Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Dù được quảng bá mạnh mẽ và cũng thực sự là một nền tảng mới đầy triển vọng nhưng thực tế, Sandy Bridge đã ngay lập tức vấp phải một vấn đề lỗi phần cứng nghiêm trọng khi ra mắt.

Điều này không chỉ gây rắc rối cho chính Intel mà còn khiến nhiều nhà sản xuất khác bị ảnh hưởng lớn. Điều này gợi nhớ đến những gì mà nVIDIA đã trải qua khi các bộ xử lý đồ họa GeForce 8 của họ thường xuyên bị bung đế silicon khi vận hành ở nhiệt độ cao do lỗi hàn. Vậy sự việc hiện đang gây xôn xao cộng đồng công nghệ và được đánh giá là thảm họa lớn của nền công nghiệp máy tính ngay đầu 2011 này cụ thể là thế nào?

Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Trục trặc – một điều tất yếu của cuộc sống?

Tháng vừa qua rõ ràng chẳng dễ chịu chút nào với Intel dù cho đại gia này đã hoàn tất việc giới thiệu nền tảng “đỉnh” Sandy Bridge cho năm 2011. Vấn đề nằm ở chipset chính mà Intel sử dụng chung với các CPU Sandy Bridge. Mang tên mã Cougar Point, chúng có bộ điều khiển SATA lỗi với đặc điểm bị hao mòn dần theo thời gian khiến cho hiệu năng ổ cứng cũng như ổ quang SATA trở nên thấp dần rồi ngừng truyền dữ liệu (hỏng hoàn toàn). Một số thử nghiệm ban đầu của các trang web với phần mềm HD Tune Pro, những ổ cứng cắm vào các cổng SATA được quản lý bởi chipset lỗi sẽ không vượt qua được nhiều phép kiểm tra của ứng dụng này – ngay cả khi thử trên bo mạch chủ P67/H67 mới cứng.

Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Theo những thông tin từ Intel, có khoảng 8 triệu chipset lỗi đã được xuất xưởng. Hầu hết chúng đều có mặt trong khoảng 500 dòng sản phẩm máy tính khác nhau. Intel cho biết để sửa chữa và thay thế các chip hỏng sẽ cần tối thiểu khoảng 700 triệu USD. Hiện tại, hãng đã dừng việc sản xuất các chipset Cougar Point trong khi các cửa hàng trực tuyến như Newegg hiện cũng dừng bán ra các chip Sandy Bridge bằng việc vô hiệu hóa tùy chọn socket LGA1155 trên các hệ thống máy tùy chọn.

Lỗi chipset mới của Sandy Bridge được đánh giá là “đáng xấu hổ” nhất kể từ sau “khám phá” về lỗi hiếm của chip Pentium vào hồi tháng 10/1994. Việc khắc phục và thay thế này đã tiêu tốn của Intel khoảng 475 triệu USD (theo mệnh giá năm đó). Tuy nhiên, trong cái rủi cũng có chút may mắn khi các CPU Sandy Bridge lại không có trục trặc nào. Vì thế, những chủ nhân các hệ thống máy tính mới được khuyến cáo nên tiếp tục sử dụng máy hoàn toàn thoải mái trong khi cần lưu tâm xem nhà sản xuất bo mạch chủ có cho phép thay đổi sản phẩm hay không?

Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Intel đã làm gì để xử lý vấn đề?

Intel hiện đã ngừng xuất xưởng các phần cứng có liên quan tới bộ xử lý Sandy Bridge và cho biết sẽ dành khoảng 1 tỷ USD để sửa lỗi đồng thời trì hoãn việc ra mắt hàng trăm mẫu máy máy tính khác trong vòng 3 tháng tới (khoảng thời gian cần thiết để Intel thiết kế lại toàn bộ silicon của chip cũng như tiến hành sản xuất lại. Điều này chắc chắn sẽ khiến thị trường bị chững lại. Trong đó có lẽ thiệt hại nhất sẽ là các nhà sản xuất máy tính bộ và MTXT bởi hầu hết họ đều trông cậy vào CPU Sandy Bridge trong giai đoạn đầu năm 2011 này. Với các chipset 6 bị lỗi, họ sẽ không có giải pháp nào cho phép sử dụng các CPU Intel mới và đều phải chờ linh kiện thay thế nếu không muốn bán các sản phẩm có lỗi ra thị trường. Từ giờ tới lúc đó, các dòng sản phẩm cũ kỹ sẽ là lựa chọn không lỗi duy nhất.

Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Hơn thế nữa, lỗi này sẽ khiến hơn 500 dòng máy đã xuất xưởng với CPU Sandy Bridge cũng “dính chấu” và biến thời điểm đầu 2011 trở thành mốc đen trong lịch sử công nghiệp máy tính – vốn đã rất chậm chạp sau khủng hoảng kinh tế. Mặc dù vậy, những đối thủ của Intel như AMD lại xem đây là một cơ hội vàng cho dòng sản phẩm Fusion mới tiến chiếm thị trường. Ngay sau khi những tin đầu tiên về lỗi của Sandy Bridge bị hé lộ, cổ phiếu AMD đã tăng 5% tại thị trường New York trong khi cổ phiếu Intel tụt ngay 1,5%.). Các báo cáo tài chính của Intel hiện cũng được điều chỉnh lại toàn bộ để dành các khoản tiền khắc phục lỗi cũng như dự trù khoản thiệt hại không nhỏ. Chắc chắn sự kiện này còn tạo cho các fan của AMD nhiều đề tài để bàn trong một thời gian dài tới.


Phản ứng từ phía các nhà sản xuất máy tính

Song song với việc cạnh tranh trực tiếp ở mảng CPU, trước trục trặc của Intel, AMD cũng đã tiến hành giảm giá toàn bộ các sản phẩm Phenom II X4 và Phenom II X6 mà không đưa ra lý do cụ thể. Trung bình các sản phẩm đều có mức giảm từ 10 USD (Phenom II X4) đến 30 USD trên các dòng Phenom II X6. Trong đó phiên bản 6 lõi mới nhất (1100T) giảm khoảng 27 USD.

Dĩ nhiên, khi chipset lỗi, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là các đối tác sản xuất bo mạch chủ của Intel và bản thân họ cũng đã xúc tiến những động thái cần thiết để duy trì niềm tin của người dùng. Gigabyte hiện cũng đang cố gắng thuyết phục người dùng rằng chỉ những ai sử dụng ổ đĩa SATA 2 mới bị ảnh hưởng bởi lỗi này còn nếu dùng ổ đĩa SATA 3 thì… vô lo. Hãng này cũng khuyến cáo rằng các ổ không quan trọng về hiệu năng như DVD nên được cắm vào SATA 2 dành những cổng SATA 3 còn lại cho các ổ đĩa cần hiệu năng (trên bo mạch chủ hiện đại thường có chung 4 cổng SATA 2 và 2 cổng SATA 3).

uy nhiên cho dù thế nào cả hai lựa chọn này đều không được hoan nghênh cho lắm. Thực tế, một công cụ mang tên GIGABYTE 6 Series SATA Check (http://mbforum.gigabyte.de/forumdownload//Software/67SfCK.zip) cũng được đưa ra nhằm cảnh báo người dùng nếu họ kết nối ổ vào cổng SATA lỗi tuy nhiên mọi giải pháp đều là vô ích bởi người dùng nói chung khi đã bỏ tiền ra đều muốn có một sản phẩm hoàn hảo tuyệt đối – dù cho nhiều thông tin cho biết phải khoảng 3 năm thì những cổng lỗi mới hỏng hẳn.

Trong khi đó, Asus – đối thủ của Gigabyte cũng khuyến cáo các đại lý của mình về việc thu hồi sản phẩm Sandy Brdige. Tuy nhiên hãng lại không tuyên bố ngừng bán ra với một số lý do như: lỗi này không ảnh hưởng tức thời tới người dùng, nếu theo đúng thời gian tính tới lúc hỏng mà Intel cho biết là 2 - 3 năm. Bên cạnh đó, hiện tại cũng không có sản phẩm đời mới nào nào có thể thay thế để bán ra được. Dĩ nhiên, bản thân Asus cũng đã sẵn sàng cho việc đổi dòng bo mạch chủ mới không lỗi cho các khách hàng của mình ngay khi điều này trở nên khả thi. Nói một cách khác, ASUS vẫn chấp nhận việc bán các bo mạch chủ lỗi và tiến hành thay thế về sau này. Đây cũng có thể là một lựa chọn hợp lý vì nó sẽ giúp ổn định doanh số đồng thời cung cấp cho người dùng sản phẩm mới dù nó có vẻ rất phiền toái về sau. Nếu bạn đang sở hữu bo mạch chủ hoặc MTXT ASUS có chip Sandy Bridge, bạn có thể xem thông tin tại: http://event.asus.com/2011/SandyBridge/notice/.

Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Về phía Acer, hãng này cũng cho biết sẽ cung cấp các lựa chọn giải quyết những sản phẩm lỗi. Mặc dù vậy, thời gian để hoàn tất sẽ phụ thuộc vào lượng linh kiện thay thế mà Intel có thể cung cấp. Tuy nhiên Acer cam kết sẽ cố gắng giải quyết vấn đề sớm nhất có thể. Dĩ nhiên, vấn đề hỏng hóc sẽ không xảy ra một sớm một chiều nên người dùng có thể yên tâm chờ đợi vài tháng.

Bên cạnh Acer, HP cũng không ngoại lệ khi đưa ra thông báo mới nhất rằng những người dùng đã mua máy bị lỗi có thể trả lại để được hoàn tiền hoặc đổi sang các dòng máy tương đương giá trị khác. Theo nhiều tính toán từ phía các chuyên gia, “sự kiện Sandy Bridge” này sẽ đốt của Intel khoảng 1 tỷ USD chi phí khắc phục chưa tính các khoản ngoài lề phát sinh từ phía đối tác sản xuất và uy tín của họ. Những người dùng muốn giữ lại sản phẩm mà họ đã mua hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn trả có thể đổi một mẫu tương đương khác thông qua đàm phán trực tiếp với ECS. Tuy vậy, hãng này không cho rằng việc thay thế các bo mạch chủ Intel 6 sẽ gây tác động mạnh và tin rằng những sản phẩm P67/H67 hoàn hảo sẽ được tung ra sớm khi các chipset thế hệ B3 (đã sửa lỗi) được xuất xưởng. Những sản phẩm ECS “dính lỗi” được công bố gồm: P67H2-A(1.1), P67H2-A2(1.0), P67H2-A3(1.0), H67H2-M(1.1), H67H2-M3(1.0)

Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Ở mặt trận MTXT, nhiều thông báo thu hồi sản phẩm cũng được đưa ra. Toshiba là một điển hình khi đồng ý cho những khách hàng đã mua MTXT với Sandy Bridge có thể được hoàn lại tiền 100% nếu muốn. Khách hàng được khuyến cáo nên sao lưu toàn bộ dữ liệu và xóa các nội dung cá nhân trước khi gửi trả máy lại cho hãng. Một số dòng máy nằm trong diện có thể được trả lại gồm các mẫu như Satellite A660, 665, 665 3D, E350, L665, M645, Qosmio X500 Q930, X505 Q8100…

Người dùng… phải làm gì?

Trước động thái mạnh mẽ của các nhà sản xuất, người dùng đã mua các hệ thống Sandy Bridge dĩ nhiên có thể yên tâm chờ đợi xử lý vấn đề. Tuy nhiên, trong giai đoạn thay thế, họ sẽ phải ngừng sử dụng máy tính trong vài ngày tới vài tuần bởi không có bo mạch chủ. Chưa kể tới việc không phải ai cũng có đủ kiến thức cần thiết để tự tháo rời bo mạch chủ, gửi đi, nhận lại và lắp đặt như cũ. Bên cạnh đó, những ai đang lên kế hoạch mua sắm nền tảng mới này lại không thực sự may mắn cho lắm. Theo lộ trình của Intel đã đề cập ở trên, phải nhanh nhất là tới tháng 4/2011, những linh kiện thay thế mới sẵn sàng. Như vậy các đối tác sẽ phải mất thêm từ vài tuần cho tới vài tháng để có thể đưa ra các sản phẩm cuối thay thế cho người dùng (hoặc bán ra thị trường). Điều này rõ ràng… chẳng hay ho chút nào.

Thảm họa mang tên… Sandy Bridge

Dĩ nhiên, những ai không quá cầu kỳ về mặt kỹ thuật có thể đơn giản chỉ chuyển ổ cứng của mình sang cổng SATA 3 trên là có thể sử dụng thoải mái bởi các lỗi chỉ ảnh hưởng tới cổng SATA 2 dù bạn sẽ chẳng thoải mái gì khi biết mình đang phải “chung sống với lũ”. Điều duy nhất chúng ta có thể nói giờ đây chỉ có thể là: “Chúc Intel may mắn!

Thứ Hai, 14/02/2011 09:11
31 👨 438
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp