Nút Turbo trên các máy tính cũ dùng để làm gì?

Nếu đã mày mò máy tính từ những ngày khởi đầu của công nghệ này, bạn sẽ nhận ra trên thân máy thường xuất hiện nút có ghi Turbo. Nút này có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu.

“Ngày xửa ngày xưa”, các máy tính cá nhân thường có một nút Turbo đặt bên cạnh nút nguồn Power và nút khởi động lại Reset. Ngoài ra, thường trên vỏ máy còn có đèn LED nhỏ cho biết tần số đồng hồ của CPU đo bằng MHz hoặc hiển thị hi/lo cho biết CPU đang chạy ở chế độ nào.

Nếu bạn vội nghĩ tới những từ mà các nhà sản xuất chip ngày nay thường dùng để chỉ tốc độ khi ép xung CPU như Turbo hay Boost thì đừng nhầm. Vì thực ra, nút Turbo này có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại.

Thực tế chúng xuất hiện sau khi Intel phát hành vi xử lý 8086 đầu tiên, chạy ở tốc độ 4.77 MHz. Khi đó, nhiều phần mềm (đặc biệt là các game) được phát triển riêng cho từng máy riêng biệt, chạy trên từng tần số đồng hồ khác nhau.

Khi vi xử lý nhanh hơn xuất hiện, phần mềm chạy quá nhanh nên nút Turbo được dùng để làm máy chạy chậm lại cho tương thích với phần mềm, để nó có thể chạy bình thường.

Nút Turbo rất phổ biến trên các máy tính cổ đời xưa
Nút Turbo rất phổ biến trên các máy tính cổ đời xưa

Nút Turbo rất phổ biến trên các máy PC 286 và 386, ít phổ biến hơn trên PC 486 và hầu như không còn xuất hiện trên các máy chạy vi xử lý Pentium khi chúng xuất hiện ngày càng nhiều vào cuối những năm 90s.

Ai mà ngờ trên đời lại có một nút sinh ra để máy tính chạy chậm lại nhỉ? Theo thời gian, công nghệ ngày càng phát triển, những tính năng của ngày xưa lại trở nên thật lạ lẫm trong thế giới ngày nay.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 07/09/2018 06:02
52 👨 1.072
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ