Mỗi người có màu mắt không giống ai khác, tại sao vậy?

Màu mắt là màu của mống mắt, phần có màu xung quanh đồng tử (đốm đen nhỏ nằm ở chính giữa con mắt). Có một sự thật thú vị là mỗi người có màu mắt không giống ai khác, tương tự như vân tay.

Màu mắt

Màu mắt phổ biến nhất là nâu, rồi đến xanh dương, xanh lá hoặc hạt dẻ. Ngoài ra, mống mắt có thể là màu pha trộn như màu nâu điểm vàng, nâu điểm xanh lá hoặc nâu điểm xanh dương.

Mống mắt nằm bên trong mắt, dưới một lớp trong không màu gọi là giác mạc chỉ mỏng chưa đến nửa milimet. Mống mắt có rất nhiều tế bào, các cơ đặc biệt, mạch máu và dây thần kinh. Bao quanh mống mắt là một chất nhờn với hàng triệu sợi nhỏ đan chéo nhau.

Cơ thể con người chỉ tạo ra sắc tố mống mắt màu nâu (melanin), không tạo ra sắc tố mống mắt xanh dương, xanh lá hay hạt dẻ.

Tế bào sắc tố mống mắt chứa các hạt sắc tố melanosome. Tất cả các màu trong mống mắt đều có số lượng tế bào sắc tố là như nhau, nhưng các hạt sắc tố bên trong tế bào thì khác, ví dụ mống mắt màu nâu có nhiều hạt sắc tố hơn màu xanh dương.

Các tế bào khác của mống mắt tạo nên những sợi nhỏ và chất nhờn trong mống mắt, giúp bảo vệ mống mắt khỏi bị tổn thương. Đồng tử có thể co hoặc giãn là nhờ các cơ đặc biệt của mống mắt với các sợi đàn hồi.

Phía sau của mống mắt là một bề mặt sẫm màu với các tế bào chứa đầy Sắc tố bề mặt sau giúp ngăn ánh sáng tán xạ qua mống mắt nên có tác dụng tốt cho thị lực.

Ánh sáng trắng chứa phổ màu cầu vồng từ xanh lam chuyển dần sang đỏ. Khi ánh sáng đi qua mống mắt, ánh sáng xanh dương sẽ tán xạ nhiều hơn các màu khác và bị phản xạ trở lại. Khi đó, nếu có ít hạt sắc tố hơn thì chúng ta sẽ thấy mống mắt đó màu xanh dương.

Các màu khác trong ánh sáng, đặc biệt là màu đỏ, ít tán xạ hơn và đi vào mống mắt giữa các sợi, chất nhờn và tế bào. Vì vậy, mắt màu xanh lá, hạt dẻ hoặc nâu có nhiều hạt sắc tố hấp thụ ánh sáng này hơn.

Như vậy, chính kết quả của sự tán xạ một số màu sắc dưới ánh sáng nhiều hơn hay ít hơn so với các màu khác kết hợp với các hạt sắc tố nâu hấp thụ nhiều hơn ở một số màu và số lượng các hạt sắc tố quyết định màu mắt của một người.

Màu của mống mắt

Màu của mống mắt không phải giữ nguyên trong suốt cuộc đời mà có thể thay đổi do nhiều sắc tố sẫm được sinh ra trong tế bào mống mắt sau khi đứa trẻ ra đời. Ví dụ trẻ sơ sinh có mắt xanh dương có thể chuyển sang màu mắt nâu hoặc hạt dẻ chỉ sau 1 ngày tuổi.

Một số bệnh hoặc thương tích cũng có thể khiến màu của mống mắt thay đổi.

Một số người sinh ra đã có một mắt nâu và một mắt xanh dương, và điều này không bao giờ thay đổi trong cả cuộc đời họ. Nguyên nhân của điều này vẫn chưa được xác định.

Thứ Hai, 08/04/2024 15:39
42 👨 87
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học