22 bản phân phối Linux nhẹ đem lại sự mới mẻ cho máy tính cũ
Máy tính cũ thường chậm và việc nâng cấp các thành phần như RAM, CPU và ổ cứng có thể làm giảm bớt các vấn đề về hiệu suất. Tuy nhiên giải pháp tốt nhất để đem lại cuộc sống mới cho máy tính cũ của bạn là cài đặt bản phân phối Linux gọn nhẹ.
Các bản phân phối Linux có nhiều loại nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho máy tính cũ. Nếu có một chiếc netbook chạy bằng Atom, một máy tính để bàn Pentium 4, máy tính xách tay Core 2 Duo, v.v… thay vì bỏ nó đi hãy thử bản distro Linux nhẹ để có trải nghiệm mới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn 17 bản phân phối Linux đem đến “hơi thở mới” cho máy tính cũ của bạn.
Top 22 phiên bản Linux nhỏ gọn nhất
1. Xubuntu
Xubuntu là một dẫn xuất (derivative) của Ubuntu sử dụng môi trường máy tính desktop Xfce. Mặc dù Xubuntu không hấp dẫn như GNOME, nhưng nó cung cấp một trải nhiệm linh hoạt. Với Xubuntu bạn chỉ cần 256MB bộ nhớ và với Minimal CD kích thước giảm xuống còn 128MB. Ngoài ra nó còn có một bản cài đặt đầu đủ chỉ yêu cầu 512MB bộ nhớ.
Là một dẫn xuất của Ubuntu, Xubuntu có quyền truy cập vào toàn bộ kho lưu trữ của Canonical. Đây là một bản phân phối tuyệt vời cung cấp một loạt tính năng và ứng dụng với mức tiêu thụ tài nguyên hệ thống thấp.
2. Lubuntu
Lubuntu tự nhận là một bản phân phối “nhẹ, nhanh và dễ sử dụng”. Cũng giống như Xubuntu nó là một dẫn xuất của Linux, nó có quyền truy cập vào kho lưu trữ Canonical đầy đủ. Mặc dù Xubuntu sử dụng môi trường desktop Xfce nhưng Lubuntu được sử dung cho desktop LXDE. Để cài đặt bản phân phối này, ban chỉ cần RAM 1GB nếu sử dụng các dịch vụ như YouTube và Facebook,, còn nếu chỉ sử dụng các chương trình như LibreOffice và duyệt web thì chỉ cần sử dụng RAM 512MB là đủ.
Các thông số kỹ thuật tối thiểu cho một CPU chạy Lubuntu là Pentium M hoặc 4 hoặc AMD K8. Ngoài ra, Lubuntu còn có rất nhiều ứng dụng bao gồm màn hình hệ thống LXTask, tiện ích đĩa Gnome và MTPaint.
3. Puppy Linux
Bạn đang tìm kiếm một bản phân phối nhanh, dễ sử dụng, hãy thử Puppy Linux, nó là bản phân phối hoàn hảo cho việc phục hồi máy tính cũ. Puppy Linux thực sự có thể được khởi động trực tiếp từ ổ flash hoặc CD. Ngoài ra, Puppy Linux thậm chí có thể “sống” trong bộ nhớ và thời gian khởi động thường chỉ mất dưới một phút, ngay cả trên phần cứng cũ hơn. ISO mặc định chiếm khoảng 100 MB và OpenOffice là dưới 300 MB (khoảng 256 MB).
Puppy Linux là bản phân phối tuyệt vời, có cả bản cài đặt đầy đủ cũng như bản live CD được sử dụng cho máy tính khách. Bạn thậm chí còn có thể sử dụng Puppy Linux để xóa phần mềm độc hại.
4. Macpup Linux
Macpup Linux là dẫn xuất của Puppy Linux do đó nó có những tính năng tương tự. Macpup đủ nhỏ để chạy trong RAM, tuy nhiên nó vẫn là một bản phân phối chính thức và đầy đủ. Nó bao gồm một loạt các ứng dụng văn phòng, đa phương tiện và ứng dụng đồ họa giúp biến phần cứng máy tính cũ của bạn thành máy tính mới. Macpup Linux tương thích với gói Ubuntu Precise và thậm chí còn chứa các ứng dụng tương tự Precise Puppy cùng với Firefox.
5. SliTaz
Nếu đang tìm cách trẻ hóa chiếc máy tính cũ, hãy thử SLiTaz. Mặc dù bản phân phối Linux này nhẹ, nhưng nó vẫn có tính năng bảo mật cao. Để duy trì hiệu suất cao, SLitTaz sử dụng phần mềm Linux Kernel và GNU. Vì tính năng có thể cài đặt trên ổ cứng truyền thống nên, SliTaz hoàn toàn phù hợp với live CD. Ngoài ra, SliTaz có thể được sử dụng trên tất cả mọi thứ từ máy tính cũ đến máy chủ hoặc thậm chí một thiết bị ARM nhỏ như Raspberry Pi.
Hệ thống file gốc chỉ là 100 MB và ISO image nhỏ hơn 40 MB. Các tính năng khác bao gồm một máy chủ FTP/web được hỗ trợ bởi Busybox, Dropbear SSH client, SQLite và desktop dễ sử dụng của Openbox chạy trên Xvesa/Xorg.
6. CrunchBang
Mặc dù CrunchBang không còn được hỗ trợ nhưng bạn vẫn có thể tải và cài đặt cho máy tính cũ của mình. CrunchBang sử dụng tài nguyên tối thiểu, do đó nó có thể chạy trình quản lý cửa sổ Openbox và có nhiều ứng dụng được cài đặt sẵn sử dụng công cụ tiện ích GTK+. Mặc dù CrunchBang sử dụng kho lưu trữ riêng của nó, nhưng cũng có nhiều gói từ kho lưu trữ của Debian.
Tính đến tháng 2 năm 2015, CrunchBang không còn được hỗ trợ. Tuy nhiên, đây là một bản phân phối Linux với hiệu suất tuyệt vời không chỉ cho phần cứng máy tính cũ mà còn phù hợp với phân cứng hiệu suất cao mới.
7. Legacy OS
Legacy OS là một bản phân phối Linux nhẹ, tuyệt vời, có nguồn gốc từ Puppy Linux. Bản phân phối đa năng này có nhiều ứng dụng codec và plugin. Tuy nhiên, mặc dù với môi trường giàu tính năng của nó, nhưng Legacy OS vẫn phù hợp với phần cứng cũ hơn.
Nó có hai phiên bản Legacy OS 2.1 LTS và 2.1 Gamer. Gamer gồm 100 trò chơi, trình duyệt HTML5 và nhiều ứng dụng khác trên một đĩa. LTs có hơn 200 ứng dụng và trình duyệt HTML5 trên đĩa CD. Cả hai đều có khả năng hỗ trợ bộ vi xử lý Pentium III nhưng chúng cũng tuyệt vời cho máy tính mới hơn.
8. Arch Linux
Tuân theo KISS, có sẵn cho i686 và x86-64, Arch Linux nhẹ và dễ sử dụng. Các dẫn xuất đáng chú ý của Arch Linux gồm BBQLinux, một biến thể của Android, LinHES cho HTPC và Arch Linux ARM có thể được cài đặt trên Raspberry Pi. Và nó luôn luôn được cập nhật thậm chí trên cả phần cứng máy tính cũ.
9. Porteus
Porteus là một bản phân phối hoàn toàn của Linux được tối ưu hóa để sử dụng như một live CD. Mặc dù nó được tối ưu hóa để khởi động từ một ổ flash hoặc CD, nhưng nó cũng có thể cài đặt trên ổ cứng. Với 32-bit và 64-bit, Porteus là một trong những bản phân phối Linux tốt nhất cho phần cứng PC cũ và thời gian khởi động chỉ trong 15 giây. Giống như nhiều biến thể Linux dùng để sử dụng trên các PC cổ, Porteus có khả năng chạy trong RAM.
10. Trisquel Mini
Trisquel là một dẫn xuất của Ubuntu LTS. Bản phân phối GNU sử dụng các gói Ubuntu với môi trường desktop dựa trên nền tảng GNOME 3 Flashback. Trisquel Mini được chế tạo đặc biệt cho các netbook và các PC cũ. Môi trường desktop LXDE, màn hình đồ họa X Window System và GTK+ đảm bảo rằng Trisquel chạy tốt ngay cả trên phần cứng cũ hơn.
Tuy Trisquel Mini là một bản phân phối Linux nhỏ, nhưng nó được đóng gói với các ứng dụng như AbiWord, GNOME MPlayer và Transmission.
11. Linux Lite
Linux Lite là một bản phân phối Linux nhẹ, tốt. Tự hào là bản phần phối "đơn giản, nhanh chóng và miễn phí", Linux Lite yêu cầu bộ nhớ rất thấp. Các ứng dụng đi kèm bao gồm LibdeeOffice và VLC.
12. Bodhi Linux
Bodhi Linux có nguồn gốc từ Ubuntu LTS với nguyên tắc thiết kế chính xoay quanh chủ nghĩa tối giản và máy tính để bàn Moksha. Ứng dụng mặc định chỉ chiếm 10 MB không gian. Yêu cầu hệ thống tối thiểu là 128 MB RAM, 4 GB dung lượng ổ cứng và bộ vi xử lý 500mhz. Đáng chú ý, Bodhi Linux thậm chí còn cung cấp hướng dẫn cài đặt trên Chromebook.
13. Zorin OS
Zorin OS nhằm mục đích giúp máy tính để bàn chạy nhanh hơn trong khi vẫn cải thiện hiệu suất và tính bảo mật phù hợp với netbook và máy tính cũ. Nếu có ý định chuyển đổi từ Window, hãy xem xét Zonin OS, nó là một sự lựa chọn tuyệt vời. Theo trang web của Zorin OS, nó cung cấp các hệ thống tuyệt vời như trạm không gian quốc tế.
14. ArchBang
ArchBang dựa trên Arch Linux và lấy cảm hứng từ CrunchBang, một bản phân phối Linux nhỏ gọn khác. ArchBang về cơ bản giống với Arch Linux nhưng đơn giản và kích thước nhỏ hơn. ArchBang đem lại cho người dùng sức mạnh và tính linh hoạt của Arch Linux nhưng không yêu cầu những thiết lập và cài đặt phức tạp.
ArchBang hoạt động trên các máy tương thích i686 hoặc X86_64, sử dụng 700MB dung lượng ổ đĩa và chỉ cần 256MB bộ nhớ.
Bạn có thể sử dụng ArchBang như một hệ điều hành desktop đầy đủ tính năng hoặc như một hệ điều hành portable. ArchBang cực kỳ nhanh chóng, ổn định và luôn cập nhật.
Tải ArchBang cho i686 | x86_64
15. Tiny Core Linux
Tiny Core Linux là một bản phân phối Linux cực kỳ nhỏ gọn, được phát triển bởi Robert Shingledecker, nhà phát triển chính cho bản phân phối, Damn Small Linux. (Trang web Damn Small Linux hiện không còn hoạt động, nhưng bạn có thể tìm thấy các ISO trực tuyến).
Bản cài đặt “TinyCore” của Tiny Core Linux, bao gồm bản phân phối cơ sở và GUI tiêu chuẩn, có dung lượng chỉ 16MB. Cài đặt cơ bản cần ít nhất 46MB RAM để chạy, nhưng nếu muốn chạy các ứng dụng bổ sung và phần mềm khác, bạn sẽ cần thêm một chút RAM. Lưu ý rằng bạn sẽ cần sử dụng cáp Ethernet để kết nối trực tuyến với TinyCore vì không có hỗ trợ không dây.
Tùy chọn tốt nhất cho hầu hết mọi người là bản cài đặt “CorePlus”, có dung lượng 106MB. CorePlus có hỗ trợ không dây, hỗ trợ bàn phím không phải kiểu Mỹ, cộng với những công cụ cài đặt cho các trình quản lý cửa sổ thay thế và nhiều công cụ thiết lập tiện dụng khác.
Tải TinyCore cho x86 | Core Linux cho x86.
16. Elive
Elive là một bản phân phối Linux nhẹ với môi trường desktop tùy chỉnh. Dựa trên Debian, Elive được cài đặt sẵn một loạt các ứng dụng tiện dụng, cùng với một vài game.
Elive không được thiết kế dành riêng cho một đối tượng cụ thể nào cả. Bất cứ ai đánh giá cao bản phân phối này đều có thể sử dụng nó.
Môi trường desktop Elive là phiên bản Enlightenment tùy biến cao, mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng và đẹp mắt. Elive hoạt động tốt, ngay cả trên phần cứng rất cũ. Những yêu cầu tối thiểu cho Elive là tốc độ CPU 500MHz và 198MB RAM, cộng với dung lượng ổ cứng 700MB.
Bạn không thể tải trực tiếp Elive. Nhà phát triển có thể yêu cầu bạn đóng góp một khoản nhỏ để duy trì dự án và tải xuống ngay lập tức. Nếu không, bạn phải đi đến trang web, nhập địa chỉ email và chờ trong 4 giờ.
Người dùng Windows phải sử dụng USBWriter của Elive để tạo ổ USB flash có thể boot vì nhà phát triển Elive cho rằng những chương trình khác thực hiện các thay đổi ngoài ý muốn đối với ISO trong quá trình burn. Người dùng macOS và Linux có thể tiếp tục sử dụng Etcher.
Tải Elive USBWriter cho Windows (Đóng góp/miễn phí).
17. watt
wattOS là một bản phân phối Linux nhỏ tuyệt vời dựa trên Ubuntu. Bạn có thể chạy wattOS từ ổ USB flash, CD, DVD hoặc những phương tiện có khả năng boot khác. Hơn nữa, wattOS có chế độ kiosk hoặc bạn có thể cài đặt trực tiếp vào ổ cứng.
Các yêu cầu phần cứng tối thiểu bao gồm bộ xử lý Intel hoặc AMD, dung lượng ổ đĩa 700MB và 192MB cho phiên bản wattOS của Microwatt. Phiên bản wattOS LXDE sử dụng RAM nhiều hơn một chút, nhưng có nhiều tùy chọn tùy chỉnh hơn và phù hợp như môi trường desktop hàng ngày.
Tuy nhiên, phiên bản Microwatt cực kỳ nhẹ. Nó dựa trên trình quản lý cửa sổ i3, không yêu cầu nhiều tài nguyên và thiết kế đơn giản.
18. Peppermint
Peppermint là một bản phân phối Linux tập trung vào đám mây mà không cần phần cứng cao cấp. Nó dựa trên Ubuntu và sử dụng môi trường desktop LXDE để mang lại cho bạn trải nghiệm mượt mà hơn.
Ban đầu được tạo ra với cách tiếp cận tập trung vào web của netbook, Peppermint đã phát triển ứng dụng ICE để tích hợp bất kỳ trang web nào dưới dạng một ứng dụng desktop.
Peppermint cũng có một hướng dẫn bắt đầu tiêu chuẩn để giúp người dùng mới. Ngoài ra còn có một diễn đàn chuyên dụng để giúp khắc phục sự cố và trả lời các câu hỏi của bạn.
Yêu cầu hệ thống tối thiểu cho hệ điều hành Peppermint:
- RAM: 1GB RAM (khuyến nghị 2GB)
- CPU: Bộ xử lý dựa trên kiến trúc Intel x86
- Dung lượng ổ đĩa: Ít nhất 4GB dung lượng đĩa trống
Bạn có thể biết thêm thông tin về Peppermint trên trang web chính thức.
19. LXLE
LXLE thực sự là một phiên bản của Lubuntu LTS. Điều đó có nghĩa là về cơ bản nó là Lubuntu nhưng được điều chỉnh cho một mục đích cụ thể - để hồi sinh các máy tính cũ trong trường hợp này.
Mặc dù là bản phân phối Linux nhẹ, nhưng LXLE vẫn cố gắng cung cấp giao diện người dùng trực quan và thu hút. Hệ thống được điều chỉnh để cải thiện hiệu suất và đi kèm với một loạt các ứng dụng gọn nhẹ được cài đặt theo mặc định.
Yêu cầu phần cứng tối thiểu cho LXLE:
- RAM: 512 MB (khuyến nghị 1GB)
- CPU: Pentium 3 (khuyến nghị Pentium 4)
- Dung lượng ổ đĩa: 8GB
- Tải LXLE.
20. CrunchBang++
CrunchBang++ còn được gọi là CBPP hoặc #!++ hoặc CrunchBang Plus Plus. Crunchbang++ là bản sao của bản phân phối Linux Crunchbang hiện không còn tồn tại, được biết đến với sự đơn giản và trọng lượng nhẹ. CrunchBang++ hỗ trợ các máy tính cũ và chạy mà không gặp vấn đề gì. CrunchBang++ dựa trên Debian 9 với giao diện thiết kế tối giản và được xây dựng xung quanh trình quản lý cửa sổ Openbox.
Dự án này đang tiếp tục với cùng một mục đích là cung cấp một bản phân phối Linux dễ sử dụng và có trọng lượng nhẹ với các chức năng tốt. Đó là lý do tại sao Crunchbang++ bao gồm một thiết kế tối giản, giao diện đơn giản và bóng bẩy.
Một số ứng dụng mặc định trong Crunchbang++ là Geany IDE, trình giả lập terminal Terminator, trình quản lý file Thunar, GIMP để chỉnh sửa hình ảnh, trình xem hình ảnh Viewnior, VLC Media Player cho âm nhạc, phần mềm ghi CD/DVD Xfburn, Iceweasel để duyệt web, torrent client Transmission, trình chỉnh sửa bảng tính Gnumeric, trình xem PDF Evince, client truyền file gFTP, client Xchat IRC, AbiWord.
Yêu cầu phần cứng tối thiểu cho CrunchBang++:
- Không có khuyến nghị phần cứng chính thức nào cho Crunchbang++. Nhưng lý tưởng nhất, nó nên hoạt động với 512MB RAM và CPU Pentium 4.
- Openbox không thân thiện với người mới bắt đầu nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên dùng thử Crunchbang++.
- Tải Crunchbang++.
21. antiX Linux
antiX là một bản phân phối Linux nhẹ dựa trên Debian Linux. antiX tự hào là một bản phân phối Linux không có systemd. Nếu bạn không biết về thuật ngữ systemd, thì việc antiX không sử dụng systemd sẽ chẳng thành vấn đề.
antiX sử dụng trình quản lý cửa sổ icewm để giữ cho hệ thống chạy trên phần cứng cấp thấp. Nó không cung cấp nhiều phần mềm theo mặc định nên ISO có kích thước nhỏ hơn. Bạn luôn có thể tải xuống và cài đặt thêm phần mềm sau, nếu bạn có quyền truy cập vào kết nối Internet đang hoạt động.
Yêu cầu phần cứng tối thiểu cho AntiX Linux:
- RAM: 256MB RAM
- CPU: Hệ thống PIII
- Dung lượng ổ đĩa: 2,7GB dung lượng ổ đĩa
- Tải antiX Linux.
22. SparkyLinux
Vị trí tiếp theo trong danh sách bản phân phối Linux nhẹ của bài viết hôm nay là SparkyLinux. SparkyLinux là một trong những bản phân phối Linux nhẹ cho máy tính cũ nhưng đồng thời, nó cũng nhắm mục tiêu vào những máy tính hiện đại. Chính vì vậy, SparkyLinux có một phiên bản khác được load với các ứng dụng và làm cho bản phân phối chạy ngay lập tức sau khi cài đặt.
Trên thực tế, SparkyLinux dựa trên nhánh thử nghiệm Debian và nó có một số môi trường desktop bao gồm LXDE, OpenBox/JWM, e17, MATE, LXQt, Cli và phiên bản GameOver. LXQt nhanh hơn khá nhiều so với các tùy chọn khác, ngoại trừ Cli (Command Line Interface).
Như đã nói trước đó, SparkyLinux có hai phiên bản: Phiên bản Full (đầy đủ) và phiên bản Base (cơ bản). Phiên bản Full được trang bị các ứng dụng để người dùng không phải cài đặt chúng theo cách thủ công, nhưng tùy chọn này không dành cho các máy tính cũ. Phiên bản Base không được load sẵn các ứng dụng nặng, nên nó nhẹ và không sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống. Tuy nhiên, Sparky có kho lưu trữ riêng để cài đặt hầu hết các ứng dụng.
Danh sách các ứng dụng được cài đặt theo mặc định là không giống nhau đối với các phiên bản Sparky, Full, Base và Gaming. Mỗi phiên bản có sẵn bên dưới trên trang tải xuống chính thức.
Yêu cầu phần cứng tối thiểu cho SparkyLinux:
- RAM: 256MB RAM cho LXDE, e17, Openbox, GameOver và 384MB RAM cho MATE, LXQt
- CPU: i486/amd64
- Dung lượng ổ đĩa: 5GB dung lượng ổ đĩa
- Tải SparkyLinux.
Bạn có thể mang PC hoặc những phần cứng cũ khác hoạt động trở lại với bất kỳ bản phân phối Linux siêu nhỏ nào trên đây. Các bản phân phối Linux gọn nhẹ này là cách tuyệt vời để một người không cần hệ điều hành phức tạp có thể sử dụng máy tính. Những bản phân phối Linux này sẽ cho phép họ lướt web, xem video, nghe nhạc, kiểm tra email và tạo các tài liệu đơn giản.
Nếu bạn đang chuẩn bị máy tính cho người mới sử dụng Linux, hãy tham khảo bài viết: Top distro Linux cho người mới. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc 8 lý do chuyển từ Windows sang Linux và chuyển đổi dữ liệu, ứng dụng từ Windows sang Linux chỉ trong vài phút. Chắc chắn việc chuyển đổi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều!
Chúc bạn tìm được lựa chọn phù hợp!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
-
7 bản phân phối Linux server tốt nhất
-
5 bản phân phối Linux tốt nhất để chơi game
-
5 bản phân phối Linux tốt nhất cho người dùng Windows
-
Cách sử dụng lệnh read trong Linux
-
Kali Linux 2022.3: Đi kèm với các bản nâng cấp công cụ cho hacker mũ trắng
-
Cách cài đặt và thiết lập Snap trên Arch Linux
-
Cách thiết lập Wireguard VPN trên Linux
-
Cách di chuyển file giữa các hệ thống bằng scp và rsync
-
4 lý do nên giữ một Linux Live USB tiện dụng bên mình
Cũ vẫn chất
-
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua