6 loại ứng dụng không đáng tin cậy trên Google Play, không nên cài đặt lên smartphone

Với người dùng Android, Google Play là một kho ứng dụng tuyệt vời với hàng triệu ứng dụng khác nhau (cả tính phí và miễn phí) có thể đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Nhưng đáng tiếc là một số ứng dụng trên Google Play lại được thiết kế với mục đích xấu nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng của người dùng hoặc chứa hàng loạt quảng cáo khác nhau.

Google đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm loại bỏ những phần mềm độc hại này nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề này.

Dưới đây là danh sách và cách nhận biết những loại ứng dụng không đáng tin cậy trên Google Play mà người dùng không nên cài đặt cho chiếc smartphone của mình.

1. Ứng dụng quá tốt

Những ứng dụng loại này khá phổ biến trên Google Play và các bạn nên tránh xa, bao gồm:

  • Ứng dụng "Update to Android Pie-9.0", với hơn 10.000 lượt tải bởi nhiều người tin rằng nó có thể giúp điện thoại của họ nâng cấp lên Android Pie.

Update to Android Pie-9.0 Update to Android Pie-9.0 2

  • Các ứng dụng hack game hay có liên quan tới thể loại game "Battle Royale" trên Google Play với mục đích giúp các nhà phát triển ra chúng kiếm tiền nhanh chóng.
  • Các ứng dụng y tế được quảng cáo có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường, kiểm tra vitals của người dùng (ngoại trừ các ứng dụng nhịp tim).

2. Ứng dụng yêu cầu cấp nhiều quyền truy cập

Những ứng dụng yêu cầu cấp quyền truy cập để có thể sử dụng các cảm biến vô hại trên điện thoại như cảm biến máy ảnh, cảm biến ánh sáng xung quanh, con quay hồi chuyển có thể là tiền đề để cho hacker có thể theo dõi được các hành động của người dùng.

Ứng dụng yêu cầu cấp nhiều quyền truy cập Ứng dụng yêu cầu cấp nhiều quyền truy cập 2

3. Ứng dụng ít lượt tải xuống hoặc bị đánh giá thấp

Xem những nhận xét của những người dùng khác đã tải ứng dụng đó là một trong những cách dễ nhất để phát hiện những ứng dụng không đáng tin cậy.

Với những ứng dụng có dưới 4 sao đánh giá và xuất hiện những nhận xét phàn nàn về ứng dụng thì bạn không nên tải về.

Ứng dụng bị đánh giá thấp Ứng dụng bị đánh giá thấp 2

Nhưng với những ứng dụng nhận được đánh giá 5 sao quá cao, các bạn cũng không nên chủ quan bởi đó có thể là giả hoặc trả tiền. Trong trường hợp này, các bạn nên xem xét đến lượt tải xuống của ứng dụng và vào phần "Read More" để xem thêm về ngày phát hành của ứng dụng. Một ứng dụng mới phát hành được 1 tháng có thể có được 1000 lượt tải xuống nhưng nếu là ứng dụng đã được phát hành được 1 năm thì lượt tải xuống phải nhiều hơn con số đó. Và nếu điểm số cao và có lượt tải xuống thấp thì đó cũng là một ứng dụng không đáng tin cậy.

Để chắc chắn hơn nữa, các bạn có thể xem xét (điểm số và lượt tải xuống) các ứng dụng khác của nhà phát triển tạo ra ứng dụng mà bạn định cài đặt trước khi quyết định.

3. Ứng dụng ngập trong quảng cáo

Ứng dụng chứa quảng cáo không có nghĩa là nó không tốt bởi để có thể cung cấp các phiên bản ứng dụng miễn phí thì các nhà phát triển cần làm cho chúng được hỗ trợ quảng cáo. Nhưng vấn để ở đây là những ứng dụng bị spam quảng cáo, làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng.

Quảng cáo bên trong ứng dụng là một trong những vấn đề khó phát hiện. Và xem xét phần đánh giá của người dùng là một cách hay để phát hiện bởi người dùng bình thường đều có thể thấy những quảng cáo cản trở việc sử dụng của người dùng.

Ứng dụng chứa nhiều quảng cáo

Ngoài ra, để nhanh chóng nhận biết được ứng dụng đó có chứa quảng cáo hay không, các bạn có thể mở phần "Read More" trên trang chủ của ứng dụng và kéo xuống dưới cùng. Nếu thấy xuất hiện một nhãn ghi "Contains Ads" dưới phần độ tuổi của ứng dụng thì ứng dụng đó có chứa quảng cáo.

5. Ứng dụng từ các nhà phát triển không đáng tin

Một số ứng dụng trên Google Play có biểu tượng, mô tả ứng dụng gần giống với ứng dụng thật để đánh lừa người dùng.

Ứng dụng từ các nhà phát triển không đáng tin Ứng dụng lừa đảo

Để nhận biết những nhà phát triển ứng dụng lừa đảo này các bạn nên chú ý tới tên và danh sách các thông tin liên quan đến nhà phát triển (địa chỉ email và địa chỉ thực) ở trong “Read More”. Các bạn nên tìm kiếm địa chỉ và email của nhà phát triển xem chúng có hợp lệ hay không. Bạn không nên tải ứng dụng đó nếu thấy một trong hai thông tin này đáng ngờ.

6. Những ứng dụng không đáng tin cậy

Dưới đây là một số ứng dụng được cho là tiềm ẩn nhiều nguy cơ, các bạn không nên tải về và cài đặt.

Ứng dụng không đáng tin cậy

  • UC Browser: Dễ bị dính vi-rút và phần mềm quảng cáo.
  • ES File Explorer: Quảng cáo dễ dàng xâm nhập vào ứng dụng do có nhiều lỗ hổng bảo mật.
  • Dolphin Browser: Thu thập lịch sử xem video của người dùng ngay cả khi sử dụng chế độ ẩn danh.
  • Update to Android P 9.0 (Chưa được phát hành): Ứng dụng không giúp cập nhật lên Android 9.

Một số danh mục ứng dụng chung mà các bạn nên tránh:

  • Task killer, performance boosters, RAM cleaners, và tiết kiệm pin: Không hiệu quả và đòi quyền khai thác dữ liệu của người dùng.
  • Ứng dụng được phát triển bởi Cheetah Mobile: Nhà phát triển được biết đến với việc tạo ra các ứng dụng bắt chước các ứng dụng hợp pháp khác nhằm mục đích lừa đảo.
  • Ứng dụng bàn phím từ những nhà phát triển không đáng tin cậy: Những ứng dụng này có thể ghi lại lịch sử nhập (bao gồm cả mật khẩu) của bạn.
  • Free VPNs: VPN nắm bắt tất cả các dữ liệu truyền từ thiết bị của người dùng. Với danh mục ứng dụng này, các bạn chỉ nên sử dụng các ứng dụng có uy tín.
  • Ứng dụng nghe nhạc và xem phim miễn phí: Những ứng dụng này vi phạm bản quyền bất hợp pháp đồng thời ẩn chứa nhiều phần mềm độc hại đánh cắp dữ liệu của người dùng.
  • Cryptomining: Các ứng dụng này đã bị cấm trong Google Google Play, vì vậy các bạn nên tránh mọi ứng dụng cung cấp dịch vụ liên quan tới chúng.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 09/11/2018 12:01
3,85 👨 2.177
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ