Quản trị mạng - Trong cuộc chiến giữa hai hệ điều hành Mac OS X và Windows đã có rất nhiều tính năng mới được đưa ra và theo năm tháng nhiều tính năng của chúng lại trở lên khá tương đồng nhau. Dưới đây là 10 tính năng mà Apple đã bắt chước của Microsoft.
1. Finder Sidebar – Navigation Pane của Windows
Giống như Navigation Pane (bảng điều hướng trong hệ điều hành Windows), thanh Finder Sidebar được đặt ở phía bên trái của cửa sổ Folder, cung cấp các biểu tượng phân cấp để điều hướng tới thư mục. Người dùng có thể sử dụng Finder Sidebar để truy cập vào mọi thư mục trên máy tính. Thanh Finder Sidebar lần đầu tiên được Apple sử dụng trong phiên bản hệ điều hành Mac OS X 10.3 Panther, chỉ hai năm sau khi Navigation Pane xuất hiện trong hệ điều hành Windows XP. Microsoft đã lấy ý tưởng sử dụng các hình tam giác của Apple; trước phiên bản Windows Vista, Windows sử dụng dấu cộng và dấu trừ để mở rộng hay thu gọn danh sách.
2. Path Bar – Thanh địa chỉ của Windows
Hệ điều hành Mac OS X 10.5 Leopard đã bổ sung một thanh Path Bar tùy chọn vào phía cuối của cửa sổ thư mục để hiển thị đường dẫn của mọi file hay folder được lựa chọn. Khi click đúp vào đường dẫn này sẽ sẽ mở folder có đường dẫn đó. Người dùng chỉ cần kéo một file để di chuyển hay copy tới một trong những thư mục trong đường dẫn. Tính năng này xuất hiện lần đầu tiên trong Windows Vista với tên Address Bar – thanh địa chỉ, và không đầy một năm sau Apple đã đưa tính năng này vào phiên bản Leopard. Trên hệ điều hành Windows tính năng này thực hiện nhiều chức năng hơn, ví dụ, người dùng có thể click vào mũi tên liền kề với folder trong đường dẫn để xem nội dung của folder đó.
3. Nút điều hướng Back và Forward trong cửa sổ folder
Lần đầu tiên Microsoft sử dụng nút lệnh Back và Forward của các ứng dụng trình duyệt Web vào cửa sổ folder trong hệ điều hành Windows 2000. Và ban đầu, Apple chỉ sử dụng nút Back trong phiên bản nguyên thủy của hệ điều hành Mac OS X. Cho đến phiên bản 10.2 Jaguar nút Forward mới được xuất hiện trong hệ điều hành Mac OS X.
4. Thu nhỏ cửa sổ tài liệu trong biểu tượng ứng dụng
Hệ điều hành Mac OS X 10.6 Snow Leopard bổ sung một tùy chọn cho phép thu nhỏ (mặc định bị tắt). Thay vì tạo một biểu tượng mới trong Dock, người dùng có thể thu nhỏ cửa sổ tài liệu trong biểu tượng ứng dụng tạo tài liệu đó, tương tự những gì Windows đã làm trên thanh tác vụ Taskbar.
5. Screen Sharing – Remote Desktop Connection của Windows
Trong hệ điều hành Mac OS X 10.5 Leopard, Apple đã bổ sung tính năng ít được người dùng biết đến nhưng khá hữu dụng là Screen Sharing – chia sẻ màn hình (công cụ này nằm trong đường dẫn /System/Library/CoreServices/), và cũng rất hữu dụng trong iChat. Screen Sharing cho phép người dùng xem và kiểm soát máy tính Mac kết nối mạng sử dụng phiên bản Mac OS X 10.4 Tiger hay các phiên bản sau này. Người dùng Windows đã được sử dụng tính năng này trong Remote Desktop Connection từ khi Windows XP được phát hành. Trong thực tế, Microsoft đã tung ra một phiên bản Remote Desktop Connection miễn phí dành cho Mac trước khi Apple tích hợp tính năng này cho Leopard.
6. Time Machine – Tính năng Backup và Restore trong Windows
Apple không đánh cắp Time Machine từ Windows mà chỉ lấy ý tưởng cung cấp khả năng backup cho hệ điều hành. Time Machine dễ sử dụng hơn nhiều so với tiện ích Backup và Restore trong Windows 7. Tuy nhiên Microsoft vẫn là người đầu tiên tích hợp tính năng Backup cho hệ điều hành.
7. System Preferences – Control Panel trong Windows
Trước hệ điều hành Mac OS X, những cài đặt của hệ thống Mac được lưu trữ trong một nhóm file riêng biệt được gọi là Control Panels. Microsoft đã sử dụng tên này và đưa mọi cài đặt vào trong một vị trí duy nhất. Cho đến khi phiên bản Mac OS X 10.0 Cheetah, Apple đã đánh cắp ý tưởng này của Microsoft và đổi tên thành System Preferences. Không giống như Control Panel trong hệ điều hành Windows, System Preferences của hệ điều hành Mac không mở thêm các cửa sổ mới do đó dường như nó có một giao diện người dùng đơn giản hơn.
8. Hỗ trợ ActiveSync và Exchange 2007
Mac chỉ là “kẻ đến sau” so với Windows khi tiếp cận với Exchange Server, tuy nhiên phiên bản Mac OS X 10.6 Snow Leopard tích hợp hỗ trợ riêng cho Exchange Server 2007 như lập lịch, liên lạc, và các dịch vụ mail. Hai tuần trước khi Snow Leopard được tung ra, Microsoft từng nói rằng có thể Apple sẽ đưa Outlook vào hệ điều hành Mac OS X.
9. Command Tab – Tổ hợp phím Alt+Tab trong Windows
Từ phiên bản Windows 3 phát hành trong năm 1990, người dùng có thể sử dụng tổ hợp phím Alt+Tab để dễ dàng chuyển đổi giữa các ứng dụng đang chạy. Apple đã tích hợp tính năng sử dụng Command-Tab trong phiên bản Mac OS X 10.3 Panther được tung ra vào năm 2003. Trong những phiên bản gần đây, lệnh này sẽ hiển thị một menu biểu tượng ngang. Tuy nhiên, Apple đã bổ sung thêm một chức năng mới đó là khả năng điều khiển menu bằng lệnh và phím mũi tên mà sau này Windows đã bắt chước và đưa vào Windows Vista. Windows Vista cũng bổ sung khả năng xem trước các cửa sổ với Flip 3D trong theme Aero.
10. Terminal – Command Prompt trong Windows
Ban đầu Windows sử dụng một GUI chạy trên hệ điều hành dạng dòng lệnh MS-DOS. Hiện nay, Command Prompt không phải là môi trường DOS nhưng nó vẫn cung cấp khả năng truy cập bằng dòng lệnh vào Windows. Apple đã không sử dụng một giao diện dòng lệnh trong các phiên bản từ 1 đến 9 của hệ điều hành Mac, nhưng cuối cùng đã tích hợp Terminal cho phép người dùng truy cập vào nền tảng Unix rất mạnh của hệ điều hành Mac OS X. Trong năm 2006, Microsoft đã cho ra mắt Windows PowerShell tích hợp một ngôn ngữ điều khiển và hỗ trợ một số lệnh bash shell.