10 máy ảnh DSLR tốt nhất năm 2020

Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, từ những người chụp ảnh tại Thế vận hội Olympics cho đến người ra tận rừng xa chụp cận cảnh những chú hổ hoang dã, chiếc máy ảnh DSLR là vật bất ly thân. Với chất lượng hoàn chỉnh tối ưu và chắc chắn, khả năng tự động lấy nét cực nhanh và một danh sách dài chức năng phục vụ cho mọi loại hình nhiếp ảnh, DSLR vẫn là những chiếc máy ảnh phổ biến nhất hiện nay.

Giữa một rừng máy ảnh không gương lật đang lăm le thay thế vị trí dẫn đầu của DSLR, vẫn có nhiều lý do bạn nhất định phải đầu tư một chiếc máy có gương, bên cạnh lợi ích rõ ràng và thiết yếu của chiếc ống ngắm. Nhờ có hàng thập kỉ thế hệ máy ảnh, các mẫu sản phẩm hiện nay có giá cả tương đối phải chăng đi liền với các phụ kiện cao cấp đặc biệt dùng cho dòng DSLR. Kể cả khi bạn là người mới tập chơi, hay là nhiếp ảnh gia lão làng, khó có thể bỏ qua các vấn đề về giá giữa muôn vàn sự lựa chọn hiện nay. Những chiếc máy ảnh DSLR thực sự là những con ngựa chiến trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

1. Nikon D850

Mặc cho tuổi đời đã khá cao, Nikon D850 (ra mắt năm 2014) vẫn là một bức tường thành khó vượt qua. Với cảm biến ảnh full-frame lên đến 45.7 MP, đây là thiết bị khiến cho tất cả máy DSLR phải ngước nhìn. Nó có tốc độ khung hình lên đến 9 fps và xuất sắc loại bỏ nhiễu ở ISO cao mặc dù mức ISO tốt nhất được khuyên sử dụng trên chiếc máy chỉ có 64. Hệ thống lấy nét 153 điểm hoạt động cực nhanh và có khả năng tự động lấy nét chỉ trong chớp mắt.

Video timelapse được hỗ trợ lên đến 8K nhưng những nhà quay phim yêu thích chất lượng video 4K trên chiếc máy hơn nhiều. Nikon D850 hấp dẫn các nhiếp ảnh gia ở chế độ negative digitizer kết hợp với bộ tùy chỉnh ES-2 Film Digitizer. Thiết bị mang đến cảm giác hoàn thiện nhất khi sử dụng cho các nhiếp ảnh gia.

Nikon D850
Nikon D850

Ưu điểm Nikon D850

  • Ống kính độ phân giải cao
  • Dải ISO cơ bản
  • Chế độ quay timelapse 8K
  • Tự động lấy nét cực tốt

Nhược điểm Nikon D850

  • Ra mắt đã lâu
  • Chế độ Live view hoạt động chậm

2. Nikon D3500

Với những ai mới tập tành chơi ảnh và muốn sở hữu một chiếc máy có khả năng chụp ảnh chuyên nghiệp mà giá không quá cao, Nikon D3500 là sự lựa chọn sáng suốt. Cảm biến ảnh 24 MP cho ra đời những bức ảnh chất lượng như các dòng máy DSLR cao cấp, cùng phân khúc giá nhưng khác hẳn với những chiếc máy ảnh PnS (máy ảnh du lịch) thông thường. D3500 không có các chức năng đặc biệt của nhiều loại máy ảnh đắt hơn, nhưng nó hoàn toàn đủ khả năng cần thiết. Tốc độ khung hình là 5 fps, dải ISO từ 100 - 25.600, tốc độ quay video full HD lên đến 60 fps (tiếc là không thể quay 4K). Nếu bạn là lính mới trong bộ môn nghệ thuật này, hoặc cần gấp một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp giá rẻ, Nikon D3500 chính là dành cho bạn.

Nikon D3500
Nikon D3500

Ưu điểm Nikon D3500

  • Giá cả phù hợp
  • Chất lượng ảnh tốt
  • Dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu

Nhược điểm Nikon D3500

  • Không quay được video chất lượng 4K
  • Không kết nối wifi

3. Canon 90D

Nếu bạn muốn nâng cấp chiếc máy ảnh DSLR mà vẫn muốn sử dụng ống kính cảm biến APS-C, Canon 90D mang đến những tính năng cao cấp của chiếc máy ảnh cảm biến Crop. 90D mang trong mình cảm biến ảnh 32.5 MP và bộ vi xử lý ảnh Digic 8, sở hữu công nghệ cao bất ngờ trong dòng sản phẩm cùng tầm giá của Canon. Tốc độ khung hình lên đến 10 fps và quay được video 4K, khả năng nhận diện khuôn mặt và mắt tối tân, tự động lấy nét siêu chuẩn. Canon 90D gần như dẫn đầu trong phân khúc giá này. Điểm yếu duy nhất có thể nhìn thấy được đó là không thể chụp ảnh full-frame với thiếu khả năng xử lý ở mức độ chuyên nghiệp.

Canon 90D
Canon 90D

Ưu điểm Canon 90D

  • Trang bị công nghệ tối tân nhất
  • Cảm biến độ phân giải cao
  • Video quay chất lượng ổn

Nhược điểm Canon 90D

  • Thiếu khả năng xử lý chuyên nghiệp
  • Cảm biến APS-C nhỏ

4. Pentax K1 Mark II

Với những người ưa phiêu lưu, mạo hiểm, máy ảnh có độ bền cao và phù hợp với nhiều loại thời tiết là sự lựa chọn hàng đầu. Chiếc Pentax K1 Mark II được thiết kế “nồi đồng cối đá” như vậy. Chiếc máy ảnh DSLR này có thể chịu được nắng, mưa, bão, tuyết mà không hề hấn gì.

Bên cạnh thiết kế vững chắc, K1 Mark II trang bị cảm biến ảnh độ phân giải 36.5 MP và có thể đạt mức cao hơn nếu sử dụng chế độ thay đổi cảm biến ảnh. Hơn thế nữa, đây là một trong số ít máy ảnh được trang bị hệ thống ổn định hình ảnh trong máy tốt, có nghĩa khi chụp ở tốc độ màn trập thấp, ống kính vẫn không bị rung lắc nhiều và ảnh đưa ra với chất lượng hoàn toàn tuyệt hảo.

Đây cũng là chế độ chống rung ảnh, có nghĩa khi ống kính bị rung, thiết bị cũng có khả năng bắt góc cực chuẩn. Pentax đã trang bị công nghệ này trên nhiều chế độ chụp khác nhau của máy. Một trong số đó là Composition Assist, giúp bạn có thể di chuyển cảm biến để thay đổi cấu trúc ảnh mà không cần phải thay đổi vị trí của máy ảnh.

Với những ai yêu thích chụp bầu trời nhiều sao, chế độ AstroTracer là trợ lý đắc lực. Chế độ này sử dụng hệ thống định vị được cài sẵn trong máy, tự động quan sát những chuyển động và vị trí của các ngôi sao, giống như một chiếc la bàn điện tử.

Pentax K1 Mark II
Pentax K1 Mark II

Ưu điểm Pentax K1 Mark II

  • Cảm biến full-frame độ phân giải cao
  • Khả năng ổn định ảnh cao
  • Chắc chắn và phù hợp nhiều loại thời tiết
  • Nhiều chức năng thông minh

Nhược điểm Pentax K1 Mark II

  • Tự động lấy nét chậm
  • Thiếu nhiều chức năng ở chế độ quay video
  • Ít ống kính

5. Canon 6D Mark II

Canon 6D Mark II là chiếc máy DSLR full-frame rẻ nhất của Canon. Nó có thể thiếu chức năng nhất định của những dòng máy ảnh full-frame cao cấp, nhưng đây là một sự lựa chọn tốt cho những ai bắt đầu chuyển sang chụp ảnh full-frame.

Canon 6D Mark II được cho là có mức giá hợp lý vì nó được trang bị những công nghệ mới, cảm biến ảnh 26.2 MP và vi xử lý Digic 7 thế hệ mới nhất. Tuy nhiên, kể cả về mức giá lẫn phần cứng được trang bị khá kỹ, 6D Mark II vẫn cho ra đời những bức ảnh và video full-frame cực chất, miễn là bạn sử dụng chất lượng 1080p tại tốc độ khung hình là 6 fps (đối với video) và 6.5 fps (đối với ảnh tĩnh).

Nếu bạn không gặp vấn đề gì với bộ cảm biến nhỏ, chiếc Canon 90D có giá rẻ hơn mang đến nhiều tiện ích hiện đại. Dù vậy, 6D Mark II đem lại trải nghiệm cao cấp hơn với những bức ảnh full-frame tuyệt hảo.

Canon 6D Mark II
Canon 6D Mark II

Ưu điểm Canon 6D Mark II

  • Giá cả phải chăng
  • Cảm biến ảnh full-frame

Nhược điểm Canon 6D Mark II

  • Không quay được video 4K
  • Công nghệ hơi lỗi thời

6. Nikon D780

Máy ảnh DSLR mới nhất của Nikon rõ ràng có mang ảnh hưởng của những chiếc máy ảnh không gương lật, đó là một dấu hiệu tốt, đặc biệt là trong khả năng quay video. Có thể nói rằng, Nikon D780 là phiên bản DSLR hoàn hảo của chiếc máy không gương lật Z6, nhanh chóng nổi bật với khả năng riêng của bản thân.

D780 cho bạn cảm biến ảnh 26.3 MP và bộ vi xử lý Expeed 6, cộng với khả năng quay video chất lượng 4k ở tốc độ khung hình 30 fps, chất lượng 1080p ở tốc độ 120 fps đối với các video quay chậm. Thêm vào đó, D780 cho thấy khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu rất ấn tượng với dải IOS từ 100 đến 51.200. Tự động lấy nét cực nhanh khi chụp ảnh hoặc quay video. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng rất hài lòng với 2 cổng thẻ nhớ SD cho phép việc lưu trữ ảnh được thuận lợi hơn.

Nikon D780
Nikon D780

Ưu điểm Nikon D780

  • Khả năng quay video tuyệt hảo
  • Tự động lấy nét cực tốt
  • Hai cổng thẻ nhớ

Nhược điểm Nikon D780

  • Giá hơi cao

7. Canon 5D Mark IV

5D Mark IV là dòng máy ảnh DSLR cao cấp của Canon và là sản phẩm ưa thích của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ra mắt vào năm 2016, tuổi đời của chiếc máy có thể đã hơi dài, nhưng độ phổ biến của nó trong làng nhiếp ảnh vẫn chưa hề giảm. Nó được thiết kế vô cùng chắn chắn, cảm biến ảnh 30.4 MP mang đến những bức ảnh có chất lượng đỉnh cao. Các chức năng và khả năng đặc biệt của máy có vẻ đã lỗi thời, nhưng nếu so với giá trị chuyên nghiệp, sự kiên định, 5D Mark IV vẫn là sản phẩm đầu tàu.

Tuy nhiên, nếu có ý định quay nhiều video, bạn có lẽ không nên lựa chọn Canon 5D Mark IV. Đúng vậy, nó có khả năng quay video 4K rất ổn, nhưng tiếc là chiếc máy chỉ sử dụng một phần cảm biến ảnh nên không quay được video full-frame. Hơn nữa mã hóa MJPEG khiến cho việc lưu giữ video 4K chiếm vô cùng nhiều dung lượng bộ nhớ. Đối với các nhiếp ảnh gia, chiếc 5D Mark IV vô cùng lý tưởng, nhưng đối với các nhà quay phim, sự lựa chọn tốt hơn vẫn còn ở ngoài kia.

Canon 5D Mark IV
Canon 5D Mark IV

Ưu điểm Canon 5D Mark IV

  • Thực tế và đáng tin cậy
  • Chất lượng ảnh xuất sắc
  • Tự động lấy nét tốt

Nhược điểm Canon 5D Mark IV

  • Đã hơi cũ và lỗi thời
  • Khả năng quay video 4K thấp

8. Sony A99 II

Kể từ khi ra mắt A99 II, Sony chưa sản xuất thêm máy ảnh DSLR nào khác nhưng thiết bị vẫn đứng trong top máy ảnh với nhiều tính năng độc đáo. Khác với các máy ảnh DSLR truyền thống có gương cứng, Sony A99II được trang bị một chiếc gương trong mờ. Trang bị này cho phép sử dụng hệ thống tự động lấy nét kép, dùng cả cảm biến ảnh 79 điểm tự động và cả loại 399 điểm cho khả năng lấy nét chớp nhoáng và chính xác kể cả khi bấm chụp liên tiếp ở tốc độ khung hình 12 fps.

Bên cạnh khả năng tự động lấy nét tia chớp, A99 có cảm biến ảnh 42.4 MP cho phép chụp ảnh độ phân giải siêu cao và ở điều kiện thiếu sáng. Chưa hết, chiếc DSLR này có khả năng ổn định hình ảnh trong thân máy . Nói chung, A99 II tổng hợp tất cả những gì Sony có trên những sản phẩm máy ảnh không gương lật nổi tiếng của hãng.

Tuy nhiên, vẫn có điều đáng tiếc là Sony có thể sẽ quyết định ngưng dòng máy A này và hoàn toàn tập trung cho sản phẩm máy ảnh không gương lật. Điều này sẽ gây khó khăn về việc cải tiến trong tương lai với người yêu thích dòng máy này.

Sony A99 II
Sony A99 II

Ưu điểm Sony A99 II

  • Hệ thống tự động lấy nét kép xuất sắc
  • Cảm biến độ phân giải cao
  • Tốc độ chụp liên tục nhanh
  • Khả năng quay video xuất sắc
  • Tính ổn định ảnh cao

Nhược điểm Sony A99 II

  • Tương lai của dòng A vẫn còn là ẩn số

9. Canon 1D X Mark III

Canon 1D X Mark III là ông hoàng mới của dòng máy DSLR. Đây có lẽ là chiếc máy quyền năng và linh hoạt nhất từng được tạo ra, mặc dù nó tỉ lệ thuận với trọng lượng, kích cỡ và giá cả.

Bạn tưởng Canon 1D X Mark III là chiếc máy có cảm biến ảnh khủng, nhưng thực chất nó chỉ có độ phân giải 20.1 MP, thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm DSLR hiện đại. 1D X Mark III chứng minh megapixel chẳng qua cũng chỉ là con số. Nó có khả năng chụp liên tục lên đến 20 fps ổ độ phân giải full, cùng với hệ thống lấy nét đỉnh cao, kết hợp tính ổn định ảnh và sở hữu vi xử lý hiện đang là át chủ bài của Canon - Digic X. Tốc độ quay video 4K là 60 fps và thậm chí có thể quay video RAW chất lượng 5.5K. Dải ISO từ 100 đến 102.400 và chất lượng hoàn thiện theo chuẩn quân đội, chiếc 1D X Mark III thực sự là một “con quái vật” kể cả trong tương lai.

Canon 1D X Mark III
Canon 1D X Mark III

Ưu điểm Canon 1D X Mark III

  • Công nghệ tối ưu nhất
  • Tốc độ chụp liên tục 20 fps
  • Quay video tuyệt vời
  • Thiết kế mạnh mẽ

Nhược điểm Canon 1D X Mark III

  • Đắt
  • To và nặng

10. Pentax 645Z

Nếu không thích dòng máy full-frame, chiếc Pentax 654Z với cảm biến ảnh Medium Format xuất hiện với mức giá phải chăng hơn. Mặc dù đã ra mắt được một thời gian, Pentax 654Z không gặp bất cứ vấn đề gì với chất lượng hình ảnh, 51.4 MP là con số ấn tượng hơn nhiều máy ảnh có cảm biến nhỏ. Quan trọng hơn, tỉ lệ phân giải ảnh này còn lớn hơn nhiều, giúp cho việc chụp được những bức ảnh sắc nét nhiều chi tiết dễ dàng hơn. Giá của chiếc máy dao động khoảng $5000, tương đối ổn so với dòng máy medium format.

Đây là một chiếc máy ảnh vô cùng đặc biệt. To, nặng, chậm và quay video không tốt. Nó được thiết kế dành cho những nhiếp ảnh gia muốn chụp những bức ảnh đắt giá, nhiều chi tiết mà không cần quan tâm quá nhiều đến các yếu tố khác.

Pentax 654Z
Pentax 654Z

Ưu điểm Pentax 654Z

  • Chất lượng hình ảnh khủng
  • Hoàn thiện máy tốt

Nhược điểm Pentax 654Z

  • Khả năng quay video bị giới hạn
  • Đắt
  • To và nặng
Thứ Hai, 25/05/2020 11:50
3,33 👨 6.408
0 Bình luận
Sắp xếp theo