7 phát minh ngẫu nhiên nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của con người

Đôi khi nhờ sự ngẫu hứng hoặc một tai nạn nho nhỏ nào đó mà con người phát minh ra những sản phẩm có đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển của con người. Những sản phẩm dưới đây là ví dụ cụ thể nhất.

1. Lò vi sóng

Năm 1944, Percy Spencer - một kĩ sư tại tập đoàn Raytheon khi đang thử nghiệm ống chân không mới trong một dự án về radar đã phát hiện ra rằng thanh sô cô la ông đang để trong túi chảy nhanh hơn bình thường.

Một trong những lò vi sóng đầu tiên xuất hiện trên thế giới

Từ đó, ông bắt đầu các thử nghiệm khác bằng cách đặt các đồ vật khác như trứng, hạt ngô ở cạnh các ống này. Hạt ngô chín và ăn được, trứng chín và nổ tung tóe. Cuối cùng, Spencer kết luận rằng, các đồ vật này nhận được nhiệt từ năng lượng vi sóng.

Một chiếc lò vi sóng sau khi cải tiến có kích thước nhỏ gọn hơn phù hợp cho nấu ăn gia đình.
Một chiếc lò vi sóng sau khi cải tiến có kích thước nhỏ gọn hơn phù hợp cho nấu ăn gia đình.

Vào ngày 8 /10/1945, Raytheon đăng ký bản quyền cho lò vi sóng đầu tiên trên thế giới. Năm 1947, ông đã bắt tay chế tạo ra chiếc lò vi sóng đầu tiên, nó nặng 340kg, cao 168cm. Sau này, lò vi sóng được cải tiến và có phiên bản cho nhà bếp đầu tiên vào năm 1965, có giá bán là 500USD.

2. Tia X

Năm 1895, Wihelm Roentgen - một nhà vật lý người Đức, đã thử nghiệm với một ống tia cathode. Dù chiếc ống đã được che, nhưng khi ống được bật trong căn phòng tối, ông vẫn thấy màn huỳnh quang ở gần đó phát sáng. Các tia đã chiếu sáng cái màn bằng cách nào đó.

Wihelm Roentgen và bức ảnh X Quang bàn tay của ông.
Wihelm Roentgen và bức ảnh X Quang bàn tay của ông.

Roentgen đã cố gắng sử dụng các vật dụng khác nhau để ngăn các tia này nhưng chúng đều không có tác dụng. Khi ông đặt tay của mình trước ống, ông thấy xương bàn tay của mình hiển thị lên chiếc màn đó. Sau đó, Roentgen đã dùng một tấm chụp hình thay cho chiếc ống để có thể chụp lấy hình ảnh, tạo ra ảnh X quang đầu tiên trên thế giới.

Wihelm Roentgen đang thực hiện thí nghiệm về tia X.
Wihelm Roentgen đang thực hiện thí nghiệm về tia X.

Sau này, công nghệ chụp X quang đã được các tổ chức y học và các trung tâm nghiên cứu sử dụng.

3. Vaseline

Năm 1859, Robert Chesebrough - một nhà hóa học 22 tuổi quyết định điều tra một giếng dầu tại Pennsylvania bởi ông nghe thấy các công nhân kể về một hợp chất dẻo đang chui vào trong các thiết bị và khiến chúng bị hỏng. Thậm chí, các công nhân còn sử dụng hợp chất này để làm dịu các vết cắt trên da. Chesebrough đã đem một ít về để thử.

Sau khi trải qua hàng loạt thí nghiệm, hợp chất "petrolium jelly" đó hiện nay được biết với cái tên Vaseline, thường được dùng Vaseline chống khô môi, bảo vệ các vết cắt nhỏ trên da...

4. Insulin

Chú chó trong ảnh này đã giúp ngành y học phát triển.
Chú chó trong ảnh này đã giúp ngành y học phát triển.

Vào năm 1889, hai bác sĩ tại đại học Strasbourg, Oscar Minkowski và Josef von Mering đã loại bỏ tuyến tụy hỗ trợ tiêu hóa khỏi một chú chó khỏe mạnh khi đang tìm hiểu về cơ quan này. Ngày hôm sau, họ nhận thấy một lượng lớn ruồi bu quanh nước tiểu của chú chó này. Kết quả xét nghiệm nước tiểu của chú chó cho thấy dung dịch có chứa đường. Điều này cho thấy, sau khi bị cắt bỏ tuyến tụy, chú chó đã bị bệnh béo phì.

Sau một loạt các nghiên cứu từ năm 1920 đến 1922, các nhà nghiên cứu tại đại học Toronto đã tách được chất bài tiết ra từ tuyến tụy và đặt tên là insulin. Đội ngũ nghiên cứu đã được trao thưởng giải Nobel.

5. Teflon

Năm 1938, Plunkett - nhân viên của phòng thí nghiệm Jackson thuộc công ty Dupont khi đang thử nghiệm một chất làm lạnh mới. Ông đã sử dụng một hợp chất gọi là khí ga tetrafluoroethylene (TFE) và lưu giữ nó trong một xi lanh nhỏ. Khi mở xi lanh này ra, ông bất ngờ phát hiện khí đã biến mất và xuất hiện một chất bột màu trắng kì lạ.

Sau một vài thử nghiệm, Plunkett đã phát hiện ra rằng chất này có một bề mặt ít ma sát, có khả năng chống nhiệt, kháng được các axit ăn mòn. Một chất lý tưởng cho đồ gia dụng nhà bếp.

Chảo chống dính là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của teflon. Vì vậy, chảo chống dính còn được gọi là chảo teflon.

6. Keo siêu bền

Harry Coover Jr. một nhà nghiên cứu tại Kodak Laboratories đã tình cờ tìm thấy các chất cyanoacrylate trong lúc cố gắng phát triển các loại chất dẻo dành cho súng vào thế chiến thứ hai. Do loại hợp chất này quá dính, có thể dính bất cứ cái gì hoàn toàn vào nhau nên đã bị Coover bỏ qua.

Harry Coover thử nghiệm keo siêu bền bằng giấy và cốc.
Harry Coover thử nghiệm keo siêu bền bằng giấy và cốc.

Vài năm sau đó (1951), Coover tham gia vào việc nghiên cứu cyanoacrylatey nhằm phát triển một lớp chống nhiệt cho buồng lái máy bay. Một đồng nghiệp của Coover, có tên là Fred Joyner trong lúc cố gắng đo chiết suất của cyanoacrylatey đã vô tình phết hợp chất này vào giữa hai thấu kính và không thể tách nó ra nữa.

Harry Coover và các sản phẩm về keo siêu bền của mình.
Harry Coover và các sản phẩm về keo siêu bền của mình.

Tai nạn này đã giúp Coover nhận ra tiềm năng của cyanoacrylatey, sau đó nó được phát triển và bán ra thị trường với tên Super Glue (Keo siêu bền).

8. Kính chắn gió an toàn của ô tô

Năm 1903, Edouard Benedictus, một nhà khoa học người Pháp đã đánh rơi một lọ thủy tinh chứa hợp dung dịch nitrat cellulose, một dạng chất nhựa lỏng, ra khỏi kệ. Ngay lập tức, chiếc lọ bị rơi xuống sàn và bị nứt. Dung dịch này bốc hơi, nhưng điều khiến Benedictus kinh ngạc là chiếc lọ thủy tinh không hề bị vỡ vụn mà vẫn giữ được nguyên hình dạng.

Benedictus cho rằng, chính lớp nhựa lỏng này đã bấm trên thành lọ thủy tinh và giúp nó giữ nguyên được hình dạng sau khi bị rơi. Sau đó, Benedictus đã bắt tay vào làm nhiều thí nghiệm với dung dịch đó để cho ra đời những tấm thủy tinh an toàn đầu tiên. Sau này, kính an toàn được dùng rất nhiều trong kính chắn gió, kính bảo vệt mắt và nhiều hơn nữa.

Thử nghiệm kính an toàn bằng búa.
Thử nghiệm kính an toàn bằng búa.
Thứ Ba, 17/09/2019 16:48
4,73 👨 2.155
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học