Vitamin A là gì? Công dụng và liều lượng vitamin A mỗi ngày
Cũng giống như các loại vitamin B, vitamin C, vitamin D3, vitamin E,... vitamin A đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy vitamin A có tác dụng gì? Vitamin A có trong thực phẩm nào? Đọc bài viết của chúng tôi nếu đây là những vấn đề mà bạn quan tâm.
Những điều cần biết về Vitamin A
Vitamin A là gì?
Vitamin A là một loại vitamin có khả năng hòa tan trong chất béo. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể. Người ta chia vitamin A thành hai dạng chính, bao gồm:
Vitamin A hoạt tính (retinol): Là một dạng tiền vitamin A mà cơ thể có thể sử dụng trực tiếp. Retinol có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Beta-carotene (carotenoids provitamin): Dạng này thường được tìm thấy nhiều trong thực vật. Cơ thể chỉ hấp thụ được beta-carotene khi nó được chuyển đổi thành dạng Vitamin A hoạt tính.
Vitamin A
Công dụng của vitamin A
Cơ thể chúng ta chỉ khỏe mạnh khi được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, trong đó có vitamin A. Vậy Vitamin A có tác dụng gì?
Không thể thiếu với mắt: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ chức năng thị giác của mắt, giúp mắt bạn có thể nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh quáng gà hay chứng mù đêm. Không những vậy, beta-carotene còn có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu được đăng trên tờ Archives of Ophthalmology đã chỉ ra rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm và đồng sẽ làm giảm 25% nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng.
Vitamin A - vitamin của mắt
Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin A là một trong những thành phần không thể thiếu đối với hệ miễn dịch. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, thay đổi chức năng của các tế bào miễn dịch và ngăn chặn sự tái sinh niêm mạc - hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Chống viêm: Vitamin A ở dạng Beta-carotene hoạt động giống môt chất chống oxy hóa với khả năng giảm sự tích tụ các gốc tự do có hại, ngăn ngừa oxy hóa tế bào và chống viêm.
Vitamin A có tác dụng hỗ trợ trị mụn trứng và một số bệnh về da khác: Theo các bác sĩ da liễu, vitamin A rất tốt trong việc điều trị mụn trứng cá. Vitamin A dạng hoat tính - retinol có thể cải thiện các nếp nhăn, giúp da chịu các chấn thương tốt hơn. Bên cạnh đó, nhờ khả năng chống viêm, vitamin A còn được dùng trong việc điều trị các bệnh vẩy nến, eczema,…
Vitamin A hỗ trợ chữa mụn trứng cá
Ngăn ngừa ung thư: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin A có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da, ung thư vú, ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt và phổi.
Tốt cho xương: Không chỉ canxi hay vitamin D, vitamin A cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc bảo vệ sự chắc khỏe của xương. Người ta nhận thấy rằng nồng độ retinol có liên quan đến mật độ khoáng xương trong xương đùi và những người cao tuổi bị loãng xương có nồng độ retinol thấp hơn bình thường.
Vitamin A tốt cho bà bầu: Vitamin A rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Nó giúp thai nhi phát triển, hạn chế nhiễm độc thai nghén, ngăn ngừa rối loạn phát triển cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Với những bà mẹ nhiễm HIV, sự thiếu hụt vitamin A có thể làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nếu vitamin A dư thừa có thể gây dị tật thai nhi. Trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin A, tốt nhất mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước.
Hạn chế sỏi tiết niệu: Một số nghiên cứu đã cho thấy vitamin A có tác dụng phòng ngừa sỏi tiết niệu. Những người có hàm lượng vitamin A có mức tinh thể canxi oxalat - nguyên nhân gây sỏi tiết niệu - trong nước tiểu cao hơn.
Mức nhu cầu vitamin A theo độ tuổi
- Từ 1 tới 3 tuổi: 1000 IU/ngày.
- Từ 4 tới 8 tuổi: 1300 IU/ngày.
- Từ 9 tới 13 tuổi: 2000 IU/ngày.
- Nam giới 14 tuổi trở lên: 3000 IU/ngày.
- Nữ giới 14 trở lên: 2300 IU/ngày.
Giới hạn liều vitamin A bổ sung an toàn (tính theo retinol):
- Dưới 3 tuổi: Không quá 2000 IU/ngày.
- Từ 4 - 8 tuổi: Không quá 3000 IU/ngày.
- Từ 9 - 13 tuổi: Không quá 6000 IU/ngày.
- Từ 14 tới 18 tuổi (bao gồm cả trường hợp mang thai và cho con bú): Không quá 9000 IU/ngày.
- Từ 19 tuổi trở lên: Không quá 10000 IU/ngày.
Ảnh hưởng của tình trạng thiếu và thừa Vitamin A
Nguy cơ gây ra do thiếu Vitamin A
- Thiếu Vitamin A có thể dẫn tới các tác hại sau:
- Bệnh về mắt: Khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến sẹo giác mạc thậm chí mù vĩnh viễn.
- Thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, từ đó dẫn tới giảm chức năng bảo vệ của cơ thể.
- Giảm khả năng miễn dịch ở trẻ em từ đó tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong.
- Thiếu Vitamin A khiến trẻ chậm lớn, sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.
Tác hại của việc bổ sung quá nhiều vitamin A
Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể dẫn tới thừa vitamin A, từ đó có thể gây ra nhiều tác hại có sức khỏe như:
- Thay đổi về da: Khiến da trở nên vàn, ngứa và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Thay đổi thị lực: Có thể gây nhìn đôi ở trẻ nhỏ.
- Móng tay, chân giòn và dễ gãy. Tóc cũng trở nên dễ gãy hơn.
- Khiến xương bị yếu và đau.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, giảm vị giác, mệt mỏi, dễ kích thích.
- Khó tăng cân.
- Dễ mắc bệnh nha chu - bệnh về răng miệng khá phổ biến, là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn
- Thay đổi về tâm thần.
Vitamin A có trong thực phẩm nào?
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là cách bổ sung vitamin A tốt nhất. Vậy vitamin A có trong thực phẩm nào? Dưới đây là một số gợi ý mà chúng tôi dành cho bạn:
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Trong các bữa ăn hằng ngày, bạn nên kết hợp cả thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật trên để bữa ăn thêm phong phú đồng thời giúp bổ sung vitamin A cho cơ thể được hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm như thuốc bổ vitamin a, thuốc bổ vitamin AD (bổ sung vitamin A và vitamin D),...
Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ biết vitamin A có tác dụng gì và có nhiều trong thực phẩm nào. Đừng quên lưu lại những thực phẩm giàu vitamin A để chế biến cho cả nhà bạn nhé.
>>> Tham khảo thêm:
Bạn nên đọc
-
Những quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh ung thư
-
Những loại vitamin cần thiết nhất cho phụ nữ bước qua tuổi 50
-
15 lợi ích tuyệt vời của việc nghe nhạc có thể bạn chưa biết
-
Chữa ung thư bằng virus, bước ngoặt mới trong y học?
-
Cách ngăn ngừa virus gây bệnh dạ dày sau khi tiếp xúc
-
12 loại siêu thực phẩm bạn nên có trong thực đơn
-
Bị xước măng rô (móng rô) là thiếu chất gì? Nguyên nhân và cách xử lý
-
ECMO là gì? Khi nào cần can thiệp ECMO?
-
Có nên cho trẻ uống vitamin tổng hợp hay không?
Cũ vẫn chất
-
12 bài văn về thầy cô hay và ý nghĩa nhất
Hôm qua -
Hướng dẫn viết hoa trên Google Docs các kiểu
Hôm qua -
Hướng dẫn đặt xe trên Be, gọi xe ôm trên ứng dụng Be
Hôm qua -
Cách thêm điểm dừng tab trong Google Docs
Hôm qua -
12 mẫu điện thoại có tốc độ 5G nhanh nhất hiện nay
Hôm qua -
Hướng dẫn chỉnh sửa địa điểm trên Google Maps
Hôm qua -
Giờ UTC là gì? Cách chuyển giờ UTC sang giờ Việt Nam
Hôm qua -
Những điều bạn không nên chia sẻ trên mạng xã hội
Hôm qua -
Lời chúc Valentine ngọt ngào cho người yêu ở xa
Hôm qua -
Cách tự động chỉnh kích thước bảng Word
Hôm qua