Có gì bên dưới rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới?

Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana, nằm trên phần đáy của khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, về phía Đông quần đảo Mariana thuộc Hoa Kỳ. Với độ sâu tối đa lên tới 11.034 mét, rãnh đại dương này được xác nhận là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất mà con người từng biết đến.

Rãnh Mariana được phát hiện bởi một con tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Anh mang tên “HMS Challenger” vào năm 1858. Đến tận năm 1951, những khảo sát ban đầu về nơi sâu nhất trái đất này mới được thực hiện.

Rãnh Mariana

Rãnh Mariana sâu đến nỗi nếu bạn thả núi Everest (cao 8.848m) xuống đây, đỉnh của nó vẫn còn cách mặt nước vài km.

Ở dưới đáy vực, nhiệt độ dao động từ 1 đến 4 độ C. Áp suất nước ở đáy rãnh khoảng 1.071 atm gấp 1.000 lần so với áp suất khí quyển tiêu chuẩn ở mặt nước biển. Nếu bạn bị thả xuống điểm tận cùng của rãnh Mariana, thì một áp lực lên tới 8 tấn sẽ đè lên mỗi inch vuông trên cơ thể bạn.

Rãnh Mariana là một khu vực tối đen như mực do ánh sáng không thể chạm tới. Nhưng nơi đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật “cực dị”. Tất cả các sinh vật sống ở nơi sâu nhất trên Trái Đất này đều bị mù và có làn da trong suốt nhìn thấy được cả nội tạng.

Tuy nhiên đó chưa phải những gì bất ngờ nhất mà con người từng tìm thấy dưới rãnh đại dương này. Để biết rõ hơn có gì bên dưới rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới, mời các bạn xem video thú vị dưới đây.

Thứ Hai, 07/09/2020 08:11
3,925 👨 22.621
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Video Khoa học