dụng thông qua APT (Advanced Packaging Tool ) tạo ra nhiều file không cần thiết, các file này chiếm không gian lưu trữ của ổ đĩa. Do đó để giải phóng không gian lưu trữ ổ đĩa bạn nên gỡ bỏ các file này đi.

Trên hệ điều hành Windows có khá nhiều cách để giải phóng không gian lưu trữ , trong đó chủ yếu là xóa các file rác, file tạm thời và phân tích lại các phân vùng đĩa cứng. Với Linux cũng như vậy. Tuy nhiên cách thực hiện trên Linux khác hoàn toàn với Windows.

Linux

1. Xóa các file tạm thời (Temporary Files)

Xóa các file tạm thời

Người dùng Linux sẽ sử dụng chương trình BleachBit. Về cơ bản BleachBit cũng tương tự như CCleaner dành cho Windows. Chương trình sẽ quét toàn bộ hệ thống để tìm các file tạm thời và sẽ tự động xóa các file tạm thời này để giải phóng không gian ổ đĩa.

Các file tạm thời bao gồm cache, lịch sử duyệt web và một số file tạm thời khác. Bạn có thể cài đặt BleachBit từ Ubuntu Software Center.

Tải BleachBit về máy và cài đặt tại đây.

Lưu ý: Công cụ này không thể xóa bỏ gói APT và một số công cụ syste-wide khác trừ khi bạn sử dụng quyền Root để mở.
Mở Terminal sau đó chạy câu lệnh sudo bleachbit để mở quyền root.

Một trong những tính năng nổi bật nhất của BleachBit là nó tự động hóa một số thứ mà chỉ người dùng Linux thường xuyên phải làm. Chẳng hạn như đối với các file tạm sau khi tải về và cài đặt các ứng dụng thông qua APT, BleachBit sẽ cung cấp cho bạn 3 tùy chọn autoclean, autoremove và clean.

2. Phân tích ổ đĩa

Phân tích ổ đĩa

Ubuntu có chứa công cụ quét các file hệ thống và hiển thị một đồ họa tồng quan các file và thư mục chiếm dung lượng ổ cứng lớn nhất. Đây cũng là một trong những sự trợ giúp hữu ích nhất khi bạn cố gắng giải phóng không gian ổ đĩa cứng trong trường hợp bạn có một chương trình máy ảo cũ hoặc một file khá lớn đang bị chôn vùi trong thư mục Home.

Công cụ này được cài đặt theo mặc định - khởi chạy công cụ Disk Usage Analyzer tool để mở ứng dụng.

3. Tìm kiếm các ứng dụng chiếm dung lượng không gian lớn nhất

Tìm kiếm các ứng dụng chiếm dung lượng bộ nhớ lớn nhất

Với các ứng dụng đã được cài đặt theo hình thức gói, một số trong các ứng dụng đó có thể chiếm khá nhiều không gian đĩa cứng. Để xác định gói cài đặt đang chiếm dụng bao nhiêu không gian, bạn có thể sử dụng công cụ Synaptic Package Manager (SPM). Trước đây, công cụ này được xem như là một phần của Ubuntu nhưng đã được gỡ bỏ khỏi cài đặt mặc định để nhường chỗ cho các tiện ích đơn giản.

Để cài đăt Synaptic Package Manager, đầu tiên bạn mở Ubuntu Software Center và tìm kiếm Synaptic.

Nếu đang sử dụng các bản phân phối dựa trên nền tảng Debian, cũng có thể có quyền truy cập vào Synaptic. Ngược lại, với những bản phân phối không dựa trên nền tảng Debian, bạn sẽ phải sử dụng một gói tiện ích khác cho việc này.

Trên giao diện của Synaptic Package Manager (SPM), chọn Status rồi chọn Installed in Synaptic để xem tất cả các gói được cài đặt trên hệ thống của bạn. Tiếp theo click chọn cột Size để xem danh sách tất cả các gói cài đặt theo size.

Trong trường hợp bạn không tìm thấy cột Size, chỉ cần click vào Settings => Preferences để xem cột Size được kích hoạt trong thẻ Columns and Fonts hay chưa, nếu chưa bạn tiến hành kích hoạt.

Tại đây, bạn có thể xem những gói phần mềm đang sử dụng nhiều không gian ổ đĩa, bạn nên gỡ bỏ các gói này đi. Tuy nhiên, với những gói quan trọng cho hoạt động của hệ thống như Linux Kernel thì không nên xóa.

Các ứng dụng như LibreOffice, Firefox và Thunderbird chiếm dụng không gian ổ đĩa cứng khá lớn. Do đó nếu không cần sử dụng đến những ứng dụng này bạn nên gỡ bỏ đi để giải phóng không gian ổ đĩa cứng. Bạn có thể hoàn toàn cài đặt lại các gói ứng dụng này khi muốn sử dụng.

4. Xóa bỏ các Kernel cũ

Kernel – phần hạt nhân của Linux có thể hiểu đơn giản là một tập hợp các chương trình thường trú trong bộ nhớ. Nó là phần chính của hệ điều hành, phụ trách hầu hết các chức năng chính của hệ điều hành như quản lý bộ nhớ, thực thi nhiệm vụ và truy nhập phần cứng...

Ubuntu giữ lại các Linux Kernel cũ ngay cả khi cài đặt phiên bản mới. Bạn có thể chọn để khởi động vào các Kernel cũ từ trình đơn Boot Loader trong quá trình khởi động máy tính.

Điều này khá hữu ích khi một Kernel mới hoạt động bị lỗi, khi đó hệ điều hành sẽ quay trở lại Kernel cũ để hệ thống hoạt động bình thường. Tuy nhiên, với những Kernel mới hoạt động ổn định thì tất cả các Kernel cũ đều không cần thiết và chúng sẽ trở thành một trong những nhân tố chiếm dụng không gian đĩa cứng.

Xóa Kernel

Lưu ý quan trọng: Trước khi loại bỏ bất kỳ một file Kernel nào, bạn phải chắc chắn rằng hệ thống đã hoạt động tốt với bản cập nhật Kernel mới nhất và không cần dùng đến một Kernel cũ nào.

Unbuntu sẽ tự động khởi động vào file Kernel mới nhất khi bạn khởi động hệ thống.

Cách đơn giản nhất để xóa Linux Kernel cũ là sử dụng tiện ích Synaptic Package Manager. Trên giao diện của tiện ích Synaptic Package Manager, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + F, thiết lập tính năng tìm kiếm chỉ tìm kiếm theo trường Name bằng "linux-" (lưu ý là có dấu gạch ngang). Thực hiện sắp xếp theo các gói đã cài đặt, khi đó bạn sẽ thấy được những gói thích hợp xuất hiện ở đầu danh sách.

Với mỗi một Kernel cũ cần xóa, bạn kích chuột phải vào Kernel đó và đánh dấu để xóa.

Lưu ý ở đây là người dùng chỉ xóa phiên bản cũ của các tệp tin Kernel và để lại các phiên bản gần đây nhất, nếu không máy tính sẽ không khởi động được.

Chẳng hạn như trong hình minh họa dưới đây, tôi muốn xóa file 3.11.0-18 trong quá trình xóa file 3.11.0-12 và 3.11.0-15. Theo Synaptic, việc xóa bỏ 2 Kernel và các file liên quan sẽ giải phóng hơn 500 MB không gian ổ đĩa cứng.

Xóa Kernel

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 23/03/2016 09:05
31 👨 1.555
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng