Tại sao lấy máu từ tĩnh mạch mà không phải từ động mạch?

Đôi khi chúng ta cần phải lấy máu để kiểm tra sức khỏe. Quá trình lấy máu để xét nghiệm được gọi là lấy máu tĩnh mạch. Vậy quá trình lấy máu diễn ra như thế nào, tại sao lấy máu từ tĩnh mạch mà không phải từ động mạch?

Lấy máu từ tĩnh mạch

Quá trình lấy máu

Đầu tiên, ta tìm hiểu về tĩnh mạch và động mạch.

Động mạch là những mạch máu đưa máu từ tim đến toàn bộ cơ thể, chủ yếu là máu giàu oxy. Có hai trường hợp ngoại lệ khi động mạch mang máu nghèo oxy. Thứ nhất là động mạch phổi, vận chuyển máu từ tim đến phổi, thứ hai là động mạch rốn, dẫn máu từ thai nhi đến nhau thai.

Tĩnh mạch là những mạch máu vận chuyển máu từ cơ thể về tim nên chủ yếu là máu nghèo oxy. Tuy nhiên, các tĩnh mạch phổi và rốn lại mang máu giàu oxy. Tĩnh mạch cũng có các van để ngăn dòng chảy ngược và có ít cơ hơn động mạch.

Máu tĩnh mạch có thể dùng cho nhiều mục đích như liệu phép tiêm tĩnh mạch, xét nghiệm máu và chẩn đoán.

Cần chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết trước khi bắt đầu quá trình lấy máu tĩnh mạch, bao gồm kim tiêm lấy máu, garo, ống đựng mẫu, chất khử trùng tay, bông tẩm cồn, băng cá nhân, gạc và thiết bị truyền máu.

Đầu tiên bệnh nhân duỗi thẳng cánh tay, dây garô được buộc cao hơn vị trí đặt kim tiêm 7-10cm. Nhân viên y tế cần xác định một tĩnh mạch. Với người lớn phổ biến nhất là tĩnh mạch giữa khuỷu tay, một mạch máu lớn giúp lấy máu dễ dàng hơn và cũng sẽ cho kết quả tốt nếu máu được lấy đúng cách.

Tại sao lấy máu từ tĩnh mạch mà không phải từ động mạch?

Về mặt vật lý,tĩnh mạch tương đối dễ lấy máu hơn vì nằm gần bề mặt da. Trong khi đó, động mạch nằm sâu hơn bên dưới nên việc lấy máu sẽ khó khăn và gây đau đớn hơn cho bệnh nhân.

Ngoài ra, áp suất trong tĩnh mạch thấp hơn trong động mạch nên khả năng máu chảy ngược ra trước khi vết chích lành lại sẽ thấp hơn.

Thứ Ba, 16/04/2024 07:05
31 👨 307
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học