"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Chọn mua smartphone thế nào để vừa tiết kiệm lại vẫn đảm bảo công năng sử dụng là thắc mắc của rất nhiều người. Có thể series bài viết này sẽ giúp bạn bớt phần nào sự bối rối khi chọn mua điện thoại.

Với những tính năng ngày càng phong phú và giá cả mỗi lúc một càng hạ, việc sở hữu 1 chiếc smartphone giờ đây đã trở thành chuyện trong tầm tay của nhiều người.

Tuy nhiên chọn mua smartphone thế nào cho hợp lý, cân bằng được giữa giá cả và tính năng lại không phải chuyện ai cũng làm được, nhất là với những người lần đầu tiên sử dụng smartphone.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Thị trường smartphone hiện nay có tốc độ phát triển như vũ bão đã khiến người sử dụng đôi lúc cảm thấy "hoa mắt chóng mặt" với các mẫu điện thoại liên tục ra mắt cùng vô số tính năng mà nếu chỉ nhìn qua cái tên bạn sẽ không hiểu được công năng của chúng.

Chọn mua smartphone trong thời điểm hiện tại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết mà không phải người sử dụng phổ thông nào cũng có được. Và có vô khối người vì "nhắm mắt đưa chân" chọn lầm chiếc smartphone không phù hợp với mình, mà về cảm thấy hối hận đến tận... lần mua sau.

Nắm được nhu cầu đó, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc 1 bộ "bí kíp" giúp các bạn chọn mua được chiếc smartphone vừa với túi tiền cũng như nhu cầu của bản thân. Tất nhiên không có gì là tuyệt đối, những kinh nghiệm sau đây phần lớn đúc rút ra từ kinh nghiệm của bản thân người viết, hoặc đúng hoặc sai nhưng chắc chắn chúng sẽ có giá trị tham khảo nhất định khi bạn có ý định sắm cho mình 1 chiếc smartphone.

1. Đắt nhất không phải là tốt nhất

Đây có lẽ là điều mà nhiều người mua thiếu kinh nghiệm thường mắc phải khi chọn mua điện thoại. Trên thị trường giờ có hàng trăm loại smartphone đang lưu hành, và khi cần chọn 1 mẫu điện thoại để sử dụng, nhiều người bị nhiễm tư tưởng "của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của vứt đi". Sự thực không phải như thế, những mẫu smartphone tốt nhất không phải là mẫu đắt tiền nhất, mà là mẫu phù hợp nhất với bạn.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Mua 1 smartphone đắt tiền mà không tận dụng hết chức năng thì thật là phí phạm

Chịu khó tìm hiểu một chút và bạn sẽ tránh được cảnh lãng phí quá nhiều tiền vào những chức năng mà bạn không tận dụng được trên chiếc smartphone của mình. Cụ tỉ cho trường hợp này là những mẫu smartphone gần đây của Sony Ericsson.

Mẫu Xperia Arc chính hãng được bán ra với 1 cái giá cao đến vô lý là 16.5 triệu trong khi bản thân thiết bị này không có điểm gì nổi trội. Với cái giá này, Xperia Arc đã trở thành 1 trong những mẫu Android đắt giá nhất thị trường Việt Nam trong khi với cùng tầm cấu hình, thiết bị của các hãng khác chỉ có giá tiền dao động trong khoảng 10-13 triệu.

2. Chớ nên chạy đua cấu hình

Nếu bạn muốn chọn mua 1 chiếc smartphone nhất là các smartphone chạy Android và bạn cũng có đôi chút hiểu biết về điện thoại di động, có lẽ điều đầu tiên bạn sẽ thắc mắc khi cân nhắc 1 mẫu sản phẩm đó là : Cấu hình của máy có mạnh không và tương quan so với các thiết bị khác ra sao?

Điều này là hoàn toàn có thể hiểu được vì chẳng ai muốn sở hữu 1 chiếc điện thoại lỗi mốt và chậm chạp. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ không phải điện thoại của bạn cứ có điểm benchmark cao, cấu hình khủng là máy tốt.

1 ví dụ đơn cử cho việc này đó là chiếc Desire HD của tôi khi "so găng" trong việc tải trang web với chiếc Optimus 2X cũng không tỏ ra kém cạnh chút nào, việc cuốn trang web giữa 2 smartphone này gần như tương đương về độ mượt mà dù rằng chiếc Optimus 2X sử dụng chip lõi kép trong khi Desire HD chỉ sử dụng lõi đơn.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Các hãng sản xuất smartphone đang cật lực chạy đua vũ trang, đừng để mình thành nạn nhân của cuộc chiến... vô bổ này.

Nguyên nhân của việc này đó là khi smartphone sử dụng chip lõi kép thì phần mềm cũng phải viết cho kiến trúc đa nhân thì mới tận dụng được khả năng xử lý của cả 2 lõi trên CPU. Mà hầu hết ứng dụng hiện có cho các hệ điều hành phổ biến hiện nay như iOS, Android đều chưa hỗ trợ xử lý đa nhân (trừ 1 vài game, số lượng rất ít).

Nói thế có nghĩa là nếu bạn mua 1 chiếc smartphone lõi kép cấu hình cực khủng, thì có thể là hệ điều hành của bạn sẽ chạy mượt hơn đôi chút, một số phần mềm đi kèm như trình duyệt sẽ hoạt động nhanh nhẹn hơn vài miligiây tuy nhiên mọi chuyện sẽ chỉ dừng ở đó.

Dĩ nhiên là cấu hình máy càng mạnh thì càng tốt, và chắc chắn là trong tương lai khi các phần mềm hỗ trợ kiến trúc xử lý đa nhân nhiều hơn thì các smartphone lõi kép sẽ có thêm đất dụng võ. Nhưng trong thời điểm hiện tại, xung nhịp CPU 1GHz lõi đơn là thừa đủ cho các tác vụ xử lý công việc văn phòng, chơi game, giải trí trên điện thoại di động.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Các smartphone dùng chip lõi đơn hoàn toàn đủ khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu của bạn về 1 chiếc smartphone dù điểm benchmark có thể không được cao ngất ngưởng như các smartphone lõi kép.

1 điểm tai hại nữa khi bạn bị cuốn vào trong cuộc chạy đua vũ trang giữa các smartphone đó là việc bạn sẽ liên tục cảm thấy chiếc điện thoại của mình quá cũ kĩ và chậm chạp, từ đó áp lực đổi máy mới cũng sẽ lớn hơn.

Bạn sẽ rất vất vả khi phải "gánh" thêm khoản chi phí để nuôi thú vui tốn kém này. Tốt nhất khi mua điện thoại, nếu hầu bao không thực sự rủng rỉnh hãy xác định rằng bạn sẽ mua chiếc điện thoại thích hợp nhất chứ không phải là sản phẩm mạnh nhất thị trường.

3. Tin tưởng vào các chuyên gia

"Chuyên gia" ở đây không phải là người bán hàng ở chỗ bạn định mua điện thoại. Những người này chỉ có 1 mục đích duy nhất là cố gắng "dụ khị" bạn mua chiếc smartphone đắt nhất trên kệ.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Chớ nên quá tin vào lời đường mật của nhân viên bán hàng cũng như quảng cáo của hãng sản xuất.

Chuyên gia mà tôi nói đến ở đây là những người đã từng sử dụng mẫu smartphone mà bạn đang cân nhắc, và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với cộng đồng thông qua các bài đánh giá, cảm nhận. Trước khi mua 1 mẫu smartphone nào đó, hãy lên mạng tìm đọc các bài review, đánh giá về nó.

Trên mạng luôn luôn có rất sẵn những bài viết như vậy. Và để cho chắc ăn, tốt nhất hãy tham khảo một vài bài viết trước khi đưa ra nhận định của mình vì dù sao đi chăng nữa, ý kiến của mỗi người luôn có sự bất đồng, dù là giữa các chuyên gia. Đồng thời các hãng điện thoại cũng thường xuyên có các bài PR "đội lốt" review. Tỉnh táo 1 chút và bạn sẽ nhận ra ngay sự bất thường trong lối hành văn của các bài viết đó. 1 triệu chứng chung của các bài viết dạng này: Chỉ khen không chê.

Hiện tại chúng tôi cũng thường xuyên đăng tải các đánh giá về những mẫu điện thoại trên thị trường trong nước, bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc hoặc thậm chí là yêu cầu chúng tôi viết các bài đánh giá về sản phẩm mà bạn quan tâm.

Và việc tham khảo các bài đánh giá do người khác viết chỉ mang tính hỗ trợ bạn trong việc "khoanh vùng" các smartphone mà bạn cảm thấy ưng ý. Chỉ nên quyết định mua khi bạn đã được "sờ tận tay, day tận trán" các thiết bị này.

4. Android, iOS, Symbian, BlackBerry hay Windows Phone?

Hệ điều hành mà chiếc smartphone của bạn sẽ sử dụng là 1 trong những yếu tố tiên quyết hiệu năng của chiếc smartphone đó. Và không có 1 hệ điều hành nào là phù hợp với tất cả mọi người, tùy việc lựa chọn hệ điều hành cho chiếc smartphone của bạn thường dựa chủ yếu vào thói quen, sở thích và nhu cầu.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

iPhone vẫn là 1 tượng đài khó ngã trong lòng người sử dụng Việt Nam.

iOS chỉ chạy trên các thiết bị của Apple và các máy trong dòng iPhone thường có giá khá cao, vì thế nếu bạn nhắm đến các smartphone tầm trung và thấp thì iOS lập tức đứng ngoài danh sách lựa chọn của bạn. Tuy nhiên kho ứng dụng phong phú, thiết kế máy đẹp, hoạt động mượt mà ổn định cùn với thương hiệu "quí tộc" Apple luôn là những ưu điểm của iOS mà khó có hệ điều hành nào đủ sức thế chỗ. Tuy nhiên chọn mua iOS ở Việt Nam tức là bạn cũng chịu khá nhiều bất tiện. Nếu bạn là 1 người dùng ít kinh nghiệm, và không muốn có những phiền phức như trong bài viết này, có lẽ iOS không phải là hệ điều hành dành cho bạn.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Nhưng Android cũng chẳng hề kém cạnh.

Smartphone chạy Android đầu tiên lên kệ cách đây mới 3 năm, nhưng hiện tại hệ điều hành này đã thống trị thị trường smartphone màn hình cảm ứng với thị phần khoảng trên 30% và còn đang tiếp tục tăng phi mã.

Tất nhiên chẳng phải vô duyên vô cớ mà Android có được những thành công rực rỡ như thế. Giao diện đẹp, khả năng tùy biến mạnh mẽ, cấu hình trải rộng và tầm giá cũng rất rộng các smartphone Android đang trong giai đoạn củng cố ngôi vị thống lĩnh của mình. Các smartphone tầm giá trung và thấp chạy Android cũng đang rục rịch ra mắt, có lẽ trong thời điểm hiện tại, Android là sự lựa chọn hợp lý nhất dành cho người Việt Nam.

"Bí kíp" chọn mua smartphone ở Việt Nam (P1)

Nói đến smartphone không thể bỏ qua Symbian, "tiên vương" của ngành công nghiệp này.

Android là 1 hệ điều hành tuyệt vời, tuy nhiên hiện tại nó cũng có nhiều yếu điểm. 1 trong số đó là việc các thiết bị giá rẻ chạy Android (dưới 5 triệu) thường có cấu hình thấp và hoạt động khá chậm chạp. Nói chung ở thời điểm hiện tại khi nói tới các smartphone giá dưới 5 triệu thì Android chưa phải là sự lựa chọn thông minh.

Và đó cũng chính là phân khúc mà Symbian tỏa sáng. Giá rẻ, hoạt động ổn định, đầy đủ chức năng, thiết kế chắc chắn là những gì có thể nói về smartphone chạy Symbian của Nokia. Dù đang trong giai đoạn "tàn dư chế độ", Symbian vẫn là 1 phương án đáng cân nhắc, nhất là với những ai có hầu bao hạn hẹp.

Giống như Symbian, BlackBerry cũng là 1 lựa chọn đáng để mắt đặc biệt là ở các model giá rẻ. Các smartphone cao cấp của BlackBerry thực sự tỏ ra đuối sức trước các đối thủ cùng tầm giá chạy Android hay iOS.

Tuy nhiên ở mức giá dưới 5 triệu, BlackBerry có rất nhiều sản phẩm đáng để tâm. Với bàn phím QWERTY xuất sắc, thiết kế chắc chắn và màn hình đẹp, các smartphone của BlackBerry rất thích hợp với những ai có nhu cầu liên lạc qua tin nhắn hoặc email nhiều.

Nhưng mua BlackBerry ở Việt Nam người sử dụng đối mặt với nguy cơ "hàng dựng" chất lượng thấp, đồng thời nhiều tính năng "đinh" của BlackBerry thường ít phát huy tác dụng nếu bạn không phải là doanh nhân... chính hiệu. Chẳng hạn như tính năng mã hóa dữ liệu ra vào máy thường tỏ ra khá thừa thãi với những người sử dụng thông thường.

Windows Phone là ứng cử viên trẻ nhất cho chức vô địch của các hệ điều hành di động. Ra đời mới hơn 1 năm, hệ điều hành này vẫn còn rất nhiều hạn chế, từ việc kho ứng dụng còn đang sơ sài cho đến số lượng thiết bị rất ít.

Có lẽ trong thời điểm hiện tại, chọn mua thiết bị chạy Windows Phone là 1 quyết định thiếu thận trọng. Vì dù sao cũng chưa ai dám khẳng định rằng Windows Phone sẽ thành công nhất là trong thời điểm Android đang tăng trưởng như gió. Và sử dụng 1 hệ điều hành không thành công sẽ khiến bạn chịu nhiều thiệt thòi.

Thứ Hai, 30/05/2011 09:05
31 👨 1.066
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp