Nếu chiếc máy bay mà chúng ta đã quá quen thuộc trong mỗi chuyến đi được cất cánh trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra?
Mỗi hành tinh trong hệ Mặt Trời có kích cỡ, khối lượng, trọng lực, và khí quyển khác nhau. Vì vậy, việc máy bay có thể cất cánh được ở trên các hành tinh khác hay không phụ thuộc vào điều kiện khí quyển các yếu tố đặc trưng trên hành tinh đó.
Sao Thủy chỉ có một lớp khí mỏng manh bên trên bề mặt chứ không có bầu khí quyển. Do đó, máy bay sẽ không thể cất cánh ở hành tinh này do không có không khí nâng đỡ.
Sao Kim có một bầu khí quyển dày đặc nhưng nhiệt độ bề mặt trung bình ở hành tinh này cực cao, khoảng 462 độ C. Do vậy, máy bay sẽ bị bốc cháy trước khi có thể khởi hành ở hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời này.
Sao Hỏa có khí quyển mỏng hơn 100 lần so với bầu khí quyển của Trái Đất, điều này buộc máy bay phải đạt tốc độ hơn 1.200 km/h thì mới có thể cất cánh tại hành tinh Đỏ. Ngay cả nếu máy bay có thể đạt được tới tốc độ đó thì việc điều khiển nó cũng là điều không thể.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Cùng với sao Thổ, sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ. Áp suất ở đáy của bầu khí quyển trên sao Mộc lớn gấp 10 lần áp suất khí quyển tại bề mặt Trái Đất nên máy bay sẽ bị kéo xuống và cuối cùng sẽ bị đóng băng.
Sao Thổ có trọng lực còn mạnh hơn cả sao Mộc. Do vậy, máy bay sẽ cất cánh được một lúc nhưng cũng nhanh chóng bị đóng băng và rơi xuống.
Sao Thiên Vương có lực hấp dẫn mạnh hơn so với Trái Đất và có bầu khí quyển giống với bầu khí quyển của sao Mộc và sao Thổ. Vì vậy, máy bay có thể cất cánh được trên hành tinh này một lúc khá lâu nhưng sau đó nhiên liệu và động cơ máy bay sẽ nhanh chóng đóng băng vì nhiệt độ thấp.
Sao Hải Vương là hành tinh xa nhất, lạnh nhất và có tốc độ gió cuốn nhanh nhất, khoảng 600m/s, trong hệ Mặt Trời. Với những trận cuồng phong mạnh khủng khiếp như vậy, chiếc máy bay sẽ bị xé nát thành trăm mảnh.
Tóm lại, trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời chỉ có Trái Đất của chúng ta là nơi thích hợp nhất để bay lượn.
Xem video: