Plasma “sinh tử” phụ thuộc vào Panasonic?

Pioneer và Vizio lần lượt tuyên bố “chia tay” với TV Plasma. Giới phân tích hoài nghi về số phận của công nghệ màn hình phẳng này. Có lẽ ngoài những vấn đề về cháy hình (burn-in) và ngốn điện của Plasma thì yếu kém trong khâu PR đã góp phần “đốt cháy” công nghệ này.

TV Plasma lớn nhất thế giới của Panasonic


Nếu như trước đây, lợi thế nhất của Plasma so với LCD là giá cả, đặc biệt là ở màn hình cỡ lớn. Tuy nhiên, ngày càng nhiều hãng chuyển sang sản xuất LCD, làm thay đổi cục diện. Từ đó, LCD đã qua mặt Plasma về giá cả cũng như độ phân giải.

Trước “thảm cảnh” của TV Plasma, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao để có thể cứu được công nghệ màn hình phẳng này? Việc sinh tử của Plasma giờ đây đang nằm trong tay của Panasonic - nhãn hiệu đã gắn bó từ lâu với dòng TV này. Mặc dù Samsung và LG cũng sản xuất rất nhiều TV Plasma, song cả hai dường như thân thiết hơn với TV LCD. Ngày “ra đi” của Pioneer đã để lại bao cảm xúc với những người hiểu đúng về giá trị của những chiếc TV chất lượng màn hình tốt. Nhiệm vụ “cứu vãn” Plasma đang đè nặng trên đôi vai Panasonic.

Có lẽ những động thái sắp tới của Panasonic sẽ được quan tâm hơn lúc nào hết. Sau đây là những gợi ý mà hãng sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản này nên làm để đưa Plasma trở về với thị trường:

1. Đưa lợi thế về giá trên một số dòng TV

Trong thời điểm này, TV tầm 42, 46, và 50 inch là dòng sản phẩm quan trọng nhất của Plasma. Vì thế, bắt buộc Panasonic phải tạo lợi thế về giá cả so với LCD. Mặc dù vậy, vấn đề đáng lo ngại là, nếu mọi giá trị của hai dòng TV này đều ngang nhau về kích thước, giá bán thì người dùng sẽ chọn LCD bởi sự phổ biến của nó.

Trong vài tuần tới, Panasonic sẽ tung ra loạt sản phẩm mới trong năm 2009. Hãy cùng chờ đợi để biết được khả năng tồn tại của TV Plasma.

2. Sản xuất TV cỡ lớn với giá hấp dẫn

Cuối năm nay, Panasonic sẽ ra mắt dòng TV TCP54S1 54 inch để cạnh tranh với TV LCD 55 inch sắp tiến vào thị trường. Trong khi đó, Hiện tại, Vizio - là kẻ vừa bỏ rơi Plasma - đã có phiên bản TV VF550XVT LCD 55 inch bán với giá 1.700 USD. Cuối năm nay, Vizio cũng sẽ tiếp tục ra phiên bản VF551XVT có đèn LED backlight với giá 1.999 USD.

Có thể thấy, áp lực về giá bán đang dồn về Panasonic.

Panasonic buộc lòng phải đưa ra TV 54 inch có cùng mức giá, hơn thế nữa, chất lượng hình ảnh cũng phải tốt hơn. Ngoài ra, nếu Panasonic hạ giá cho dòng TH-58PZ800U 58 inch từ mức 2.449 USD xuống dưới 2.000 USD thì thị trường sẽ dễ thở hơn. Hãng này cũng nên cố nhiều model lớn hơn nữa để đối đầu với các model 55 inch của TV LCD.

3. Chiến dịch marketing về lợi thế của Plasma so với LCD và khắc phục nhược điểm

Loại tấm màn hình NEO PDP mới tiết kiệm điện của Panasonic sẽ giúp TV Plasma có thể “vỗ ngực” trước LCD. Tuy nhiên, Panasonic nên khắc phục vấn đề về cháy hình (burn-in). Có lẽ, cách tốt nhất lúc này là nên có một chế độ bảo hành cho những TV có sự cố về cháy hình.

Ngoài ra, lợi thế của Plasma nên được quảng bá rộng rãi. Mặc dù ai cũng biết chất lượng hình ảnh của LCD ngày càng cải thiện nhưng trong “mặt trận” TV cỡ nhỏ thì Plasma vẫn thể hiện đẳng cấp hơn.

4. Không nên đầu tư nhiều vào dòng TV siêu mỏng

Sai lầm lớn của các hãng là cứ cho rằng người dùng đặc biệt quan tâm đến TV siêu mỏng, giảm 2-3 cm so với bình thường. Thực tế thì hầu hết khách hàng đều không muốn chi thêm tiền để tiết kiệm 1 vài cm của TV bởi không phải ai cũng muốn treo TV trên tường. Điều hấp dẫn với họ là độ rộng của TV. Với người dùng, TV màn hình phẳng bình thường đã là siêu mỏng với họ rồi. Thế nên, điều họ quan tâm là giá cả và chất lượng hình ảnh.

Thứ Tư, 18/02/2009 10:15
31 👨 181
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp