Cách format lại ổ cứng ngoài không làm mất dữ liệu

Hầu hết mọi người khá thành thạo trong việc giữ các bản sao lưu dữ liệu quý giá của mình trên ổ cứng ngoài. Nhưng điều gì xảy ra nếu ổ cứng này bị hỏng?

Đây chính là lý do vì sao bạn luôn được khuyên nên tạo một bản sao lưu ngoại vi (đóng vai trò như một bản sao cục bộ), kể cả khi đã sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây nhưng đã quá muộn nếu ổ cứng của bạn hỏng trước khi bạn biết lời khuyên đó.

Rất may, với một vài cách giải quyết đơn giản, bạn có thể format lại ổ cứng ngoài mà không mất mọi dữ liệu trên đó.

Điều này có thể thực hiện được không?

Không khó để thấy rằng trên các diễn đàn công nghệ, mọi người thường nghĩ “phục hồi dữ liệu” và “format ổ cứng” là các thuật ngữ triệt tiêu lẫn nhau. Thực tế thì không phải vậy.

Bạn hoàn toàn có thể xóa sạch (wipe) ổ cứng mà không mất tất cả dữ liệu trên đó. Quá trình này yêu cầu bạn format ổ đĩa rồi sử dụng công cụ phục hồi dữ liệu để “cứu vãn” dữ liệu.

Phương pháp cho phần format của quá trình này sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn sử dụng máy tính Windows hay macOS. Bài viết sẽ bao gồm cả hai nền tảng này. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu rõ hơn.

Cách format lại ổ đĩa trên Windows

Trên Windows

Quá trình format lại ổ cứng ngoài trên Windows rất đơn giản. Để biết cách thực hiện chi tiết, vui lòng tham khảo bài viết: Cách format ổ cứng trên Windows. Lưu ý: Chọn Quick Format khi hiện cửa sổ trên, nếu không bạn sẽ bị mất hết dữ liệu.

Cách format lại ổ đĩa trên máy Mac

MacOS không có hộp Quick Format như Windows, nhưng người dùng vẫn có thể đạt được kết quả tương tự bằng cách điều chỉnh một cài đặt cụ thể.

Để bắt đầu, hãy mở ứng dụng Finder và chọn Applications từ bảng điều khiển bên trái.

Cuộn xuống danh sách các ứng dụng cho đến khi đến thư mục Utilities. Mở thư mục và định vị Disk Utility.

Trong ứng dụng Disk Utility, bạn sẽ thấy ổ cứng ngoài được liệt kê trong phần External ở phía bên trái màn hình. Hãy nhấp vào tên ổ đĩa.

Bây giờ, hãy hướng sự chú ý lên phía trên cùng của cửa sổ và nhấp vào nút Erase. Hệ điều hành sẽ nhắc người dùng xóa sạch ổ đĩa.

Trên MAC

Đừng tiếp tục mà hãy nhấp vào liên kết Security Options. Quan trọng là phải đảm bảo thanh trượt được di chuyển hết về phía bên trái của thang đo. Nếu thanh trượt không ở đúng vị trí, người dùng sẽ mất một số (hoặc tất cả) các file của mình. Quá trình phục hồi dữ liệu sẽ không thể thực hiện.

Tại sao Quick Format lại quan trọng?

Nếu muốn sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu, người dùng cần thực hiện Quick Format (hoặc tùy chọn tương đương trên máy Mac), nhưng tại sao lại phải làm như vậy?

Hãy coi các file như những cuốn sách trên giá sách. Hệ thống file giống như danh mục cho người dùng biết nơi lưu giữ sách. Thực hiện một thao tác Quick Format giống như vứt bỏ phần danh mục nhưng vẫn giữ nguyên các cuốn sách. Người dùng không thể tìm thấy những cuốn sách một cách dễ dàng, nhưng chúng vẫn ở nguyên đó.

Nói một cách kỹ thuật hơn, Quick Format chỉ xóa nhật ký hệ thống file. Nó không ghi đè lên toàn bộ ổ đĩa bằng các số 0 nhị phân. Các file vẫn được giữ nguyên, nhưng File Explorer/Finder không thể nhìn thấy chúng nữa vì các ứng dụng này không có bất kỳ thông tin nào về nơi cần tìm file. Các file vẫn ở đó cho đến khi chúng được ghi đè bằng dữ liệu mới từ người dùng.

Đừng thêm các file khác!

Ở giai đoạn này, điều bắt buộc là không ghi bất kỳ dữ liệu mới nào vào ổ cứng.

Như bài viết vừa giải thích, mọi dữ liệu mới sẽ ghi đè trực tiếp lên các file cũ (đang bị ẩn). Và việc ghi đè không diễn ra theo kiểu 1 file thay thế 1 file. Nếu thêm một file mới vào ổ cứng ngoài, người dùng có thể làm hỏng hàng trăm file mà mình cần truy xuất.

Giờ chỉ nên sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu.

Sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu

Bây giờ là lúc để chuyển sang một ứng dụng phục hồi dữ liệu. Đây là phần mềm chuyên dụng có thể tìm thấy các file trên ổ cứng mà không có danh mục cho biết nơi cần tìm.

Khá nhiều ứng dụng phục hồi dữ liệu có phiên bản dùng thử miễn phí. Đôi khi, phiên bản miễn phí này bị giới hạn ở một số lượng file hoặc dung lượng lưu trữ nhất định. Nếu đang cố gắng khôi phục nhiều dữ liệu, người dùng có thể cần chi thêm một khoản tiền.

Dưới đây là 3 ứng dụng phục hồi dữ liệu bạn đọc có thể thử:

1. Prosoft

Prosoft

Có sẵn trên: Windows, Mac

Prosoft là một ứng dụng phục hồi dữ liệu mà có sẵn trên cả Windows và Mac. Nó có thể khôi phục hơn 100 loại file khác nhau, nhận ra các file trùng lặp trong số những loại file bạn muốn khôi phục và cung cấp bản khôi phục preview, trước khi bắt đầu quá trình.

Bản dùng thử miễn phí cho phép người dùng thấy bản xem trước, giúp chắc chắn rằng nó sẽ hoạt động trước khi người dùng chi tiền mua ứng dụng.

Tải Prosoft (Dùng thử miễn phí, $99/2.277.000VND cho giấy phép đầy đủ).

2. EaseUS Data Recovery Wizard

EaseUS

Có sẵn trên: Windows, Mac

EaseUS Data Recovery Wizard có lẽ là ứng dụng phục hồi dữ liệu nổi tiếng nhất.

Không giống như Prosoft, nó cho phép người dùng phục hồi 2GB dữ liệu miễn phí. Tất cả các loại file chính đều được hỗ trợ.

Nếu cần khôi phục hơn 2GB dữ liệu, người dùng sẽ phải trả tiền cho phiên bản Pro. Nó có giá $69,99 (1.610.000VND) cho một giấy phép trọn đời.

Tham khảo bài viết: Cách khôi phục dữ liệu bằng Easeus Data Recovery Wizard để biết thêm chi tiết.

Tải EaseUS Data Recovery Wizard (Miễn phí, $69,99 cho bản Pro).

3. Recuva

Recuva

Có sẵn trên: Windows

Ứng dụng Recuva chỉ dành cho Windows. Nó miễn phí để tải về và sử dụng, và => bỏ đi không có bất kỳ giới hạn dữ liệu nào.

Phiên bản Pro $19,95 (459.000VND) có thêm hỗ trợ cho ổ cứng ảo và cập nhật tự động.

Vui lòng tham khảo bài viết: Khôi phục, cứu file bị xóa hoàn toàn với Recuva để biết cách thực hiện chi tiết.

Tải Recuva (Miễn phí, $19,95 cho bản Pro).

Như bài viết đã đề cập khi bắt đầu, tất cả những vấn đề này có thể dễ dàng tránh được nếu bạn tạo nhiều bản sao lưu dữ liệu của mình.

Ít nhất, bạn nên giữ một bản sao lưu cục bộ và một bản sao trên đám mây. Việc có một bản sao lưu trên ổ NAS, với nhà cung cấp lưu trữ đám mây, trên ổ cứng ngoài và với nhà cung cấp ứng dụng sao lưu chuyên dụng là một điều lý tưởng nhất.

Chúc bạn tìm được giải pháp phù hợp!

Thứ Hai, 18/02/2019 08:15
4,52 👨 13.903
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sửa lỗi máy tính