'Quả Táo' Mafia

Ở thung lũng công nghệ Silicon Valley (Mỹ), nền văn hóa “trái khoáy” của hãng máy tính Apple vượt qua tường rào của chính nó.

Dù có là chiếc di động cảm ứng iPhone của Apple hay trang chủ của Yahoo!, có đi đến tận những ngóc ngách của thế giới chăng nữa thì những sản phẩm được sáng tạo bởi các công ty ở Silicon Valley vẫn sẽ được thừa nhận ở bất kỳ đâu.

Tuy nhiên, trong cái thế giới nhỏ bé của Silicon Valley, các công ty vẫn thường được biết đến bởi những người đi ra từ đó hơn là những sản phẩm của họ.

Hãng dữ liệu khổng lồ Oracle biến những nhân viên tích cực thành chiến binh bán hàng “nuốt lửa” – những nguời liên tục xây dựng các tổ chức bán hàng trong các công ty lớn nhỏ.

Sun Microsystems quay như chong chóng những kỹ sư chuyên nghiệp về phần cứng và phần mềm – những người xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng cho các hãng Web như Google và Yahoo!

Tuy nhiên, gã khổng lồ nhất của Silicon Valley vẫn là Apple. Với thế giới, Apple nổi tiếng bởi những sản phẩm vượt thời gian và người sáng lập kiêm giám đốc điều hành huyênh hoang, Steve Jobs.

Trong Silicon Valley, Apple được biết đến là 'lò" đào tạo ra những nhà thiết kế công nghiệp dứt khoát, những chuyên gia thiết kế giao diện và những nhà kinh doanh thực dụng - những người có tài biến công nghệ thô thành những sản phẩm tinh xảo gây chấn động thị trường đại chúng. Có thể kể đến là Steve Perlman, người rời khỏi Apple năm 1990. Perlman đã giúp Apple phát triển mạnh công nghệ đa phương tiện sử dụng trong chiếc Macintosh màn hình màu (một trong những chiếc máy tính đầu tiên của Apple). Perlman hiện đang là giám đốc điều hành của Rearden LLC.

Perlman chia sẻ: “Tôi có thể kể với bạn là tôi không thể nhìn vào một màn hình hay một mẩu giấy mà không có thái độ đánh giá nghiêm trọng. Có quá nhiều kỹ sư không nghĩ được cách phải làm cho cái gói công nghệ mà họ sáng tạo ra có thể sử dụng được. Tôi chỉ quá nhạy cảm với nó mà thôi. Đó là một phần gen của tôi”.

Và rõ ràng, Apple đã tồn tại đúng như khẩu hiệu của hãng đặt ra: “Think Different” (Hãy nghĩ khác đi). “Ở một vài công ty khác, nó có thể sẽ là quá trình với rất nhiều thủ tục kiểm tra với người sử dụng” – tâm sự của Jennifer Kilian, người quản lý đội sáng tạo những sản phẩm có tính định hướng và bây giờ là giám đốc sáng tạo của Frog Design.

Nhưng ở Apple không như thế. Về điều này, một cách nào đó phải cảm ơn đến một phong cách không giống ai mà khởi nguồn từ ông Steve Jobs. Năm 1983, khi mà đội đang làm việc trên Mac thắc mắc với Jobs về một tiêu chuẩn mà họ nên đưa ra, thì Jobs đã trả lời rất đơn giản: Nhóm Beatles. Mà không chỉ là Beatles, cả Beatles trước đó. Chuyên viên thiết kế Clement Mok, người đã làm việc trên giao diện đầu tiên của Macintosh, đánh giá đây là một bước nhảy vọt.

Hai thập kỷ sau, Mike Janes, giám đốc điều hành của FanSnap, người đã quản lý cửa hàng trực tuyến của Apple trong suốt năm 2003 – nhớ lại việc Jobs đã đề cập đến những tình huống chính như là “một chuỗi đau đớn”. Mặc dù chúng có liên quan đến việc cắt giảm các bước cần thiết để làm một bộ phim gia đình hay mua một chiếc computer ở một cửa hàng của Apple nhưng Jobs vẫn tìm kiếm những cách thức quay về với đúng bản chất của nó.

Vì thế, nếu ngành công nghệ có một linh hồn thì những nhân viên của Apple sẽ là những người giữ linh hồn. Và một số công ty cũng đang cố gắng bắt chước một chút qua sự thành công của 2 công ty Cupertino và Calif-based bằng việc lôi kéo nhân viên của Apple.

Kết quả là: Những cựu nhân viên của Apple đã tạo một bước đột phá trong nỗ lực đưa những công nghệ mới tới tay người sử dụng đại chúng. Trong phần này, phải cảm ơn đến sự hỗn độn đã nhấn chìm Apple trong suốt những năm đầu 1990. Năm 1985, Jobs rời khỏi Apple và từ đó Apple đã sẩy chân.

Năm 1997, Jobs trở về, ổn định lại mọi thứ. Công ty đã thực sự “lột xác” bởi tài năng của một cá nhân. Và cũng từ đây, rất nhiều người bị kẹt ở Apple trong thập kỷ trước đã đủ giàu để có thể không bao giờ phải lo lắng về việc phải đi làm lại. Cổ phiếu của Apple tăng vọt lên 903% và đạt ngưỡng 94.53 USD/1 cổ phiếu trong thập kỷ qua.

Tất nhiên ở đây có ngoại lệ. Đáng chú ý nhất là Jon Rubinstein. Năm 2006, Palm mời Rubiinstein, người điều hành công việc kinh doanh iPod của Apple, về đảm nhiệm chức vụ chủ tịch điều hành trong cuộc chiến chế tạo smartphone. Từ đó đến nay, Rubinstein đã thu hút được một dòng chảy ổn định nhân viên Apple.

Tháng 12 năm 2007, Palm đã mời được Mike Bell, thành viên kỳ cựu của Apple với thâm niên 16 năm, về làm phó chủ tịch phát triển sản phẩm. Tháng 3 năm 2008, Palm đã chộp được một trong những nhân viên quảng cáo của Apple, Lynn Fox, người lãnh đạo trong nỗ lực quan hệ với công chúng của Apple.

Tháng này, việc Palm lôi kéo tiếp được kỹ sư thiết kế phần mềm Chuq Von Rospach của Apple để trở thành quản lý phát triển cộng đồng đã được công bố. (Sự thật trần trụi là Elevation Partners nắm giữ 25% vốn của Palm, cũng là cổ đông của công ty mẹ Forbes Media.)

Tuy vậy, nói tóm lại, dẫu cho việc Jobs vắng mặt trong 6 tháng vì lý do sức khỏe thì những nhân viên tốt nhất của Apple vẫn duy trì được phong độ của công ty.

Kawasaki có vài lời khuyên cho tình hình bắt đầu sa sút của công ty: "Hãy đối xử tốt với mọi người khi đang đà phát triển vì bạn sẽ cần họ khi tụt dốc".

Thứ Ba, 24/02/2009 08:11
31 👨 250
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp